Phạm
Quang Tuấn
29-5-2012
Ông
Trương Nhân Tuấn không đáp ứng thỏa đáng được điểm nào trong bài trước của tôi.
1. So sánh khập
khiễng để chứng minh rằng Scarborough Reef đủ lớn để được vùng Đặc quyền kinh
tế
Ông
Trương Nhân Tuấn (TNT) bảo ông không hề nói rằng Scarborough Reef đủ lớn để
được vùng Đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, ông đã viết: “Các thí dụ ở trên cho
thấy một đảo, đá, có thể không có người sinh sống và nền kinh tế tự túc, đôi
khi vẫn có hiệu lực đầy đủ về ZEE và thềm lục địa. Nếu so sánh các đảo HS và
TS, thậm chí bãi cạn Scarborough với các đảo trên, đồng thời xét qua các án lệ
về chủ quyền và tình trạng pháp lý của các đảo, thì các đảo HS, TS hay bãi cạn
Scarborough có thể được xem là ‘lãnh thổ’. Từ đó một nước có thể chiếm hữu, có
thể đòi hiệu lực về ZEE và thềm lục địa”.
Viết
như vậy là để làm gì nếu không phải là để chứng minh rằng Scarborough Reef đủ
lớn để được vùng đặc quyền kinh tế?
2. Đưa sự kiện sai
lạc về diện tích các đảo Trường Sa
TNT
công nhận ông viết sai nên đáng lẽ không cần phải bàn thêm. Tuy nhiên, TNT đổi
“Đá này còn nhỏ hơn bất kỳ đá nào ở Trường Sa” thành “Đá này còn nhỏ
hơn bất kỳ đảo nào ở TS” thì vẫn sai, vì vẫn có những đảo nhỏ hơn ở TS như
đảo Bình Nguyên (0,57 ha), đảo Sinh Tồn Đông (0,8 ha), đảo Trường Sa Đông (rất
nhỏ).
3. Sai lầm về quan
điểm của Phi về EEZ của Scarborough Reef
TNT
cho rằng việc Quốc hội Phi thông qua đạo luật coi Scarborough Reef là “regime
of islands” có nghĩa là Phi cho rằng Scarborough Reef có thể có EEZ, và do đó
Bộ Ngoại giao Phi nói sai khi tuyên bố là Scarborough Reef không thể có EEZ.
Thật là chuyện động trời nếu một trang mạng chính thức của Bộ Ngoại giao Phi
lại ngang nhiên tuyên bố một điều ngược với luật pháp Phi, nhất là khi con mắt
thế giới đang đổ dồn vào đó! Thực ra, lý do giản dị là TNT chưa hiểu chữ
“regime of islands”. UNCLOS nói về regime of islands rất ngắn, xin trích nguyên
văn:
Article
121
Regime
of islands
1.
An island is a naturally formed area of land, surrounded by water,
which
is above water at high tide.
2.
Except as provided for in paragraph 3, the territorial sea, the
contiguous
zone, the exclusive economic zone and the continental shelf of an
island
are determined in accordance with the provisions of this Convention
applicable
to other land territory.
3.
Rocks which cannot sustain human habitation or economic life of
their
own shall have no exclusive economic zone or continental shelf.
Tức
là, theo UNCLOS, những đá ở khoản 3 vẫn thuộc Regime of islands nhưng không có
EEZ hay thềm lục địa. Như vậy, việc Bộ Ngoại giao Phi tuyên bố Scarborough Reef
không có EEZ hay thềm lục địa hoàn toàn không có gì trái ngược với luật về
Regime of islands của Phi. Bộ Ngoại giao Phi không nói sai, ông TNT mới là nói
sai.
Tôi
tự hỏi tại sao TNT lười biếng đọc đến nỗi viết lách, tranh luận về biển đảo mà
không đọc nổi dưới 90 chữ về Regime of islands của UNCLOS?
4. Hiểu lầm thuật
ngữ “Area” (Vùng) trong UNCLOS
TNT
viết: “Không hề có vấn đề ‘hiểu lầm thuật ngữ Area’ trong bài viết của tôi.
Chữ ‘Vùng’ tiếng Việt và chữ ‘Area’ tiếng Anh, tôi viết hoa để trong ngoặc kép”.
Nếu quả thật là TNT không hiểu lầm, tức là nếu ông biết sự khác biệt giữa
“area” không viết hoa (vùng, khu vực) và “Area” viết hoa (chỉ các vùng biển
chung của nhân loại), thì tại sao, khi bàn về chữ “area” không viết hoa trong
lá thư của các nhân sĩ, ông lại đem chữ “Area” viết hoa ra giải thích? Lá thư
của các nhân sĩ có đả động gì tới “Area” viết hoa đâu?
TNT
viết: Chữ ‘Vùng’ tiếng Việt và chữ ‘Area’ tiếng Anh, tôi viết hoa để trong
ngoặc kép”. Thử xem lại ông đã viết ra sao trong bài “Hiểu thế nào về nội
dung của bản tuyên bố ủng hộ Phi Luật Tân trong tranh chấp Trung-Phi tại bãi
cạn Scarborough?”:
Trong
bộ Luật biển 1982, thuật ngữ “area“ được định nghĩa như sau:
“Area”
means the seabed and ocean floor and subsoil thereof, beyond the limits of
national jurisdiction;. Được dịch ra tiếng Việt là: “Vùng” là đáy biển và lòng
đất dưới đáy biển nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia;
“Vùng
– area” ở đây không dính dáng gì đến “ZEE và thềm lục địa”, đơn giản vì
nó “nằm bên ngoài giới hạn quyền tài phán quốc gia”.
Trong
đoạn trên chữ area hiện ra ba lần. Chỉ một lần nó được viết hoa là vì hiện ra ở
đầu câu, TNT bám víu vào đó mà chống chế một cách gượng ép: “tôi viết hoa để
trong ngoặc kép”. Nhưng hai lần kia (và nhiều lần trong các đoạn khác) thì ông
đâu có viết hoa? Cho thấy chỉ là sự lấp liếm một cách vụng về để che đậy sai
sót.
Trong
thư vừa rồi TNT lại viết: “Vấn đề ở đây là không hề có qui ước nào cho chữ
‘area – vùng’ để chỉ ‘vùng kinh tế đặc quyền’, như trong bài ông Dương Danh Huy
đã viết”. Tuy nhiên thư của các nhân sĩ viết “the Panatag Shoal area”
(“area” không viết hoa, tức là theo nghĩa thường ngày) thì đã rõ ràng chứ còn
cần theo qui ước nào nữa? Không những thế, tôi đã chỉ ra rằng ngay UNCLOS đã
viết “The exclusive economic zone is an area beyond and adjacent to the
territorial sea” (Điều 55), mà TNT vẫn khăng khăng là không được dùng chữ area
để chỉ vùng kinh tế đặc quyền thì không hiểu ông nghĩ gì?
TNT
viết thêm: “the sovereign rights of the Philippines in the Panatag Shoal
area – quyền chủ quyền của nước Cộng hòa Philippines trong khu vực Panatag
Shoal” trong bản tuyên bố. từ hai thí dụ trên, thuật ngữ ‘quyền chủ quyền’ ở
đây được sinh ra từ Panatag Shoal chứ không phải sinh từ đảo Luzon”. Đây là
một suy diễn không có cơ sở. Quyền chủ quyền (EEZ, TLĐ) có thể phát sinh từ
nhiều chỗ. Chỉ khi nào người ta viết “the sovereign rights of thePhilippines
generated by the Panatag Shoal” (quyền chủ quyền của nước Cộng hòaPhilippines
phát sinh từ Panatag Shoal) thì mới có thể suy diễn như vậy. Trang của Bộ Ngoại
giao Phi cũng đã khẳng định rằng EEZ và TLĐ ở vùng Panatag Shoal không phải là
do Panatag Shoal (mà là do EEZ của Phi, tính từ đường cơ bản – baseline – của
Phi quanh đảo Luzon):
Obviously
therefore, the rocks of Bajo de Masinloc is also within the 200 NM Exclusive
Economic Zone (EEZ) and 200 NM Continental Shelf (CS) of the Philippines.
(Do
đó, rõ ràng những đá ở Bajo de Masinloc cũng nằm trong vùng 200 hải lý đặc
quyền kinh tế (EEZ) và 200 hải lý thềm lục địa của Philippines.)
Và:
The
basis of Philippine sovereignty and jurisdiction over the rock features of Bajo
de Masinloc is distinct from that of its sovereign rights over the larger body
of water and continental shelf.
(Cơ
sở của chủ quyền và quyền tài phán của Philippines trên các đá ở Bajo de
Masinloc khác với cơ sở quyền chủ quyền của Phi đối với vùng nước và thềm lục
địa lớn hơn [quanh đó].)
5/ Lẫn lộn giữa “Chủ
quyền” và “Quyền chủ quyền”
TNT
bảo ông không lẫn lộn giữa “Chủ quyền” và “Quyền chủ quyền”, nhưng trong khi
thư của các nhân sĩ nói rằng họ ủng hộ “quyền chủ quyền” thì TNT lại bảo – thậm
chí dẫn trong ngoặc kép – rằng họ ủng hộ “chủ quyền”!
TNT
viết thêm: “Thuật ngữ ‘sovereign rights – quyền chủ quyền’ ở đây được sinh
ra từ việc Phi có chủ quyền ở Panatag Shoal. Chỉ khi có chủ quyền ở một vùng
lãnh thổ (giáp biển) thì mới có thể có lãnh hải, vùng ZEE, thềm lục địa.”
Điều này lại sai nữa, vì dù Phi không có chủ quyền ở Panatag Shoal, họ vẫn có
quyền chủ quyền, tức là quyền khai thác EEZ và thềm lục địa, ở khu vực (chung
quanh) Panatag Shoal, vì Panatag Shoal nằm gọn trong EEZ của đảo Luzon của Phi.
Điều này nói rõ trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Phi, đã trích ở trên.
6. Trích dẫn sai lạc
TNT
bảo rằng ông không hề có việc trích dẫn sai lạc, nhưng trong khi thư của các
nhân sĩ viết “hoàn toàn ủng hộ quyền chủ quyền và các hành động bảo vệ quyền
chủ quyền” của Phi mà ông dẫn trong ngoặc kép là “ủng hộ hoàn toàn các hành
vi bảo vệ chủ quyền của Phi” thì ta phải nghĩ sao? Trong học thuật có
những quy ước về dẫn chứng mà chúng ta không thể không tôn trọng, huống chi sự
khác biệt giữa “chủ quyền” và “quyền chủ quyền” rất quan trọng ở đây.
7. Hiểu sai nghĩa từ
“support”
Ông
TNT vẫn khăng khăng rằng ông không hiểu sai, và “dầu thế nào thì ý nghĩa của
‘support – supporter – soutenir’ không hề là ủng hộ ‘miệng’.” Như vậy là
ông chưa bao giờ nghe nói tới “moral support”? Đề nghị ông TNT xem ở đây: http://en.wikipedia.org/wiki/Moral_support,
hoặc đi học một lớp Anh ngữ. Không hiểu ông vụng về chống chế như vậy để mong
lừa dối được ai, vì độc giả hầu hết đủ trình độ Anh hay Pháp ngữ để hiểu những
từ này, và hầu hết đều là “supporter” (Anh) – “supporteur” (Pháp) của một đội
thể thao nào đó!
8. Vài điểm khác
TNT
phàn nàn tại sao tôi lại bàn về bài “Tranh chấp Trung-Phi tại bãi cạn
Scarborough” của ông viết trước khi có lá thư của các nhân sĩ. Xin ông xem lại
tựa bài của tôi: “Những sai sót trong các bài về Scarborough Reef của ông
Trương Nhân Tuấn”. Với tiêu đề đó thì tôi bàn về bài trên của TNT có gì là
sai? Tuy không nói về lá thư, nhưng bài đó viết để chỉ trích những hành động
của trí thức Việt Nam đã “lao nhao” ủng hộ Phi trong tranh chấp Scarborough
Reef, tức là những hành động hoàn toàn phù hợp với lá thư.
Cuối
cùng, TNT viết: “Và tôi cũng không hiểu vì sao ông PQ Tuấn và Dương Danh Huy cố
gắng gán cho các đảo HS và TS của VN một giá trị của hòn đá (chỉ có lãnh hải 12
hải lý) trong khi các nước khác, Phi, TQ… đều cho các đảo này có hiệu lực “đảo”
(tức có lãnh hải, thềm lục địa và ZEE)?”.
Thật
ngạc nhiên khi tự dưng TNT đem chuyện HS, TS vào đây trong khi đang bàn về
bãiScarborough. Việc các đảo HS – TS có EEZ hay không, nếu có thì có bao nhiêu,
đảo nào có, lợi hại cho Việt Nam ra sao, v.v. là những vấn đề vô cùng rắc rối,
không thể bàn trong vài chữ ở đây được. Tôi e rằng TNT đang cố gắng đánh lạc
đề!
P.Q.T.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN
---------------------------------------
THEO DÒNG THỜI SỰ :
Trương Nhân Tuấn - 28/05/2012
Phạm Quang Tuấn - 27-5-2012
Trương Nhân Tuấn - May
25, 2012 3:28 PM
Dương
Danh Huy - 25-5-2012
Bauxite VN -
23-5-2012
BBC -
21-5-2012
RFI -
21-5-2012
Thư gửi Ngài Jerril Galban Santos, Đại sứ Đặc mệnh
toàn quyền nước Cộng Hòa Philippines tại Việt Nam
Posted
by basamnews
on 21/05/2012
Nguồn
: Boxitvn
Trương Nhân Tuấn - May
17, 2012 2:52 PM
điêu khắc lông mày nữ
ReplyDeletedieu khac tham my nam
dieu khac chan may dep
dieu khac chan may phong thuy
điêu khắc chân mày phong thủy
dieu khac tham my
điêu khắc thẩm mỹ
điêu khắc chân mày đẹp
dieu khac chan may nam o dau dep
điêu khắc chân mày nam ở đâu đẹp