08-05-2012
Vòng 2 của cuộc bầu cử tổng thống Pháp cho nhiệm kỳ 2012-2017 đã
khép lại với thắng lợi của ứng cử viên đảng Xã hội (Parti Socialiste), ông
François Hollande. Tổng thống đương nhiệm, ông Nicolas Sarkozy thuộc đảng Tập
hợp phong trào Dân chúng (Union pour un Movement Populaire) đã không thành công
trong cuộc chạy đua vào điện Elysée cho nhiệm kỳ thứ 2. Sự thất bại của ông
cũng đã đặt ra nhiều câu hỏi cho tương lai của đảng UMP, trước mắt là cho cuộc
bầu cử vào Quốc hội diễn ra vào tháng 6 này.
Khắp nơi trên lãnh thổ Pháp, không khí của cuộc bầu cử ngay từ vòng 1 gồm 10 ứng cử viên đã diễn ra rất sôi động. Sự hiện diện của những ứng cử viên thuộc các đảng chính trị khác nhau, từ đảng Xã hội, đảng UMP, hay đảng Mặt trận Dân tộc (Front National) cho đến đảng trung lập Phong trào dân chủ (MoDem) hay đảng Mặt trận cánh tả (Front de Gauche)… đã lôi kéo sự chú ý của Liên minh châu Âu và các nước khác như Mỹ, Nhật hay Trung Quốc. Trong bối cảnh nền kinh tế và tài chính thế giới, đặc biệt châu Âu bị suy thoái một cách nghiêm trọng từ năm 2008, thì sự thay đổi khuynh hướng chính trị của đảng cầm quyền ở Pháp được xem là sự kiện có tầm ảnh hưởng không nhỏ đối với thế giới.
Khắp nơi trên lãnh thổ Pháp, không khí của cuộc bầu cử ngay từ vòng 1 gồm 10 ứng cử viên đã diễn ra rất sôi động. Sự hiện diện của những ứng cử viên thuộc các đảng chính trị khác nhau, từ đảng Xã hội, đảng UMP, hay đảng Mặt trận Dân tộc (Front National) cho đến đảng trung lập Phong trào dân chủ (MoDem) hay đảng Mặt trận cánh tả (Front de Gauche)… đã lôi kéo sự chú ý của Liên minh châu Âu và các nước khác như Mỹ, Nhật hay Trung Quốc. Trong bối cảnh nền kinh tế và tài chính thế giới, đặc biệt châu Âu bị suy thoái một cách nghiêm trọng từ năm 2008, thì sự thay đổi khuynh hướng chính trị của đảng cầm quyền ở Pháp được xem là sự kiện có tầm ảnh hưởng không nhỏ đối với thế giới.
Cử tri Pháp đã tham gia và theo dõi cuộc bầu cử với nhiều cảm xúc
khác nhau; một bên mong mỏi sự đổi mới sau những năm trì trệ, rạn nứt đầy bất
công với ông Sarkozy, bên kia là sự ủng hộ tuyệt đối dành cho ông tổng thống
đương nhiệm vì họ tin rằng chỉ có ông ta và cánh hữu mới đưa được nước Pháp ra
khỏi cuộc suy thoái kinh tế.
Sự phân tích nguyên nhân chiến thắng của đảng Xã hội hay những lý do thất bại của đảng UMP không nằm trong khuôn khổ của bài viết này. Tác giả chỉ muốn nêu lên những nhận định khách quan qua một cuộc bầu cử quan trọng bậc nhất trong một quốc gia dân chủ và từ đó có những cái nhìn cần thiết về trường hợp của Việt Nam.
Vượt lên trên những quyền lợi cá nhân hay chiến thắng của các đảng phái chính trị, đêm 6/5 vừa qua chính là thắng lợi của một nền dân chủ thật sự ở Pháp. Ở đó, kẻ thắng hay người thua đều có chung một mục đích tối thượng là đem lại sự phồn thịnh cho nước Pháp. Ở đó, bất kỳ một công dân nào cũng có quyền nói lên những suy nghĩ hay nguyện vọng của bản thân mình. Ở đó, mọi cử tri không phân biệt tuổi tác, màu da hay địa vị xã hội đều được góp phần vào việc định đoạt tương lai cho đất nước. Khi đảng UMP của tổng thống đương nhiệm không còn có khả năng đáp ứng những kỳ vọng của người dân (giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao sức mua của các tầng lớp trong xã hội, anh ninh ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hay đơn giản là sự bất đồng về phong cách điều hành đất nước của tổng thống đương nhiệm…) thì lập tức họ bị “trừng phạt” bằng những lá phiếu bãi bỏ sự tín nhiệm của các cử tri Pháp. Cũng như khi đảng Xã hội không đưa ra được dự án quan trọng và khả thi nào để kiến thiết và lãnh đạo quốc gia nên đã liên tục thất bại trong những cuộc bầu cử từ năm 1995 đến 2007.
Sự xuật hiện của những khuynh hướng chính trị khác nhau trong một xã hội chính là bài học căn bản cho những nền chính trị “độc tài” như ở Việt Nam. Không có lý do gì khi chỉ có duy nhất một đảng cầm quyền là đảng Cộng sản nắm vai trò lãnh đạo đất nước. Hiến pháp 1992, điều 4 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) là điều không thực tiễn trong bối cảnh hiện tại (ngay cả trong quá khứ, kể từ ngày miền Nam rơi vào tay Đảng CSVN). Người cộng sản không thể dựa vào những lý do đặc thù của nền văn hóa Việt hay sự ưu việt của nền chuyên chính vô sản để biện minh cho sự độc trị của mình. Ở những quốc gia tiến bộ trên thế giới, đa đảng là điều kiện tiên quyết cho nền móng của dân chủ. Sự đối lập của những đảng phái không cầm quyền đối với đảng lãnh đạo đất nước thúc đẩy sự cạnh tranh, sự đòi hỏi ngày càng hoàn thiện hơn trên mọi lĩnh vực. Quyền lãnh đạo đất nước phải được xác định bằng những cuộc bầu cử và chính lá phiếu sau cùng của mỗi công dân mới đem lại sự tín nhiệm cho sự lãnh đạo quốc gia của một đảng.
Ở Đức, ba đảng quan trọng trong đời sống chính trị là Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo (CDU), Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo (CSU) và đảng Xã hội (SPD). Ở Mỹ, hai đảng quan trọng thay nhau cầm quyền là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Đảng Bảo thủ và đảng Lao động cùng nhiều đảng khác ở Anh góp phần tạo nên một nền dân chủ kiểu mẫu ở châu Âu. Ở châu Á, Nhật Bản cũng luôn có những cuộc bầu cử dân chủ nhằm thay đổi các đảng cầm quyền (đảng Xã hội/DPJ, đảng Dân chủ Tự do/LDP,...)
Các quốc gia Đông Nam Á cũng dần dần trở thành những quốc gia dân chủ đáng lưu ý. Ở Miến Điện, chính quyền độc tài cũng đã chấp nhận cho bà Aung San Suu Kyi và các đảng đối lập được tham gia trong các cuộc bầu cử vừa qua. Tại Indonesia, dẫu cho có những mầm móng đe dọa về sự phát triển của các đảng phái Hồi giáo cực đoan, cũng đã duy trì được những cuộc bầu cử dân chủ. Cũng thế, tại Thái Lan, Malaysia, Singapore và ngay cả Cambodia cũng đã có bầu cử đa đảng từ nhiều năm qua. Tất nhiên, đây chưa phải là những nền dân chủ hoàn hảo, nhưng ít nhiều thì nó cũng góp phần mang lại quyền đi bầu nghiêm túc cho mọi công dân. Các đảng phái chính trị đối lập được tồn tại và ít nhiều được tham gia vào chính trường. Một nền dân chủ hoàn hảo là điều khó thấy ngay cả ở những quốc gia tiên phong trên con đường dân chủ hóa xã hội. Nhưng chấp nhận sự đối thoại trên con đường chính trị qua những luồng tư tưởng khác nhau là điều cần thiết đối với sự một quốc gia tiến bộ.
Việt Nam vào từng thời kỳ nhất định trong lịch sử cận đại cũng đã xuất hiện nhiều đảng phái chính trị khác nhau. Từ những năm đầu của thế kỷ 20, sự ra đời của các đảng Việt Nam Quang phục hội, đảng Việt Nam Độc lập, Việt Nam Quốc dân đảng… cho đến các đảng Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, đảng Cần lao Nhân vị hay đảng Dân chủ đã góp phần tạo nên một đời sống chính trị đa dạng. Một số đảng ra đời trong giai đoạn Pháp thuộc với mục đích giành lại sự tự do độc lập. Miền Nam ít nhiều đã được sống trong không khí dân chủ (dẫu không được ổn định vì tình trạng độc quyền, tham nhũng, bè phái giữa những đảng phái) qua các cuộc tổng tuyển cử, bầu cử.
Đảng CSVN cũng được hình thành qua sự sát nhập của nhiều đảng hay tổ chức khác nhau. Hơn ai hết, những người cộng sản Việt Nam thời đó hiểu rõ tầm quan trọng của các tổ chức, đoàn thể và các đảng phái liên minh trong công cuộc kháng chiến. Họ đã chinh phục được lòng yêu của một số tầng lớp nhân dân, muốn chống lại sự hiện diện của người Pháp để giải phóng dân tộc.
Đất nước Việt Nam không thuộc vào bất cứ đảng phái chính trị hay một thế lực nào. Tổ quốc và dân tộc phải được đặt lên trên những quyền lợi cá nhân hay đảng phái. Chính vì thế, đảng CSVN không thể nào tự cho mình độc quyền được “dẫn dắt”, “chèo lái” hay “lãnh đạo” đất nước. Sự đa đảng là điều không thể tránh khỏi nếu muốn dân tộc tiến bộ và trở nên một quốc gia dân chủ, độc lập đúng nghĩa (không bị chèn ép bởi các thế lực ngoại bang). Đảng CSVN cần phải tự hỏi mình đã làm được những gì (ngoài sự “thống nhất” hai miền mà họ vẫn thường tự ca ngợi) và đã thất bại ra sao trong suốt hơn 37 năm cầm quyền. Đã đến lúc Đảng CSVN cần trả lại những quyền lợi căn bản nhất của một công dân, đó là quyền tự do ngôn luận. Chứ không phải mỗi khi có bất đồng chính kiến thì bị chụp mũ phản động, âm mưu lật đổ chính quyền. Đã đến lúc mỗi cá nhân phải được quyền tham gia xây dựng tương lai của đất nước qua những cuộc bầu cử dân chủ. Không thể tiếp tục mãi những cuộc bầu bán rầm rộ, lấy lệ, khôi hài mà kết quả đã được thông qua bởi một số ít lãnh đạo chóp bu của đảng.
Hãy tạo nên một sự cạnh tranh “lành mạnh” giữa những đảng phái mang những màu sắc chính trị khác nhau. Chính sự cạnh tranh, đối lập, đôi lúc ồn ào đó mới chính là động lực cho sự xây dựng một quốc gia dân chủ. Đảng CSVN sẽ được nhiều hơn là mất dưới ánh mắt phán xét của Lịch sử dân tộc nếu họ chấp nhận đa đảng, chấp nhận những luồng tư tưởng khác nhau. Nếu họ cho rằng đa số người dân Việt Nam ủng hộ và tín nhiệm họ thì lẽ đương nhiên, thắng lợi sẽ thuộc về Đảng CSVN vì dân tộc không thể nhầm lẫn trước những sứ mệnh trọng đại. Ngược lai, hãy để người dân Việt trao trọng trách điều hành và lãnh đạo đất nước cho một đảng đối lập khác. Bài toán ấy đơn giản hay phức tạp tùy thuộc nhiều vào thái độ của ban lãnh đạo đương thời của đảng CSVN. Đã đến lúc họ cần phải tìm ra một lối thoát cho chính họ nếu không muốn mang trọng tội với dân tộc.
Bóng dáng anh lánh giềng phương Bắc vẫn đang bao trùm lên nền độc lập của đất nước. Chỉ khi nào Việt Nam trở nên một quốc gia dân chủ và phồn thịnh thì chúng ta mới có thể đối thoại một cách bình đẳng với các quốc gia khác.
Sự phân tích nguyên nhân chiến thắng của đảng Xã hội hay những lý do thất bại của đảng UMP không nằm trong khuôn khổ của bài viết này. Tác giả chỉ muốn nêu lên những nhận định khách quan qua một cuộc bầu cử quan trọng bậc nhất trong một quốc gia dân chủ và từ đó có những cái nhìn cần thiết về trường hợp của Việt Nam.
Vượt lên trên những quyền lợi cá nhân hay chiến thắng của các đảng phái chính trị, đêm 6/5 vừa qua chính là thắng lợi của một nền dân chủ thật sự ở Pháp. Ở đó, kẻ thắng hay người thua đều có chung một mục đích tối thượng là đem lại sự phồn thịnh cho nước Pháp. Ở đó, bất kỳ một công dân nào cũng có quyền nói lên những suy nghĩ hay nguyện vọng của bản thân mình. Ở đó, mọi cử tri không phân biệt tuổi tác, màu da hay địa vị xã hội đều được góp phần vào việc định đoạt tương lai cho đất nước. Khi đảng UMP của tổng thống đương nhiệm không còn có khả năng đáp ứng những kỳ vọng của người dân (giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao sức mua của các tầng lớp trong xã hội, anh ninh ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hay đơn giản là sự bất đồng về phong cách điều hành đất nước của tổng thống đương nhiệm…) thì lập tức họ bị “trừng phạt” bằng những lá phiếu bãi bỏ sự tín nhiệm của các cử tri Pháp. Cũng như khi đảng Xã hội không đưa ra được dự án quan trọng và khả thi nào để kiến thiết và lãnh đạo quốc gia nên đã liên tục thất bại trong những cuộc bầu cử từ năm 1995 đến 2007.
Sự xuật hiện của những khuynh hướng chính trị khác nhau trong một xã hội chính là bài học căn bản cho những nền chính trị “độc tài” như ở Việt Nam. Không có lý do gì khi chỉ có duy nhất một đảng cầm quyền là đảng Cộng sản nắm vai trò lãnh đạo đất nước. Hiến pháp 1992, điều 4 của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ công nhận vai trò lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) là điều không thực tiễn trong bối cảnh hiện tại (ngay cả trong quá khứ, kể từ ngày miền Nam rơi vào tay Đảng CSVN). Người cộng sản không thể dựa vào những lý do đặc thù của nền văn hóa Việt hay sự ưu việt của nền chuyên chính vô sản để biện minh cho sự độc trị của mình. Ở những quốc gia tiến bộ trên thế giới, đa đảng là điều kiện tiên quyết cho nền móng của dân chủ. Sự đối lập của những đảng phái không cầm quyền đối với đảng lãnh đạo đất nước thúc đẩy sự cạnh tranh, sự đòi hỏi ngày càng hoàn thiện hơn trên mọi lĩnh vực. Quyền lãnh đạo đất nước phải được xác định bằng những cuộc bầu cử và chính lá phiếu sau cùng của mỗi công dân mới đem lại sự tín nhiệm cho sự lãnh đạo quốc gia của một đảng.
Ở Đức, ba đảng quan trọng trong đời sống chính trị là Liên minh dân chủ Thiên chúa giáo (CDU), Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo (CSU) và đảng Xã hội (SPD). Ở Mỹ, hai đảng quan trọng thay nhau cầm quyền là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Đảng Bảo thủ và đảng Lao động cùng nhiều đảng khác ở Anh góp phần tạo nên một nền dân chủ kiểu mẫu ở châu Âu. Ở châu Á, Nhật Bản cũng luôn có những cuộc bầu cử dân chủ nhằm thay đổi các đảng cầm quyền (đảng Xã hội/DPJ, đảng Dân chủ Tự do/LDP,...)
Các quốc gia Đông Nam Á cũng dần dần trở thành những quốc gia dân chủ đáng lưu ý. Ở Miến Điện, chính quyền độc tài cũng đã chấp nhận cho bà Aung San Suu Kyi và các đảng đối lập được tham gia trong các cuộc bầu cử vừa qua. Tại Indonesia, dẫu cho có những mầm móng đe dọa về sự phát triển của các đảng phái Hồi giáo cực đoan, cũng đã duy trì được những cuộc bầu cử dân chủ. Cũng thế, tại Thái Lan, Malaysia, Singapore và ngay cả Cambodia cũng đã có bầu cử đa đảng từ nhiều năm qua. Tất nhiên, đây chưa phải là những nền dân chủ hoàn hảo, nhưng ít nhiều thì nó cũng góp phần mang lại quyền đi bầu nghiêm túc cho mọi công dân. Các đảng phái chính trị đối lập được tồn tại và ít nhiều được tham gia vào chính trường. Một nền dân chủ hoàn hảo là điều khó thấy ngay cả ở những quốc gia tiên phong trên con đường dân chủ hóa xã hội. Nhưng chấp nhận sự đối thoại trên con đường chính trị qua những luồng tư tưởng khác nhau là điều cần thiết đối với sự một quốc gia tiến bộ.
Việt Nam vào từng thời kỳ nhất định trong lịch sử cận đại cũng đã xuất hiện nhiều đảng phái chính trị khác nhau. Từ những năm đầu của thế kỷ 20, sự ra đời của các đảng Việt Nam Quang phục hội, đảng Việt Nam Độc lập, Việt Nam Quốc dân đảng… cho đến các đảng Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội, đảng Cần lao Nhân vị hay đảng Dân chủ đã góp phần tạo nên một đời sống chính trị đa dạng. Một số đảng ra đời trong giai đoạn Pháp thuộc với mục đích giành lại sự tự do độc lập. Miền Nam ít nhiều đã được sống trong không khí dân chủ (dẫu không được ổn định vì tình trạng độc quyền, tham nhũng, bè phái giữa những đảng phái) qua các cuộc tổng tuyển cử, bầu cử.
Đảng CSVN cũng được hình thành qua sự sát nhập của nhiều đảng hay tổ chức khác nhau. Hơn ai hết, những người cộng sản Việt Nam thời đó hiểu rõ tầm quan trọng của các tổ chức, đoàn thể và các đảng phái liên minh trong công cuộc kháng chiến. Họ đã chinh phục được lòng yêu của một số tầng lớp nhân dân, muốn chống lại sự hiện diện của người Pháp để giải phóng dân tộc.
Đất nước Việt Nam không thuộc vào bất cứ đảng phái chính trị hay một thế lực nào. Tổ quốc và dân tộc phải được đặt lên trên những quyền lợi cá nhân hay đảng phái. Chính vì thế, đảng CSVN không thể nào tự cho mình độc quyền được “dẫn dắt”, “chèo lái” hay “lãnh đạo” đất nước. Sự đa đảng là điều không thể tránh khỏi nếu muốn dân tộc tiến bộ và trở nên một quốc gia dân chủ, độc lập đúng nghĩa (không bị chèn ép bởi các thế lực ngoại bang). Đảng CSVN cần phải tự hỏi mình đã làm được những gì (ngoài sự “thống nhất” hai miền mà họ vẫn thường tự ca ngợi) và đã thất bại ra sao trong suốt hơn 37 năm cầm quyền. Đã đến lúc Đảng CSVN cần trả lại những quyền lợi căn bản nhất của một công dân, đó là quyền tự do ngôn luận. Chứ không phải mỗi khi có bất đồng chính kiến thì bị chụp mũ phản động, âm mưu lật đổ chính quyền. Đã đến lúc mỗi cá nhân phải được quyền tham gia xây dựng tương lai của đất nước qua những cuộc bầu cử dân chủ. Không thể tiếp tục mãi những cuộc bầu bán rầm rộ, lấy lệ, khôi hài mà kết quả đã được thông qua bởi một số ít lãnh đạo chóp bu của đảng.
Hãy tạo nên một sự cạnh tranh “lành mạnh” giữa những đảng phái mang những màu sắc chính trị khác nhau. Chính sự cạnh tranh, đối lập, đôi lúc ồn ào đó mới chính là động lực cho sự xây dựng một quốc gia dân chủ. Đảng CSVN sẽ được nhiều hơn là mất dưới ánh mắt phán xét của Lịch sử dân tộc nếu họ chấp nhận đa đảng, chấp nhận những luồng tư tưởng khác nhau. Nếu họ cho rằng đa số người dân Việt Nam ủng hộ và tín nhiệm họ thì lẽ đương nhiên, thắng lợi sẽ thuộc về Đảng CSVN vì dân tộc không thể nhầm lẫn trước những sứ mệnh trọng đại. Ngược lai, hãy để người dân Việt trao trọng trách điều hành và lãnh đạo đất nước cho một đảng đối lập khác. Bài toán ấy đơn giản hay phức tạp tùy thuộc nhiều vào thái độ của ban lãnh đạo đương thời của đảng CSVN. Đã đến lúc họ cần phải tìm ra một lối thoát cho chính họ nếu không muốn mang trọng tội với dân tộc.
Bóng dáng anh lánh giềng phương Bắc vẫn đang bao trùm lên nền độc lập của đất nước. Chỉ khi nào Việt Nam trở nên một quốc gia dân chủ và phồn thịnh thì chúng ta mới có thể đối thoại một cách bình đẳng với các quốc gia khác.
Hình ảnh của hàng trăm ngàn người dân Pháp xuống đường mừng thắng
lợi của đảng Xã hội hay những ánh mắt đượm buồn, những giọt lệ trên những khuôn
mặt của các cử tri đảng UMP chính là biểu tượng cho sự dân chủ. Quảng trường
Bastille đông kẹt người như sự khẳng định cho một chân lý: tự do, dân chủ của
mọi công dân là bất khả xâm phạm.
Sức chịu đựng của dân tộc có giới hạn và nó sẽ bùng nỗ một cách khủng khiếp. Bài học từ những cuộc cách mạng Hồi giáo ở Tunisie và Ai Cập vẫn còn đó.
Sức chịu đựng của dân tộc có giới hạn và nó sẽ bùng nỗ một cách khủng khiếp. Bài học từ những cuộc cách mạng Hồi giáo ở Tunisie và Ai Cập vẫn còn đó.
Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập, chú thích và minh hoạ
.
.
.
No comments:
Post a Comment