30.05.2012
Nạn diệt chủng ở
Campuchia do Khmer Đỏ gây nên từ tháng 4-1975 đến đầu năm 1979 là một sự kiện
kinh hoàng trong lịch sử nhân loại. Đã có bộ phim thời sự “Cánh đồng chết” -
The Killing Field - ghi lại theo ngôn ngữ điện ảnh, dựng lại những thảm cảnh
tận cùng man rợ của con người đối với đồng loại của mình, nhân danh một chủ
nghĩa cộng sản đầy tràn thú tính. Thật là quá ít khi trí nhớ nhân loại cần ghi
sâu những tội ác kinh hoàng để không cho tái phạm thêm một lần nữa. Cần nhất là
tác phẩm văn học.
Mới đây, tại Pháp xuất hiện một cuốn sách sớm gây chấn động dư luận. Đó là cuốn “Thủ Tiêu” - “l’Élimination” của một nhà văn, nhà điện ảnh Campuchia, do nhà xuất bản lớn “Grasset” xuất bản, 332 trang, phát hành từ tháng 3-2012.
Tác giả có lý lịch thật độc đáo, bảo chứng cho giá trị cũng độc đáo của cuốn sách. Đó là ông Krithy Panh, sanh ngày 18 tháng 4 năm 1964 ở thủ đô Pnom Penh, mới 48 tuổi, trong một gia đình trí thức lớn có truyền thống theo văn hóa Pháp từ thời Campuchia còn là thuộc địa Pháp. Bố, mẹ, chú, bác, anh, chị em ruột và anh chị em họ của ông đều bị Khmer Đỏ giết hoặc đày đọa đến chết, ngay trước mắt của ông, từ ngày 17 tháng 4 năm 1975, khi quân của họ tràn vào Pnom Penh, cho đến tháng 12 năm 1978, - khi quân đội Việt Nam tiến công vào, quân lính Khmer Đỏ cùng cố vấn quân sự Trung Quốc bỏ chạy sang Thái Lan.
Ngày hôm sau, khi “dân loại 2» ở Pnom Penh và các thành phố, thị trấn bị đuổi hết về nông thôn cho “dân loại 1» cai quản, lại chính là ngày kỷ niệm sinh nhật của cậu bé Krithy Panh tròn 11 tuổi. Dần dần người thân xa gần của cậu bé Krit Panh bị ốm bệnh, ốm đói, bị đâp vỡ sọ qua thẩm vấn, trên các công trường thủy lợi, cậu bé côi cút ghi vào trong bộ não non nớt của mình không biết bao nhiêu cảnh kinh hoàng, cho đến ngày cậu bị trôi dạt sang Thái Lan vào đầu năm 1979, để rồi sau đó được may mắn đưa sang Pháp, khi 15 tuổi.
Krithy Panh được cộng đồng Khmer và chính quyền Pháp nuôi dưỡng, cho ăn học chu đáo và thành tài. Năm 1985, khi 21 tuổi, anh tốt nghiệp Học viện cấp cao điện ảnh Pháp - Institut des Hautes Études Cinématographiques, vừa chuyên viết kịch bản phim phóng sự, vừa quay và dựng phim, anh còn làm diễn viên điện ảnh khi cần. Anh nói và viết tiếng Pháp trôi chảy như một trí thức Pháp.
“Những con người của đồng ruộng”, “Một buổi chiều sau chiến tranh”, “S21, bộ máy của Khmer Đỏ” là những bộ phim phóng sự đầu tay của Krithy Panh, đều được khen thưởng.
Tất cả sáng tác của Krith Panh đều nói về cuộc diệt chủng ở quê hương anh, trong 4 năm cai trị của Khmer Đỏ, dưới cái tên hiền lành là “Campuchia Dân chủ”.
Krithy Panh kể rằng tâm trạng anh trải qua nhiều dằn vặt âm thầm mà dữ dội. Vừa muốn quên đi những năm tháng kinh hoàng để không bị quá khứ đau thương đầy chết chóc ám ảnh ngày đêm, có khi nửa đêm tỉnh dậy hốt hoảng tưởng như còn ở thời diệt chủng; lại có lúc muốn nhớ lại hết, ghi lại hết, kể lại hết những tội ác đã chứng kiến, coi đó là nghĩa vụ đối với đồng bào mình, anh chị em, bố mẹ mình đã bị giết một cách thảm thương.
Thế rồi anh đã trở về Pnom Penh, trở về nước đang hồi sinh, gặp lại đồng bào mình và tự nhủ không thể quên lãng. Anh hiểu rõ mình là một chứng nhân quý hiếm của lịch sử hiện đại Khmer. Anh trở lại chùa Tháp Angkor, trở lại những cánh đồng chết chóc năm xưa, trở lại nơi có ngôi nhà ấm cúng xưa kia của gia đình ở giữa thủ đô Pnom Pênh, anh nhớ lại những năm tháng kinh hoàng của anh giữa tuổi thiếu thời, chết đi sống lại nhiều lần, từ khi 11 đến 15 tuổi. Anh nghiền ngẫm về cái sống và cái chết, về bản chất thiện, ác của loài người, của từng con người.
Tại quê hương đang hồi sinh, anh có dịp dự phiên tòa án quốc tế xử bọn tội phạm diệt chủng như Nuôn Chea, Yeng Sari, Khieu Samphan…và đặc biệt Dutch, tên trùm công an Khmer Đỏ Tổng giám đốc cơ quan S21 kiêm chỉ huy nhà tù lớn Tuol Sleng, giữa thủ đô Pnom Penh.
Anh đặc biệt chú ý đến Dutch, tên đồ tể kinh khủng nhất của mọi thời đại, kẻ đã trực tiếp và ra lệnh giết 12.380 đồng bào của hắn khi đứng đầu cơ quan Công an S21 của Khmer Đỏ cầm đầu nhà tù Tuol Sleng trong 3 năm, từ đầu năm 1976 đến tháng 1 năm 1979.
Rithy Panh đã dự các phiên tòa, ghi lại các lời khai của Dutch trước tòa, đọc và chụp lại hàng mấy trăm trang khai cung của đương sự trước cơ quan điều tra và kiểm sát. Ngoài ra Rithy Panh còn gặp riêng và hỏi chuyện, ghi âm Dutch trong hơn một trăm giờ đồng hồ, về cuộc đời, những hành động, suy nghĩ của tên sát nhân khủng khiếp này.
Cuốn sách “l’ Élimination” - “Thủ Tiêu” ra đời là từ những tư liệu hiếm quý, trực tiếp, sống động đó. Cuốn sách nhận ngay được giải thưởng của France Télévision.
Bộ mặt rất kỳ lạ, khó tưởng tượng nổi của tên sát nhân vào loại kinh khủng nhất trong lịch sử loài người xuất hiện dần trên hơn 300 trang sách, ngồn ngộn tư liệu sống của nhà báo, nhà điện ảnh chuyên nghiệp Rithy Panh, với sự cộng tác của nhà văn Pháp Christophe Bataille, 41 tuổi, trong việc chải chuốt văn phong, nâng cao thêm sự hấp dẫn vốn có của tác phẩm.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Mới đây, tại Pháp xuất hiện một cuốn sách sớm gây chấn động dư luận. Đó là cuốn “Thủ Tiêu” - “l’Élimination” của một nhà văn, nhà điện ảnh Campuchia, do nhà xuất bản lớn “Grasset” xuất bản, 332 trang, phát hành từ tháng 3-2012.
Tác giả có lý lịch thật độc đáo, bảo chứng cho giá trị cũng độc đáo của cuốn sách. Đó là ông Krithy Panh, sanh ngày 18 tháng 4 năm 1964 ở thủ đô Pnom Penh, mới 48 tuổi, trong một gia đình trí thức lớn có truyền thống theo văn hóa Pháp từ thời Campuchia còn là thuộc địa Pháp. Bố, mẹ, chú, bác, anh, chị em ruột và anh chị em họ của ông đều bị Khmer Đỏ giết hoặc đày đọa đến chết, ngay trước mắt của ông, từ ngày 17 tháng 4 năm 1975, khi quân của họ tràn vào Pnom Penh, cho đến tháng 12 năm 1978, - khi quân đội Việt Nam tiến công vào, quân lính Khmer Đỏ cùng cố vấn quân sự Trung Quốc bỏ chạy sang Thái Lan.
Ngày hôm sau, khi “dân loại 2» ở Pnom Penh và các thành phố, thị trấn bị đuổi hết về nông thôn cho “dân loại 1» cai quản, lại chính là ngày kỷ niệm sinh nhật của cậu bé Krithy Panh tròn 11 tuổi. Dần dần người thân xa gần của cậu bé Krit Panh bị ốm bệnh, ốm đói, bị đâp vỡ sọ qua thẩm vấn, trên các công trường thủy lợi, cậu bé côi cút ghi vào trong bộ não non nớt của mình không biết bao nhiêu cảnh kinh hoàng, cho đến ngày cậu bị trôi dạt sang Thái Lan vào đầu năm 1979, để rồi sau đó được may mắn đưa sang Pháp, khi 15 tuổi.
Krithy Panh được cộng đồng Khmer và chính quyền Pháp nuôi dưỡng, cho ăn học chu đáo và thành tài. Năm 1985, khi 21 tuổi, anh tốt nghiệp Học viện cấp cao điện ảnh Pháp - Institut des Hautes Études Cinématographiques, vừa chuyên viết kịch bản phim phóng sự, vừa quay và dựng phim, anh còn làm diễn viên điện ảnh khi cần. Anh nói và viết tiếng Pháp trôi chảy như một trí thức Pháp.
“Những con người của đồng ruộng”, “Một buổi chiều sau chiến tranh”, “S21, bộ máy của Khmer Đỏ” là những bộ phim phóng sự đầu tay của Krithy Panh, đều được khen thưởng.
Tất cả sáng tác của Krith Panh đều nói về cuộc diệt chủng ở quê hương anh, trong 4 năm cai trị của Khmer Đỏ, dưới cái tên hiền lành là “Campuchia Dân chủ”.
Krithy Panh kể rằng tâm trạng anh trải qua nhiều dằn vặt âm thầm mà dữ dội. Vừa muốn quên đi những năm tháng kinh hoàng để không bị quá khứ đau thương đầy chết chóc ám ảnh ngày đêm, có khi nửa đêm tỉnh dậy hốt hoảng tưởng như còn ở thời diệt chủng; lại có lúc muốn nhớ lại hết, ghi lại hết, kể lại hết những tội ác đã chứng kiến, coi đó là nghĩa vụ đối với đồng bào mình, anh chị em, bố mẹ mình đã bị giết một cách thảm thương.
Thế rồi anh đã trở về Pnom Penh, trở về nước đang hồi sinh, gặp lại đồng bào mình và tự nhủ không thể quên lãng. Anh hiểu rõ mình là một chứng nhân quý hiếm của lịch sử hiện đại Khmer. Anh trở lại chùa Tháp Angkor, trở lại những cánh đồng chết chóc năm xưa, trở lại nơi có ngôi nhà ấm cúng xưa kia của gia đình ở giữa thủ đô Pnom Pênh, anh nhớ lại những năm tháng kinh hoàng của anh giữa tuổi thiếu thời, chết đi sống lại nhiều lần, từ khi 11 đến 15 tuổi. Anh nghiền ngẫm về cái sống và cái chết, về bản chất thiện, ác của loài người, của từng con người.
Tại quê hương đang hồi sinh, anh có dịp dự phiên tòa án quốc tế xử bọn tội phạm diệt chủng như Nuôn Chea, Yeng Sari, Khieu Samphan…và đặc biệt Dutch, tên trùm công an Khmer Đỏ Tổng giám đốc cơ quan S21 kiêm chỉ huy nhà tù lớn Tuol Sleng, giữa thủ đô Pnom Penh.
Anh đặc biệt chú ý đến Dutch, tên đồ tể kinh khủng nhất của mọi thời đại, kẻ đã trực tiếp và ra lệnh giết 12.380 đồng bào của hắn khi đứng đầu cơ quan Công an S21 của Khmer Đỏ cầm đầu nhà tù Tuol Sleng trong 3 năm, từ đầu năm 1976 đến tháng 1 năm 1979.
Rithy Panh đã dự các phiên tòa, ghi lại các lời khai của Dutch trước tòa, đọc và chụp lại hàng mấy trăm trang khai cung của đương sự trước cơ quan điều tra và kiểm sát. Ngoài ra Rithy Panh còn gặp riêng và hỏi chuyện, ghi âm Dutch trong hơn một trăm giờ đồng hồ, về cuộc đời, những hành động, suy nghĩ của tên sát nhân khủng khiếp này.
Cuốn sách “l’ Élimination” - “Thủ Tiêu” ra đời là từ những tư liệu hiếm quý, trực tiếp, sống động đó. Cuốn sách nhận ngay được giải thưởng của France Télévision.
Bộ mặt rất kỳ lạ, khó tưởng tượng nổi của tên sát nhân vào loại kinh khủng nhất trong lịch sử loài người xuất hiện dần trên hơn 300 trang sách, ngồn ngộn tư liệu sống của nhà báo, nhà điện ảnh chuyên nghiệp Rithy Panh, với sự cộng tác của nhà văn Pháp Christophe Bataille, 41 tuổi, trong việc chải chuốt văn phong, nâng cao thêm sự hấp dẫn vốn có của tác phẩm.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
28.05.2012
Chân dung tên
tội phạm diệt chủng Khmer Ðỏ còn sống
Trong bài viết
trước đây về cuốn sách «l’Élimination» - Thủ Tiêu - của nhà văn - điện ảnh
Rithy Panh, chân dung của tên sát nhân Duch cầm đầu cơ quan Công an Santebal
của Khmer Đỏ đã được phác họa sơ qua.
Duch là tên đồ tể tội phạm diệt chủng bị Tòa án hình sự quốc tế truy nã và xét xử vẫn còn sống. Đây là một nét rất đặc biệt. Để Rithy Panh tranh thủ khai thác nhằm tìm hiểu quá trình hình thành tư tưởng, tâm lý, nhân cách, tội ác của một tên sát nhân ngay từ cửa miệng của hắn. Ông đã quay phim, ghi âm hơn 100 giờ đồng hồ hỏi chuyện trực tiếp với hắn và mang về Pháp hơn 3 vali lớn để khai thác dần kho tư liệu độc đáo này.
Dưới đây là thêm vài nét về tay sát nhân đầu sỏ trong cuộc diệt chủng ở Campuchia.
Duch, có khi là Doutch, là Douch, là Duch trên báo Pháp, Anh, Đức, Hoa Kỳ, tên thật là Kaing Guek Eav sinh ngày 17 tháng 11 năm 1942 - năm nay 70 tuổi – trong một gia đình tư sản trí thức ở Pnom Penh. Duch theo học trường trung học Pháp, học khá giỏi, văn và toán đều xuất sắc, sau khi đậu tú tài toán học Pháp, làm giáo sư toán một trường trung học năm 1963.
Dưới thời Lon Non, Duch về nông thôn, gia nhập đảng cộng sản Campuchia còn gọi là Khmer đỏ của nhóm Pol Pot, Noun Chea, Yeng Sari, Khieu Sam Phan. Nhóm này đều là trí thức du học ở Pháp về, từng tham gia đảng Cộng sản Pháp ở Paris. Duch từng là thư ký giúp việc cho Son Sen, sau này làm bộ trưởng quốc phòng cho Pol Pot. Ngay từ năm 1972, Duch đã được giao cho cầm đầu trại giam trong rừng mang tên M 13 của Khmer Đỏ thuộc cơ quan công an mang tên Santebal. Cái nghề đồ tể của hắn bắt đầu từ đó.
Duch sớm là đồ đệ trung thành của Pol Pot và Noun Chea, tiếp thu học thuyết Khmer Ðỏ không chút do dự, làm “cuộc cách mạng vô sản triệt để, triệt để, rất triệt để”, “trong sạch, trong sạch, rất trong sạch”, thủ tiêu tận gốc xã hội cũ hoàn toàn thối nát, tận diệt bọn tư sản, bọn trí thức tư sản không thể cải tạo, tận diệt sách vở cũ, tiền nong, ngân hàng, chợ búa, mua bán..bị gán cho là nguồn gốc của nạn người bóc lột người, của mọi tội ác.
Từ lời khai của tay sát nhân hàng loạt Duch lộ rõ nguyên hình tư tưởng thanh lọc chủng tộc một cách triệt để do bọn Pol Pot đề xướng, đó là thanh toán, trừ khử, thủ tiêu mọi kẻ dính đến tư sản – “bourgeois”, theo tiếng Pháp mà chính Pol Pot, Yeng Sary thường dùng, vì bọn chúng đều học làm chính trị từ khi ở Pháp. Chữ Pháp thứ hai bọn chúng hay dùng là chữ “prolétaire” nghĩa là “vô sản”, mà theo chúng vô sản ở nước nông nghiệp là bần nông, cố nông, nông dân nghèo, thất học, là thành phần giai cấp trong sạch nhất, nguyên sơ để đào tạo thành giai cấp chủ đạo của xã hội mới. Đó là giai cấp lao động, làm ra giá trị mọi sản phẩm của xã hội sẽ được đào tạo thành giai cấp công nhân mới, trong sạch, ưu việt, tiên tiến, chủ thể của thế giới mới, theo con đường của Mác.
Theo Duch, lãnh tụ kiệt xuất, Anh Cả Pol Pot dạy rằng phải có gan diệt bỏ thế giới cũ, con người cũ, không chút do dự, thương tiếc theo tình cảm tiểu tư sản, mà phải có gan, “tinh thần sáng suốt, sáng suốt, rất sáng suốt” của người cộng sản chân chính để phá bỏ triệt để xã hội cũ, kể cả con người cũ, thấy máu chảy đầu rơi mà không chút ghê sợ. Hắn dạy đảng viên của hắn: cuộc sống sinh ra từ máu chảy, từ cái chết. Kinh khủng một học thuyết giết người không ghê tay, một học thuyết chủ trương và cổ vũ giết vô vàn sinh mạng con người.
Riêng Duch, tên đồ tể ngoại hạng, chịu trách nhiệm trực tiếp về cái chết của 12.380 tù nhân trong trại tù Tuol Sleng, kể rằng hắn có một lập luận riêng để dửng dưng khi tự tay giết người, đập gậy vào đầu, quật trẻ em vào gốc cây, vào tảng đá, là: “mày chết tao cũng không thiệt mất gì, mày sống tao cũng không được lợi gì, tao bất cần, tao làm phận sự của tao”.
Thể hiện tính chất cực đoan trong tư tưởng chính trị, theo Duch kể, bọn Pol Pot thường nhắc đi nhắc lại 3 lần một tính từ, như “một cuộc thanh lọc chủng tộc trong sạch, trong sạch, rất trong sạch”, “một cuộc cách mạng triệt để, triệt để, rất triệt để”, rằng “cách mạng Khmer là tiền phong, tiền phong, tiền phong nhất của cách mạng vô sản”, rằng cách mạng Nga đã bị phản bội do bọn xét lại, rằng cách mạng Trung Quốc đã bị Mao bỏ dở sau cách mạng Văn hóa Vô sản, nay là nghĩa vụ của đảng CS Khmer dẫn đầu cuộc cách mạng vô sản thế giới một cách triệt để nhất, với tiền lệ là nền Văn Minh Ăng Kor vượt xa mọi nền văn minh của nhân loại.
Một bọn tội phạm cuồng điên bàn tay đẫm máu đồng bào đồng loại còn leo lẻo nói đến văn minh, sự điên loạn và đạo đức giả của chúng thật không còn giới hạn.
Duch sống lẩn trốn ở Thái Lan từ sau 1979, làm đủ thứ nghề, đến cuối năm 1999 thì bị lộ, bị nhận diện và bị bắt giữ, giao lại cho chính quyền Pnom Penh. Trước đó, năm 1996, hắn xin vào đạo Công giáo và xin làm lễ rửa tội, nhưng vẫn dấu kỹ tội ác tày trời của hắn. Trong số gần 13 ngàn người dân bị giết trong trại tù Tuol Sleng, chủ yếu là người Khmer, còn có người Việt, Lào, Hoa, Thái Lan, Pháp, Đức, Philippines, Indonesia, Miến Ðiện… Chỉ có 7 người mạo hiểm trốn được khỏi trại, cũng đã chết cả sau đó.
Trước phiên Tòa án hình sự quốc tế ở Pnom Penh, ngày 31 tháng 7 năm 2007, Duch đã phải nhận bản án 35 năm tù giam về trọng tội diệt chủng và phải tỏ lời xin lỗi những nạn nhân và gia đình nạn nhân. Ngay sau đó hắn cũng xin được giảm án. Gần đây, Tòa đã xét chung thẩm và tuyên án tù chung thân.
Trong cuốn sách của mình, nhà điện ảnh trẻ Kithy Panh đối diện với Duch, tên sát nhân từng hành hạ mình, anh đặt ra vô vàn câu hỏi nhằm cận vấn lương tâm hắn. Anh cho rằng Duch là con người rất phức tạp, nhiều mặt, tráo trở, khi thì có vẻ hối hận, hoảng sợ bị trừng phạt, khi thì bình thản biết rằng không bị tử hình, nhưng có lúc còn tỏ ra tự mãn, bất cần, cho rằng mọi sự là do ý muốn của Thượng đế. Có lúc hắn còn lên gân để lộ vẻ cao ngạo mù quáng, cho rằng có khi hắn tự nhủ phải lao vào hành động tội ác cực đoan nhất để ra oai, làm gương cho cấp dưới, để tỏ lòng trung thành với thượng cấp của hắn.
Điều mà Kithy Panh kinh hoàng là có lúc Duch còn lên tiếng cười, cái cười của một tên sát nhân từng giết hàng vạn con người, tiếng cười của quỷ sứ, của chó sói, tiếng cười từ âm ty, địa ngục, từ thế giới của ma vương, làm anh bị nạn mất ngủ kéo dài.
Kithy Panh còn kinh hoàng khi nghe con quỷ đội lốt người ấy đọc thơ, những bài thơ đẹp của Victor Hugo, của Alfred de Vigny mà hắn còn nhớ. Anh băn khoăn tìm hiểu, trao đổi với các bạn Pháp vì sao tên sát nhân Duch và quan thầy của hắn như Pol Pot, Yêng Sari, Khiêu Sam Phon…đều học ở Pháp, nói tiếng Pháp trôi chảy, đọc Descartes, Voltaire, thuộc thơ Victor Hugo lại có thể nghĩ ra những học thuyết ma quái man rợ, lại còn thực hành việc giết hại 1,7 triệu dân Khmer đồng bào mình một cách bài bản, nhân danh một nền văn minh hiện đại do ông Marx nào đó nghĩ ra.
Cám ơn nhà văn – nhà điện ảnh Kithy Panh sống sót qua cuộc diệt chủng ở Campuchia đã sáng tạo nên tác phẩm điện ảnh và văn học có giá trị để truyền lại bài học sống động về con người, cho con người, để không bao giờ không ở đâu còn có thể diễn lại họa diệt chủng.
Người Việt ta khi tìm hiểu về bọn sát nhân Khmer Đỏ không khỏi giật mình khi biết rằng bọn chúng luôn tự nhận là đồ đệ của Mao, được Mao bồi dưỡng, trang bị, huấn luyện, chỉ huy nhằm quấy phá biên giới phía Nam nước ta suốt từ 1975 đến đầu năm 1979. Vậy mà sau cuộc họp mật ở Thành Đô – Trung Quốc (tháng 9-1990) Lê Đức Anh nhân danh lãnh đạo CS Việt Nam đã đề nghị 3 nước (Việt Nam – Trung Quốc – Campuchia) thực hiện Biện pháp Đỏ, thắt chặt liên minh 3 nước CS với nhau. (mời các bạn đọc lại tập hồi ký của Trần Quang Cơ - Nhớ lại và Suy nghĩ).
Khi nghe tên Duch kể lại cái học thuyết quái thai của Khmer Đỏ, bắt nguồn từ học thuyết đấu tranh giai cấp của Marx và học thuyết bạo lực của Mao, nguồn gốc của nạn diệt chủng từng giết hàng trăm triệu sinh linh ở Nga, Trung Quốc, Trung Âu, Đông Dương, chúng ta không thể không bàng hoàng khi biết gần đây Nguyễn Phú Trọng đã sang tận Cuba để thuyết giáo về những học thuyết diệt chủng này. Vẫn là chủ nghĩa Marx, là đấu tranh giai cấp, là vô sản thế giới liên hiệp lại, là chủ nghĩa xã hội một đảng ưu việt, là kinh tế quốc doanh là thống soái, là ba hoa chích chòe không chút ngượng mồm. Một học thuyết không còn nguyên vẹn ở Việt Nam, đã bị bóp méo, còi cọc, cắt xén, lại đem rao bán ở Cuba. Một học thuyết bị cả châu Âu lên án và tẩy chay vĩnh viễn.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Duch là tên đồ tể tội phạm diệt chủng bị Tòa án hình sự quốc tế truy nã và xét xử vẫn còn sống. Đây là một nét rất đặc biệt. Để Rithy Panh tranh thủ khai thác nhằm tìm hiểu quá trình hình thành tư tưởng, tâm lý, nhân cách, tội ác của một tên sát nhân ngay từ cửa miệng của hắn. Ông đã quay phim, ghi âm hơn 100 giờ đồng hồ hỏi chuyện trực tiếp với hắn và mang về Pháp hơn 3 vali lớn để khai thác dần kho tư liệu độc đáo này.
Dưới đây là thêm vài nét về tay sát nhân đầu sỏ trong cuộc diệt chủng ở Campuchia.
Duch, có khi là Doutch, là Douch, là Duch trên báo Pháp, Anh, Đức, Hoa Kỳ, tên thật là Kaing Guek Eav sinh ngày 17 tháng 11 năm 1942 - năm nay 70 tuổi – trong một gia đình tư sản trí thức ở Pnom Penh. Duch theo học trường trung học Pháp, học khá giỏi, văn và toán đều xuất sắc, sau khi đậu tú tài toán học Pháp, làm giáo sư toán một trường trung học năm 1963.
Dưới thời Lon Non, Duch về nông thôn, gia nhập đảng cộng sản Campuchia còn gọi là Khmer đỏ của nhóm Pol Pot, Noun Chea, Yeng Sari, Khieu Sam Phan. Nhóm này đều là trí thức du học ở Pháp về, từng tham gia đảng Cộng sản Pháp ở Paris. Duch từng là thư ký giúp việc cho Son Sen, sau này làm bộ trưởng quốc phòng cho Pol Pot. Ngay từ năm 1972, Duch đã được giao cho cầm đầu trại giam trong rừng mang tên M 13 của Khmer Đỏ thuộc cơ quan công an mang tên Santebal. Cái nghề đồ tể của hắn bắt đầu từ đó.
Duch sớm là đồ đệ trung thành của Pol Pot và Noun Chea, tiếp thu học thuyết Khmer Ðỏ không chút do dự, làm “cuộc cách mạng vô sản triệt để, triệt để, rất triệt để”, “trong sạch, trong sạch, rất trong sạch”, thủ tiêu tận gốc xã hội cũ hoàn toàn thối nát, tận diệt bọn tư sản, bọn trí thức tư sản không thể cải tạo, tận diệt sách vở cũ, tiền nong, ngân hàng, chợ búa, mua bán..bị gán cho là nguồn gốc của nạn người bóc lột người, của mọi tội ác.
Từ lời khai của tay sát nhân hàng loạt Duch lộ rõ nguyên hình tư tưởng thanh lọc chủng tộc một cách triệt để do bọn Pol Pot đề xướng, đó là thanh toán, trừ khử, thủ tiêu mọi kẻ dính đến tư sản – “bourgeois”, theo tiếng Pháp mà chính Pol Pot, Yeng Sary thường dùng, vì bọn chúng đều học làm chính trị từ khi ở Pháp. Chữ Pháp thứ hai bọn chúng hay dùng là chữ “prolétaire” nghĩa là “vô sản”, mà theo chúng vô sản ở nước nông nghiệp là bần nông, cố nông, nông dân nghèo, thất học, là thành phần giai cấp trong sạch nhất, nguyên sơ để đào tạo thành giai cấp chủ đạo của xã hội mới. Đó là giai cấp lao động, làm ra giá trị mọi sản phẩm của xã hội sẽ được đào tạo thành giai cấp công nhân mới, trong sạch, ưu việt, tiên tiến, chủ thể của thế giới mới, theo con đường của Mác.
Theo Duch, lãnh tụ kiệt xuất, Anh Cả Pol Pot dạy rằng phải có gan diệt bỏ thế giới cũ, con người cũ, không chút do dự, thương tiếc theo tình cảm tiểu tư sản, mà phải có gan, “tinh thần sáng suốt, sáng suốt, rất sáng suốt” của người cộng sản chân chính để phá bỏ triệt để xã hội cũ, kể cả con người cũ, thấy máu chảy đầu rơi mà không chút ghê sợ. Hắn dạy đảng viên của hắn: cuộc sống sinh ra từ máu chảy, từ cái chết. Kinh khủng một học thuyết giết người không ghê tay, một học thuyết chủ trương và cổ vũ giết vô vàn sinh mạng con người.
Riêng Duch, tên đồ tể ngoại hạng, chịu trách nhiệm trực tiếp về cái chết của 12.380 tù nhân trong trại tù Tuol Sleng, kể rằng hắn có một lập luận riêng để dửng dưng khi tự tay giết người, đập gậy vào đầu, quật trẻ em vào gốc cây, vào tảng đá, là: “mày chết tao cũng không thiệt mất gì, mày sống tao cũng không được lợi gì, tao bất cần, tao làm phận sự của tao”.
Thể hiện tính chất cực đoan trong tư tưởng chính trị, theo Duch kể, bọn Pol Pot thường nhắc đi nhắc lại 3 lần một tính từ, như “một cuộc thanh lọc chủng tộc trong sạch, trong sạch, rất trong sạch”, “một cuộc cách mạng triệt để, triệt để, rất triệt để”, rằng “cách mạng Khmer là tiền phong, tiền phong, tiền phong nhất của cách mạng vô sản”, rằng cách mạng Nga đã bị phản bội do bọn xét lại, rằng cách mạng Trung Quốc đã bị Mao bỏ dở sau cách mạng Văn hóa Vô sản, nay là nghĩa vụ của đảng CS Khmer dẫn đầu cuộc cách mạng vô sản thế giới một cách triệt để nhất, với tiền lệ là nền Văn Minh Ăng Kor vượt xa mọi nền văn minh của nhân loại.
Một bọn tội phạm cuồng điên bàn tay đẫm máu đồng bào đồng loại còn leo lẻo nói đến văn minh, sự điên loạn và đạo đức giả của chúng thật không còn giới hạn.
Duch sống lẩn trốn ở Thái Lan từ sau 1979, làm đủ thứ nghề, đến cuối năm 1999 thì bị lộ, bị nhận diện và bị bắt giữ, giao lại cho chính quyền Pnom Penh. Trước đó, năm 1996, hắn xin vào đạo Công giáo và xin làm lễ rửa tội, nhưng vẫn dấu kỹ tội ác tày trời của hắn. Trong số gần 13 ngàn người dân bị giết trong trại tù Tuol Sleng, chủ yếu là người Khmer, còn có người Việt, Lào, Hoa, Thái Lan, Pháp, Đức, Philippines, Indonesia, Miến Ðiện… Chỉ có 7 người mạo hiểm trốn được khỏi trại, cũng đã chết cả sau đó.
Trước phiên Tòa án hình sự quốc tế ở Pnom Penh, ngày 31 tháng 7 năm 2007, Duch đã phải nhận bản án 35 năm tù giam về trọng tội diệt chủng và phải tỏ lời xin lỗi những nạn nhân và gia đình nạn nhân. Ngay sau đó hắn cũng xin được giảm án. Gần đây, Tòa đã xét chung thẩm và tuyên án tù chung thân.
Trong cuốn sách của mình, nhà điện ảnh trẻ Kithy Panh đối diện với Duch, tên sát nhân từng hành hạ mình, anh đặt ra vô vàn câu hỏi nhằm cận vấn lương tâm hắn. Anh cho rằng Duch là con người rất phức tạp, nhiều mặt, tráo trở, khi thì có vẻ hối hận, hoảng sợ bị trừng phạt, khi thì bình thản biết rằng không bị tử hình, nhưng có lúc còn tỏ ra tự mãn, bất cần, cho rằng mọi sự là do ý muốn của Thượng đế. Có lúc hắn còn lên gân để lộ vẻ cao ngạo mù quáng, cho rằng có khi hắn tự nhủ phải lao vào hành động tội ác cực đoan nhất để ra oai, làm gương cho cấp dưới, để tỏ lòng trung thành với thượng cấp của hắn.
Điều mà Kithy Panh kinh hoàng là có lúc Duch còn lên tiếng cười, cái cười của một tên sát nhân từng giết hàng vạn con người, tiếng cười của quỷ sứ, của chó sói, tiếng cười từ âm ty, địa ngục, từ thế giới của ma vương, làm anh bị nạn mất ngủ kéo dài.
Kithy Panh còn kinh hoàng khi nghe con quỷ đội lốt người ấy đọc thơ, những bài thơ đẹp của Victor Hugo, của Alfred de Vigny mà hắn còn nhớ. Anh băn khoăn tìm hiểu, trao đổi với các bạn Pháp vì sao tên sát nhân Duch và quan thầy của hắn như Pol Pot, Yêng Sari, Khiêu Sam Phon…đều học ở Pháp, nói tiếng Pháp trôi chảy, đọc Descartes, Voltaire, thuộc thơ Victor Hugo lại có thể nghĩ ra những học thuyết ma quái man rợ, lại còn thực hành việc giết hại 1,7 triệu dân Khmer đồng bào mình một cách bài bản, nhân danh một nền văn minh hiện đại do ông Marx nào đó nghĩ ra.
Cám ơn nhà văn – nhà điện ảnh Kithy Panh sống sót qua cuộc diệt chủng ở Campuchia đã sáng tạo nên tác phẩm điện ảnh và văn học có giá trị để truyền lại bài học sống động về con người, cho con người, để không bao giờ không ở đâu còn có thể diễn lại họa diệt chủng.
Người Việt ta khi tìm hiểu về bọn sát nhân Khmer Đỏ không khỏi giật mình khi biết rằng bọn chúng luôn tự nhận là đồ đệ của Mao, được Mao bồi dưỡng, trang bị, huấn luyện, chỉ huy nhằm quấy phá biên giới phía Nam nước ta suốt từ 1975 đến đầu năm 1979. Vậy mà sau cuộc họp mật ở Thành Đô – Trung Quốc (tháng 9-1990) Lê Đức Anh nhân danh lãnh đạo CS Việt Nam đã đề nghị 3 nước (Việt Nam – Trung Quốc – Campuchia) thực hiện Biện pháp Đỏ, thắt chặt liên minh 3 nước CS với nhau. (mời các bạn đọc lại tập hồi ký của Trần Quang Cơ - Nhớ lại và Suy nghĩ).
Khi nghe tên Duch kể lại cái học thuyết quái thai của Khmer Đỏ, bắt nguồn từ học thuyết đấu tranh giai cấp của Marx và học thuyết bạo lực của Mao, nguồn gốc của nạn diệt chủng từng giết hàng trăm triệu sinh linh ở Nga, Trung Quốc, Trung Âu, Đông Dương, chúng ta không thể không bàng hoàng khi biết gần đây Nguyễn Phú Trọng đã sang tận Cuba để thuyết giáo về những học thuyết diệt chủng này. Vẫn là chủ nghĩa Marx, là đấu tranh giai cấp, là vô sản thế giới liên hiệp lại, là chủ nghĩa xã hội một đảng ưu việt, là kinh tế quốc doanh là thống soái, là ba hoa chích chòe không chút ngượng mồm. Một học thuyết không còn nguyên vẹn ở Việt Nam, đã bị bóp méo, còi cọc, cắt xén, lại đem rao bán ở Cuba. Một học thuyết bị cả châu Âu lên án và tẩy chay vĩnh viễn.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment