Tường An, thông tín viên RFA
2012-04-30
Sau
30 tháng 4, chiến tranh VN không chỉ để lại nhiều mất mát, đổ vỡ mà đôi khi
cũng có những mối tình đã đứng lên từ những đổ vỡ ấy.
Tường
An kể lại một trường hợp ngẫu nhiên, từ một bài hát đã biến hai người đã từng
kẻ thù của nhau, trở thành hai người bạn thân thiết. Một bài báo của Đức cũng
đã viết về tình bạn này dưới tựa đề « Von feinden zu Freunden. Eine
deutsch-vietnamesische Spurensuch" tạm dịch "Từ thù thành bạn. Đi tìm
một chứng tích Đức-Việt". Đó là câu chuyện của hai anh Lê Nam Sơn và anh
Phạm văn Mài.
Binh sĩ miền Nam
VNCH trong thành phố Quảng Trị và tại vùng phụ cận năm 1972. Photo courtesy of Wikipedia
Ở hai đầu chiến
tuyến
Mỗi
năm, đến ngày 30 tháng 4, cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn được kể lại bằng những
xúc động vẫn còn nóng bỏng của những người ở bên hai bờ chiến tuyến. 37 năm
trôi qua, đất nước có thể đã thống nhất nhưng lòng người vẫn còn biên giới, vết
thương 30 tháng 4 với nhiều người tưởng chừng như không thể hàn gắn được.
Thế
nhưng, thế giới không có quy luật cho lòng người. Vẫn có một chỗ đứng cho tình
yêu thương, vẫn có nơi mà những mất mát có thể hàn gắn được.
Đó là một buổi chiều của năm 1994, trong một hội trường nhỏ bé của thành phố Hannover, Đức quốc khi một người đàn ông với giọng Bắc Hà Nội ôm đàn cất tiếng hát bản « Những ngày xưa thân ái » , khởi đầu cho một tình bạn của hai người đã từng là kẻ thù, đã từng cầm súng bắn vào nhau trên cùng một trận địa ở Cổ Thành Quảng Trị.
Anh Lê Nam Sơn, gia nhập quân lực
VNCH tháng 4 năm 1968, anh đã phục vụ trong tiểu đoàn pháo binh, lữ đoàn 147
Thủy Quân Lục Chiến của quân lực VNCH với chức vụ cuối cùng là thiếu úy. Hồi
tưởng lại những ngày cuối cùng của cuộc chiến, anh Sơn cho biết :
"Đơn
vị tôi là đơn vị cuối cùng rút ra khỏi Quảng Trị, tới Thuận An thì bị kẹt lại,
nhưng tôi lại được lên tàu đi đến Đà Nẵng, ở Đà Nẵng tôi được lệnh tái trang bị
lại, vừa mới được lệnh đó thì lại có lệnh phải bỏ Đà Nẵng. Với đoàn tàu của
Thủy quân Lục chiến tôi mới đi vào Nam, vào đến Cam ranh thì có lệnh tái trang
bị, nhưng cuối cùng rồi lại có lệnh bỏ Cam ranh về tới Vũng tàu, sau đó thì đơn
vị tôi rã hàng khi ông Dương văn Minh tuyên bố đầu hàng."
Anh Phạm văn Mài, gia nhập bộ đội năm
1972, thuộc đơn vị trinh sát, trung đoàn 66, sư đoàn 304 với chức vụ cuối cùng
là trung sĩ. Anh Mài cho biết về những ngày cuối tháng tư của năm 1975 :
"Ngày
30/4/1975 đơn vị chúng tôi đã tiến vào dinh Độc Lập, đi sau những xe tăng của
lữ đoàn 203. Anh Phạm Xuân Thệ, trung đoàn phó của trung đoàn 66 của chúng tôi
đã vào và tiếp nhận sự đầu hàng của ông Dương văn Minh. Tôi không có mặt ở dinh
Độc lập, chúng tôi đến gần dinh Độc lập. Dinh Độc Lập xong rồi, chúng tôi đi
thẳng ra đài phát thanh, lúc bấy giờ ông Thệ dẫn ông Dương Văn Minh ra để đọc
lời đầu hàng."
Âm
nhạc có sức mạnh vô biên của nó. Nếu những bản nhạc Anh là ai, Việt Nam tôi
đâu…của Việt Khang đã đem người Việt trong và ngoài nước đến gần nhau thì bản
nhạc « Những ngày xưa thân ái » cũng đã xóa đi được ranh giới giữa hai kẻ thù
đã từng cầm súng bắn vào nhau. Có một định mệnh nào đó giữa bản nhạc này và những
người yêu thích nó.
Nếu nhà thơ Phạm Hổ, đồng sáng lập Hội
Nhà Văn miền Bắc và nhà xuất bản Kim Đồng đã sáng tác bài thơ « Những ngày xưa
thân ái » với những ý tưởng sắt máu, đầy ngập hận thù, thì em ông, nhạc sĩ Phạm
Thế Mỹ, một nhà giáo của VNCH đã biến bài thơ này thành một thông điệp đầy tính
nhân bản, đầy lòng yêu thương qua hình ảnh của tình bạn, tình yêu quê hương bên
lũy tre làng của thời thơ ấu.
Khởi đầu một tình
bạn
Anh Nam Sơn nhớ lại lần đầu
tiên nhìn người đàn ông với dáng dấp nửa chân quê, nửa phố thị ấy cầm đàn hát
lên bản nhạc mà chính anh cũng yêu thích :
"Sau
khi bức tường Bá Linh sụp đổ, thỉnh thoảng trung tâm VN Hannover tổ chức những
buổi văn nghệ với chủ đề « Xa quê hương nhưng không quên tổ quốc lầm than »
trong những đêm văn nghệ chủ đề đó thì có sự hiện diện của các anh em bên Đông
Đức, trong đó có anh Phạm văn Mài, và anh Mài với cây đàn guitar và anh xin hát
nhạc phẩm « Những ngày xưa thân ái » .
Tôi
rất ngạc nhiên vì anh Mài là lính miền Bắc mà ảnh biết nhạc phẩm này vì thế tôi
chú ý đến ảnh. Trong lúc anh Mài hát thì ảnh giới thiệu tiểu sử của ảnh là ảnh
đã tham dự trận đánh Cổ thành Quảng trị 1972, đơn vị Thủy quân lục chiến của
tôi cũng tham dự cuộc chiến ở Cổ thành Quảng trị năm 1972. Anh Mài và tôi đều
tham gia một chiến trường ở hai đầu chiến tuyến khác nhau, lúc đó chúng tôi đã
nhìn nhau bằng mắt lửa hận thù, chúng tôi xử sự với nhau bằng lưỡi lê, súng đạn
và bây giờ thì chúng tôi gặp nhau trên đất nước Đức này.
Sau
khi tôi đã tìm hiểu Mài thì chúng tôi thấy rằng chúng tôi có chung 1 cái quá
khứ, anh Mài tuy rằng ở phía bên kia chiến tuyến nhưng cuối cùng thì chúng tôi
cả hai do một tình cờ lịch sử mà gặp nhau ở trên 1 nước tự do này và chúng tôi
đều là nạn nhân của một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, do vậy chúng tôi
đã kết bạn với nhau kể từ đó."
Dĩ
nhiên, không phải con đường đến với nhau nào cũng đơn giản khi mà sự mất mát đã
quá nhiều, hơn 30 năm sau cuộc chiến, lòng người vẫn còn ngổn ngang bao nỗi,
không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận một sự bắt tay giữa hai bờ chiến tuyến dù
rằng ranh giới ý thức hệ ấy nay đã không còn. Nhưng những ám ảnh về quá khứ
không còn là rào cản đối với anh Sơn và sự phê phán của cộng đồng chung quanh –
nếu có- cũng không làm anh sợ :
"Nếu
trong nước thì cái đó có thể làm cho tôi sợ, nhưng mà khi tôi đã sống trên đất
nước tự do này thì quá khứ đó không còn ám ảnh tôi nữa. Tôi xem anh Mài và tôi
đều là nạn nhân của một ý thức hệ. Tôi không có gì là sợ sệt khi kết thân với
anh Mài và sự kết thân đó cũng không ảnh hưởng gì đến cái cộng đồng bảo rằng
tôi là lính VNCH lại kết thân với môt anh bộ đội Bắc việt, tôi có cái quan điểm
rõ ràng như vậy : tôi là người đấu tranh ôn hòa, không dùng bạo lực và cũng
không có ý nghĩ căm thù."
Nạn nhân của cuộc chiến
Một
bên là sĩ quan Thủy quân lục chiến, đội quân được từng coi là một trong hai
thanh kiếm báu của QLVNCH, một bên là bộ đội phục vụ cho sư đoàn 304, quả đấm
thép của quân đội Nhân dân miền Bắc. Hai bên đã từng chiến đấu kinh hoàng để
chiếm bằng được Cổ thành Quảng trị, dù lúc đó chỉ còn là đống gạch đổ nát. Hai
người lính năm xưa, giờ sống sót trở về và gặp nhau trên nước Đức thống nhất,
họ đã tìm lại được tình anh em của Mẹ VN mà chiến tranh đã chia đôi, anh Mài tâm sự :
"Sau
ngày 30/4/75 thì tôi đã có đủ góc độ để tôi nhìn lại cuộc chiến ấy và tôi nhận
ra rằng ngày trước anh Sơn và tôi cũng đã gặp nhau trên một chiến trường, chúng
tôi đã nói chuyện với nhau bằng súng, bằng đạn, bằng vũ khí. Nhưng mà đến bây
giờ chúng tôi coi nhau như là những người anh em. Chúng tôi coi cuộc gặp gỡ này
là sự tìm lại của những người anh em của cùng một Mẹ VN cả. Ngày trước, chúng
tôi nói chuyện với nhau bằng súng đạn, bây giờ chúng tôi nghĩ rằng chúng ta nên
xóa bỏ sự hận thù ấy đi, mình nhìn nhau như những người anh em tìm lại nhau, vì
vậy chúng tôi kết bạn với nhau, trong lòng rất là thoải mái."
Anh Sơn gửi gấm tâm sự qua
một bài anh viết về tình bạn của họ : « chúng tôi nhắc lại chiến trường xưa như
nhắc lại một chứng tích của những cuồng ngông đầy máu và nước mắt. Là nạn nhân,
chúng tôi thấm thía được cái giá phải trả của chiến tranh và lòng thù hận » Riêng anh Mài bày tỏ :
"Ngày
30/4/1975, cách nay đã 37 năm rồi, nhưng cho đến bây giờ đến ngày 30/4 tôi lại
nhớ lại khung cảnh lúc đó, chúng tôi rất vui mừng vì cuộc chiến tranh mấy chục
năm trời đã kết thúc, xương máu của anh em đồng đội chúng tôi không phải đổ ra
nữa, chúng tôi lại được trở về với gia đình, tiếp tục làm những công việc dang
dở của mình.
Rõ
ràng trong niềm hân hoan ấy, chúng tôi cũng nghĩ chúng tôi là người chiến
thắng. Nhưng cho đến bây giờ, chúng tôi đã có 1 thời gian dài để chúng tôi thấy
rằng sự chiến thắng ấy thật là bẽ bàng.
Hàng
triệu người đã đổ xương, đổ máu để góp phần xây dựng chính quyền, thế nhưng
chúng ta đều thấy chính quyền bây giờ không mang lại những điều tốt đẹp cho đất
nước VN. Người dân VN vẫn còn phải gánh chịu bao nhiêu nỗi bất công trên đất
nước của mình, tôi thấy thật là mỉa mai khi cho rằng chúng tôi là người chiến
thắng. Cũng cần phải nói một cách chính xác là trong ngày 30/4 không có ai
thắng, ai bại mà chúng tôi chỉ là những nạn nhân mà thôi."
Anh
Lê Nam Sơn và anh Phạm văn Mài.
Hơn
30 năm chưa từng trở về lại quê hương dù lòng còn trĩu nặng yêu thương cây dừa
bên quán nước làng, anh Lê Nam Sơn
vẫn canh cánh bên lòng một niềm hối tiếc :
"Tôi
muốn nói với các bạn trẻ, nhất là các bạn trẻ đang đấu tranh cho Dân chủ trong
nước, vì tôi là một người lính mang trọng trách giữ gìn bình an cho phần miền
Nam tự do còn lại của mình nhưng chúng tôi đã làm không được. Thậm chí còn giao
lại cho thế hệ trẻ một thế hệ tồi và dở để thế hệ đàn em chúng tôi phải long
đong mà đấu tranh cho Dân chủ của đất nước. Đây là lời tâm ý của tôi."
Lần đầu tiên trở về
quê hương sau hơn 20 năm xa cách, tại Nội Bài, anh Phạm văn Mài đã bị từ chối
cho nhập cảnh.
Quê hương của anh với những người chủ mới đã không còn là một quê hương mà thuở
nào anh đã yêu thương với một tình yêu cháy bỏng như khi anh nhặt được bài hát
nói lên được tâm trạng anh trên Cổ thành Quảng trị:
"Khi
mà vào trong Quảng trị thì tôi có nhặt được bản nhạc « Những ngày xưa thân ái
», khi mà nhặt được thì tôi rất thích và hát nhưng mà chỉ được hát vụng trộm
thôi, tôi có hát cho anh em nghe, và có một số đồng đội rất là thích và anh em
chúng tôi rủ nhau ra một góc khuất nào đấy, một góc rừng nào đấy rồi chúng tôi
hát cho nhau nghe thôi, chứ còn bài hát này thì bị cấm không được hát trong đơn
vị đâu."
Bản
nhạc ngày xưa anh Mài phải hát trong sợ hãi, lén lút. Hôm nay đã được hai anh
Sơn- Mài cầm đàn hát khắp Âu châu như rao giảng tiếng nói của lòng bao dung, sự
vị tha trong căn cước nhân bản của mỗi con người.
Theo dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
dieu khac chan may
ReplyDeletedieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày
dieu khac long may nam
dieu khac long may nu