Monday 16 December 2013

ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN PHẢI NGHIÊM KHẮC ĐỐI VỚI VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ NHÂN QUYỀN (Jared Genser và Greg McGillivary - The Diplomat)




Jared Genser và Greg McGillivary
The Diplomat

Biên dịch: Quỳnh Trâm
Tuesday, December 17, 2013

Ngoại trưởng John Kerry nên sử dụng chuyến công du của ông tới Việt Nam để nhắc nhở Hà Nội cải thiện tình trạng nhân quyền

Jared Genser và Greg McGillivary, The Diplomat

Ngày 13 tháng 12 năm 2013

Trong chuyến đi thứ tư của ông đến châu Á với tư cách của một Bộ Trưởng Ngoại Giao, trong tuần này ông John Kerry đến thăm Việt Nam để “làm nổi bật sự chuyển đổi đáng kể trong mối quan hệ song phương” giữa Washington và Hà Nội. Thật vậy, ngoài việc hợp tác an ninh, thương mại song phương đã được phát triển mạnh, tăng gần 60 phần trăm trong 5 năm qua đến 25 tỷ USD mỗi năm. Kể từ khi Hiệp định thương mại song phương năm 2001, Hoa Kỳ đã nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Bây giờ, cả hai nước đều tham gia vào cuộc đàm phán về Đối tác xuyên Thái Bình Dương thỏa thuận thương mại đa phương lớn. Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa có gì hứa hẹn, mà thực tế, tình trạng vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam ngày càng diễn ra nghiêm trọng.

Mặc dù Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ ý định giải quyết các mối quan tâm về nhân quyền trong quan hệ với Việt Nam, tình trạng nhân quyền lại có chiều hướng tồi tệ hơn trong những năm gần đây, đặc biệt là việc giam giữ tùy tiện để bịt miệng bất các nhà đồng chính kiến ​​dưới mi hình thc. Trong chuyến công du đến Việt Nam hồi năm ngoái, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cho rằng việc xúc tiến mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam cần phải ưu tiên giải quyết vấn đề nhân quyền tại Việt Nam như là một vấn đề trọng yếu nhất.  Không giống như quan hệ với Trung Quốc, Hoa Kỳ có đòn bẩy thực sự với Việt Nam, mà chủ yếu dựa vào một mối quan hệ song phương bền vững. Đây chính là thời điểm để đưa vấn đề nhân quyền lên hàng đầu trong chương trình nghị sự.


John Kerry : Con xin lạy các Bồ Già Việt Nam, xin các Bố Già cải thiện nhân quyền cho chúng con nhờ!

Theo Freedom House, Việt Nam, một đất nước có khoảng 90 triệu dân, là một đất nước hoàn toàn “không có tự do” và chính phủ thường xuyên đàn áp các quyền dân sự và chính trị cơ bản. Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn là chính đảng hợp pháp duy nhất. Không có bất cứ phương tiện truyền thông tự do và độc lập nào. Tự do lập hội và việc hội hoàn toàn bị nghiêm cấm. Chính phủ Việt Nam có một lịch sử lâu dài trong việc giam giữ các cá nhân thực hiện các quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tôn giáo, và trong những năm gần đây các vụ lạm dụng quyền lực của nhà nước để đàn áp nhân quyền càng ngày càng gia tăng. Tổ Chức Theo dõi nhân quyền đã tường trình rằng trong nửa đầu năm 2013, đã có hơn 50 nhà hoạt động dân chủ bị kết án trong các thử nghiệm chính trị, Con số đó đã vượt quá tổng số những trường hợp bị kết án trong cả các năm 2012.

Một trường hợp đáng quan ngại nhất là linh mục Công giáo Cha Ta-đê-ô Nguyễn Văn Lý, một nhà bất đồng chính kiến ​​hàng đầu ti Vit Nam, vi vai trò ca mình như là mt người đấu tranh cho t do tôn giáo và dân ch ti Vit Nam, Cha Lý đã tri qua khong 18 trong s 36 năm qua trong các nhà tù của cộng sản Việt Nam, và chính phủ đã tiếp tục nhiều lần lại bị bắt và giam giữ Cha Lý, mặc dù sức khỏe của Ngài hiện đã xấu đi sau khi ngài bị tai biến mạch máu não. Trong thập kỷ vừa qua, Nhóm Công Tác Liên hợp quốc về giam giữ tùy tiện đã có đến hai lần kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Linh Mục Nguyễn Văn Lý, bởi việc kết tội và giam giữ Cha Lý về tội tuyên truyền chống phá nhà nước là hoàn toàn không chính đáng.

Nhưng trường hợp của Cha Lý cũng không phải là trường hợp duy nhất. Đặc biệt là trong ba năm qua, việc giam giữ tùy tiện đã phát triển nhanh chóng. Sự gia tăng này không chỉ về số lượng các vụ bắt giữ, mà còn đa dạng hóa các trường hợp cá nhân bị giam giữ. Tù nhân không còn giới hạn trong phạm vi để bất đồng chính kiến ​​. Xu hướng bây gi đã m rng đến các nhc sĩ, các nhà báo t do, các lut sư và t chc công đoàn. Chng hn, vào tháng Hai năm 2010, hot động công đoàn độc lp Đoàn Huy Chương, Đỗ Th Minh Hạnh và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng đã bị kết án từ 7 đến 9 năm tù chỉ vì họ đã tổ chức Công Đoàn Độc Lập để bảo vệ người lao động tại một nhà máy sản xuất giày và phân phối các tờ rơi với những đòi hỏi chính đáng về quyền lợi của công nhân. Các phiên tòa xử kín ckisnnhaf cầm quyền cộng sản Việt Nam đã vi phạm các tiêu chuẩn xét ​​x công bng, chng hn như b cáo đã b t chi lut sư và b ngăn cn không cho phát biu để t bin h cho mình trong quá trình xét x.
Trong năm qua, nhóm công tác Liên Hiệp Quốc về giam giữ tùy tiện đã phát hiện  việc bắt và tạm giam của nhà cầm quyền CSVN là tùy tiện và vi phạm luật pháp quốc tế liên quan đến tự do lập hội và tự do bày tỏ chính kiến. Tệ hại hơn nữa, trong suốt quá trình giam giữ, nhà cầm quyền đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt man rợ đối với các phạm nhân như biệt giam, kéo dài thời gian tạm giam, tạm giữ, điều kiện ăn và kieejnheest sức tồi tệ, những nhà bất đồng chính kiến bị buộc phải lao động cưỡng bức và bị hành hung, đánh đập nhiều lần . Điều này đã dẫn đến vấn đề việc sa sút sức khỏe nghiêm trọng.

Trong khi tại Hà Nội, ông Kerry sẽ đưa ra ba thông điệp chính về nhân quyền. Thông điệp thứ nhất, Hoa Kỳ sẽ không xúc tiến quan hệ thương mại với Việt Nam trừ phi Việt Nam cho thấy có sự cải thiện đáng kể trong hồ sơ nhân quyền của mình, bao gồm cả việc trả tự do cho khoảng 120 của tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Thông điệp thứ hai, Hoa Kỳ sẽ không mở rộng quan hệ quân sự với Việt Nam sự trừ phi tình trạng nhân quyền được cải thiện thực sự. Và cuối cùng, ông Kerry sẽ thông báo cho Việt Nam rằng Bộ Ngoại giao có kế hoạch xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia đặc biệt quan tâm theo Đạo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế, như đã được khuyến cáo của Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, do đó Việt Nam sẽ có khả năng phải chịu các biện pháp trừng phạt.

Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã thể hiện nhiều thiện chí đối với Việt Nam, chứ không chỉ đơn thuần là giang tay ra để đón nhận Việt Nam hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Đến thời điểm này là thời điểm mà Việt Nam có thể phải nhận lãnh những hậu quả cho sự thất bại của mình về hành động buông xuôi của Việt Nam.

Jared Genser là một luật sư và là nhà sáng lập của Freedom Now, một tổ chức tìm cách để đảm bảo việc phóng thích các tù nhân lương tâm, kể cả những người được đề cập trong bài viết này. Greg McGillivary là một luật sư chuyên nghiệp bono và đối tác tại Woodley& McGillivary hỗ trợ Freedom Now về các trường hợp lao động Việt Nam các quyền của họ.

Biên dịch: Quỳnh Trâm


Nguồn : 
By Jared Genser and Greg McGillivary for The Diplomat
December 13, 2013


No comments:

Post a Comment

View My Stats