Nguyên
Huy/Người Việt
Tuesday,
May 29, 2012 5:32:51 PM
WESTMINSTER - Ðại hội cựu tù Thanh
Cẩm kỳ II vừa diễn ra trong hai ngày 26 và 27 tháng 5 tại miền Nam California.
Tiền đại hội được tổ chức tại Garden Grove Park vào sáng Thứ Bảy; Ðại hội chính
thức diễn ra vào tối Chủ Nhật tại nhà hàng Seafood Palace 2 trên đường Beach
trong thành phố Garden Grove.
Nhà
báo Phạm Phú Minh (trái) và nhà báo Ðỗ Tăng Bí, hai cựu tù Thanh Cẩm, đang tìm
lại những di tích tháng năm trong ngục tù cộng sản trên những bức hình mới chụp
khu trại tù Thanh Cẩm ngày xưa. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Khoảng
gần 200 anh em cựu tù Thanh Cẩm từ nhiều nơi về tham dự, như Ðặng Hữu Chí ở
Seattle, Trần Thanh Tùng ở Colorado, Trần Tấn Du ở North Carolina, Nguyễn Ðức
Quỳnh ở Florida, Trần Minh Hồng, Trần Tình ở Massachusett, Trần Tường và Huỳnh
Tấn, Ðinh Gia Hùng ở Texas, Phan Tấn Thông ở Utah, Nguyễn Như Lam ở Virginia,
Nguyễn Thế Hùng ở Washington State, Trần Ðình Vinh, Trần Hữu Nghĩa ở San
Diego...
“Ðó
là những người đã từng có những năm tháng chia bùi sẻ ngọt với nhau,” trưởng
ban tổ chức Lê Sơn nhấn mạnh, và tiếp: “Chúng ta cũng không thể quên được những
người vợ tù, tất cả các chị cũng đã chia bùi sẻ ngọt với chúng ta trong suốt
một thời gian hàng chục năm trời đằng đẵng, trong cảnh sống bị o ép, hăm dọa,
phân biệt đối xử...”
Ban
tổ chức cũng không quên nhắc nhở đến ký giả Ðỗ Dzũng cũng có mặt trong buổi hội
ngộ này. Ðỗ Dzũng, vào những năm thập niên 1980s, còn nhỏ tuổi, đã giúp mẹ
quyên góp quà trong cộng đồng Công Giáo rồi thức đêm thức hôm gói từng gói quà
lặn lội nhiều lần mang tới gửi vào trại cho các linh mục Tuyên Úy. Các vị này
khi nhận được quà đã một phần “hối lộ” cho cai tù để mua sự thoải mái sinh hoạt
cho anh em và một phần mang chia sớt cho anh em cùng lán trại.
Lần
đại hội này, theo nhà báo Phạm Phú Minh, người được anh em cử phụ trách tờ đặc
san của Gia Ðình Thanh Cẩm đại hội kỳ II, thì “chúng ta gặp gỡ nhau lần này
không nhắc lại những khổ nhục mà chúng ta đã phải trải qua vì chúng ta đã nói
đến quá nhiều rồi. Do đó, nội dung của tờ đặc san của chúng ta lần này có chiều
hướng mới là chỉ nhắc đến sức chịu đựng, sự sáng tạo để chúng ta vượt qua được
những tháng năm đen tối để sống còn được tới ngày nay.”
Giới
thiệu về cuốn đặc san này, ông Phạm Phú Minh đã chỉ ngay lên tấm hình được
phóng lớn trên sân khấu, cũng là bức hình trên tờ bìa Ðặc San. Với những ai
không ở tù Thanh Cẩm thì có lẽ sẽ “vô cảm” trước bức hình này vì chỉ là sông và
núi với rừng già. Nhưng với những người tù Thanh Cẩm thì ai nấy đều xúc động
khi nhìn thấy lại dòng sông ấy, ngọn núi “có lỗ” kia, những khu rừng âm u bí
hiểm. Ðó là cả một hoang địa ngày nào cả mấy ngàn tù nhân đã đổ biết bao mồ hôi
lao động “cải tạo” và nước mắt “nín nhịn” qua sông để cải tạo đất đai thành
những ruộng khoai nương sắn. Này, đây là bờ sông nơi mà anh em lao động về được
quản giáo cho xuống tắm 15 phút. Nước sông Mã từ nguồn trong tỉnh Lai Châu rừng
sâu nước độc chảy qua Lào qua Thanh Hóa, đã tạm rửa đi mỗi ngày những cực nhục
của những con người ngã ngựa, phải chịu những cảnh “Hàn Tín luồn trôn” để mong
một ngày phục hận.
Ngày
ấy dù mơ hồ vì “tù cải tạo thì biết thuở nào ra,” nhưng ai nấy đều tin rằng có,
và vẫn thầm bảo nhau “không lẽ đời ta mãi thế này.” Kìa là khu trại Thanh Cẩm
với bốn bức tường cao bao quanh. Mờ mờ là cái cổng trại một cửa lớn và hai cửa
nhỏ hai bên biết bao lần anh em lao động về phải đi qua để vào các “chuồng
trại” bên trong, chờ một bữa ăn khoai sắn lát mốc với lưng bát nước muối mà
cũng không đủ no để chìm vào những đêm tối mơ màng một bữa ăn có cơm trắng và
một đĩa trứng chiên vàng ngậy...
Cho
nên, trong buổi họp mặt, lúc bán đấu giá 4 bức hình cảnh cũ để gây quĩ cứu trợ
anh em bên nhà thì không khí sôi nổi hẳn lên. Tiếng trả giá thi nhau leo lên
từng bậc. Có lúc chỉ cách nhau một vài đô la, nhưng rồi dồn dập hàng chục, hàng
trăm đô la. Vui nhất là bức hình núi “có lỗ” (“Hang Cháy,” mà người dân tộc đã
đốt khi khai thác vùng núi này) đã được bán đi bán lại đến ba lần vì người đấu
giá được đã tặng lại ban tổ chức khiến ban tổ chức cho đấu giá lại mà vẫn...
đắt hàng.
Lược
sơ nội dung tờ đặc san thấy có nhiều bài viết thật giá trị, xứng đáng là một
tập sử liệu cho người cựu tù Thanh Cẩm, nhất là cho con em trong các thế hệ sau
khi muốn tìm hiểu về cha anh mình.
Ðặc
San Cựu Tù Thanh Cẩm nhân Ðại hội II dù chỉ gần 150 trang khổ báo Tabloid nhưng
đã gói được rất nhiều chuyện trong tù cải tạo không chỉ là riêng của Thanh Cẩm
mà là của chung của “quần đảo Goulag Việt Nam.” Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn,
chuyện miếng ăn trong tù cải tạo của cộng sản cho đến những sinh hoạt tranh đấu
ngấm ngầm của những người tù bất khuất đều được ghi nhận viết lại rất ngắn gọn
nhưng thật đầy đủ, chi tiết.
Cựu tù nhân Thanh Cẩm sôi nổi
tham gia đấu giá 4 bức hình ghi lại “cảnh cũ” nhưng là “người nay.” (Hình:
Nguyên Huy/Người Việt)
Cho
biết về sinh hoạt của Gia Ðình Thanh Cẩm, anh Dư Văn Hạ kể: “Chúng tôi đã phối
hợp với nhau từ những ngày ra khỏi nhà tù cộng sản nhưng chỉ phát triển được
khi ra đến hải ngoại. Mỗi năm anh em Thanh Cẩm ở California thường có một vài
lần họp mặt tại tư gia của nhau. Lâu lâu mới có cuộc hội ngộ toàn thế giới như
thế này. Hiện chúng tôi đã qui tụ được khoảng ba trăm anh em ở khắp mọi nơi hải
ngoại có tên tuổi địa chỉ rõ rệt để liên lạc. Chúng tôi thường xuyên liên lạc
với nhau trong quan hôn tang tế, thăm hỏi nhau về tình trạng sức khỏe và gia
cảnh. Một quĩ tương trợ đã được lập ra, vừa để đáp ứng quan hôn tang tế trong
Gia Ðình Thanh Cẩm, vừa để giúp đỡ cho anh em Thanh Cẩm còn ở trong nước khi
ngặt nghèo. Tình Thanh Cẩm của chúng tôi là thứ tình khó diễn tả lắm anh ạ, vì
nó không có được trong đời sống xã hội thường ngày.”
Thanh
Cẩm là một trong hàng trăm trại tù của cộng sản VN mở ra sau khi họ cưỡng chiếm
được miền Nam, nhằm để cô lập, triệt hạ dần những mầm mống có thể làm tổn hại
đến chế độ. Trại tù Thanh Cẩm cũng là một trong những trại cộng sản giam giữ
nhiều thành phần cao cấp trong chế độ VNCH. Thanh Cẩm cũng giam giữ khoảng hơn
100 thành viên Phục Quốc mà hầu hết khi vào tù mới chỉ ở tuổi chưa đến 20.
–––
Liên
lạc tác giả: NguyenHuy@nguoi-viet.com
dieu khac chan may
ReplyDeletedieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày
dieu khac long may nam
dieu khac long may nu