Wednesday, 9 May 2012

TIÊU CHUẨN KÉP VỀ THƯƠNG MẠI CỦA OBAMA (Greg Rushford)




Greg Rushford

Trà Mi lược dịch
08-05-2012

Hôm nay giới chức thương mại từ 9 nền kinh tế năng động của châu Á-Thái Bình Dương bắt đầu cuộc hội đàm 10 ngày tại Dallas, Texas, hy vọng sẽ hoàn tất được hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào cuối năm nay. Tổng thống Obama đã nói hiệp ước này sẽ là “một mô hình không chỉ cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà còn cho những hiệp định thương mại trong tương lai.” Có thể thế, nhưng chương trình nghị sự đầy tham vọng về châu Á của Tổng thống Obama đã đụng độ lớn với những vận động hành lang nhằm bảo vệ kinh tế nội địa tại Hoa Kỳ.

Nhà Trắng đòi hỏi các quốc gia đối tác TPP đối tác xuyên Thái Bình Dương, nhất là Việt Nam, đồng ý với quy định mới để đem lại tính minh bạch và hiệu quả của kinh tế thị trường cho các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam thường không hiệu quả và đầy tham nhũng. Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam thực sự là một thảm trạng, chiếm khoảng 38% của nền kinh tế tại đây. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã vật lộn với vấn đề này trong nhiều năm qua với kết quả không đáng kể.

Mặc dù Hoa Kỳ đang thúc đẩy Việt Nam để tự đổi mới doanh nghiệp nhà nước, Hà Nội lại muốn dùngviệc đó để thương lượng với Mỹ. Việt Nam là nơi cung cấp quần áo lớn thứ hai của nước Mỹ, và đoàn đàm phán thương mại của ông Dũng khăng khăng đòi Mỹ bỏ mức thuế cao trên quần áo và giày dép từ 18% đến 36%.
Đây là cơ hội cho ông Obama sống trong một “nền kinh tế thế kỷ 21,” như ông thường nói. Thật không may, dường như ông vẫn đang kẹt trong tính con buôn của thế kỷ 18.

Tổng thống Mỹ đi sát với nhóm vận động hành lang ngành dệt may, đã hỗ trợ ông trong kỳ bầu cử năm 2008. Ngành công nghiệp này đã hưởng lợi từ hàng rào quan thuế cao và các phương án bảo vệ khác nhau (để cạnh tranh với hàn nhập cảng) từ thế kỷ 18. Vì vậy, đoàn đàm phán thương mại Mỹ đã đưa ra một đường lối cứng rắn chống lại tự do hóa thương mại ngành may dệt. Việt Nam thấy tiêu chuẩn kép này, và nổi giận. Không có thỏa thuận về tiếp cận thị trường cho chúng tôi, thì cũng không có thỏa thuận về (đổi mới) doanh nghiệp nhà nước, đoàn đàm phán Việt Nam nói.

[Nghĩa là: Không bán được hàng may mặc thì chúng tôi tiếp tục lãng phí và tham nhũng tại các công ty quốc doanh. - Trà Mi.]

Sau đây là cuộc tranh luận diễn ra tại Washington. Về phía “thế kỷ 2” là các trụ cột của nền kinh tế Mỹ. Những công ty khổng lồ như Boeing, General Electric, Intel, Microsoft, New York Life, Citi và Federal Express mạnh mẽ uurng hộ một thoả hiệp TPP cạnh tranh mới đưa ra các quy tắc minh bạch cho các tập đoàn của chính phủ châu Á. Phe phản đối các thỏa thuận TPP là một nhà sản xuất giày ở New England có khoảng 1.200 nhân công Mỹ, công ty Giày Thể lực New Balance, và một số ít nhà sản xuất dệt may cỡn trung bình ở miền nam nước Mỹ.

Những công ty sản xuất và tài chính khổng lồ của Mỹ, có hoạt động chính yếu ở nước ngoài, không được Nhà Trắng hiện nay nghiêm túc cứu xét. Tổng thống Obama, ứng cử viên với khẩu hiệu “Mua hàng Mỹ” hạu thuẫn bất kỳ công ty nào như New Balance để giữ công ăn việc làm tại Hoa Kỳ.

Quảng cáo của hãng New Balance tự hào rằng công ty này là “nhà sản xuất giày thể thao duy nhất còn làm giày ở Mỹ”. New Balance có năm nhà máy ở Maine và Massachusetts do công nhân người Mỹ điều hành, luôn lo ngại nếu loại bỏ thuế quan bảo vệ họ sẽ mất việc làm.

Nhưng đằng sau các tuyên truyền ủng hộ hàng Mỹ là một sự thật kinh tế gay gắt hơn. New Balance sản xuất 75% hàng của họ ở những nơi như Indonesia và Trung Quốc, và một số nhỏ ngay cả tại Việt Nam. 25% còn lại do các nhà máy ở New England làm. Nhưng hầu hết những đôi giày thể thao không thực sự “làm tại Mỹ,” mà chỉ là “làm tại Mỹ bằng linh kiện nhập khẩu và nội địa” như ghi trên nhãn. Để được gọi là giày “làm tại Mỹ bằng linh kiện nhập khẩu và nội địa”, ít nhất 70% của những đôi giày thể thao này phải có 70% vật liệu nội địa. Công ty New Balance từ chối bình luận hoặc phân tích chi tiết các vật liệu sản xuất gốc châu Á.

Điều rõ ràng là New Balance nhập khẩu từng bộ phận giày từ châu Á và sau đó công nhân tại Mỹ dán keo thành sản phẩm “làm tại Mỹ bằng linh kiện nhập khẩu và nội địa”. Nếu không có phần vật liệu nhập khẩu, lực lượng lao động Mỹ không thể sản xuất giày ở một mức giá cạnh tranh.
Tại sao công ty New Balance chống lại việc nhượng bộ thương mại cho Hà Nội? Lý do: hoạt động của New Balance tại Việt Nam rất nhỏ so với những nơi khác ở châu Á. Cắt giảm thuế (cho giày sản xuất tại Việt Nam) sẽ làm lợi cho các đối thủ cạnh tranh của New Balance như Adidas và Nike, đều có xưởng sản xuất quan trọng tại Việt Nam.

[87% giày thể thao nhập cảng vào Mỹ làm tại Trung Quốc và 5% làm tại Việt Nam. Năm 2008 Nike, Adidas và New Balance có khoảng 21%, 7,6% và 3,1% thị trường tại Hoa Kỳ. Người Mỹ gốc Việt đi “giày hiệu” của New Balance, Nike hay Adidas? - Trà Mi]
Lòng yêu nước của New Balance trở nên mờ nhạt hơn nữa nếu người ta biết rằng Nike và Adidas, sản xuất “không biết ngượng” giày ở châu Á, đồng thời có đến 27.000 công nhân người Mỹ. Lực lượng lao động lương cao này phụ trách việc thiết kế, tiếp thị, hậu cần và quảng cáo lớn gấp 22 lần sos công nhân người Mỹ của New Balance.

Không phải chí có một mình New Balance đưa chủ nghĩa dân tộc giả mạo lên trên thương mại tự do. Hội đồng Quốc gia các Tổ chức Dệt may, mà các thành viên chính là các nhà sản xuất dệt may cỡ trung bình ở miền nam Hoa Kỳ, đã thuyết phục Nhà Trắng đòi tất cả các đối tác TPP đồng ý với “quy tắc sợi về xuất xứ của chỉ sợi” (1) cho hàng may mặc và giày dép xuất khẩu.

Điều này có nghĩa là những thành viên ký kết hiệp ước thương mại TPP sẽ chỉ hội đủ điều kiện cho các nhượng bộ thuế quan đối với hàng xuất khẩu của họ sang Mỹ nếu họ mua sợi và vải của họ từ các nước thành viên TPP. Nghĩa là “quy tắc về xuất xứ của chỉ sợi” sẽ buộc các nước xuất khẩu quần áo như Việt Nam và Malaysia mua vải của Mỹ, không phải Trung Quốc.

Điều này giống như các đòi hỏi mà giới chức Mỹ đã đưa vào các hiệp định thương mại ưu đãi với các nước ở châu Mỹ Latinh; Việc này đã giữ vững thị trường thích hợp cho ngành may mặc của Mỹ. Mỹ cũng đã đạt được những quy định tương tự trong các hiệp ước thương mại khác, đặc biệt là với Singapore và Australia, đã bảo vệ thị trường châu Mỹ Latin, trong khi không mở rộng giao thương hàng may mặc của Mỹ trên toàn Thái Bình Dương.

Công bằng mà nói, ông Obama không phải là Tổng thống đầu tiên của Mỹ đã cúi đầu trước lợi ích của công nghệ dệt may trong nước. Nhưng với thoả ước TPP, Obama yêu cầu đối tác thương mại của Mỹ tháo dỡ hàng rào bảo hộ của họ. Nếu Obama không muốn tháo dỡ hàng rào bảo hộ của Mỹ thì chúng ta không nên mong đợi có nhiều tiến bộ hướng tới hiệp định thương mại này.

© DCVOnline


Nguồn: Obama's Double Standard on TPP. The president wants other countries to embrace free trade, while defending tariffs for domestic textiles. The WSJ - Opinion.

Rushford là biên tập viên và nhà xuất bản The Rushford Report, một tạp chí trực tuyến theo dõi các chính sách thương mại và ngoại giao.

(1) Trong những thỏa thuận thương mại, Mỹ thường áp đặt các “quy tắc xuất xứ của chỉ sợi” trên sản phẩm may mặc. Theo quy tắc này, các sản phẩm có thể hưởng thuế ưu đãi nếu sản xuất sợi và các giai đoạn sản xuất khác được thực hiện trong nước tham gia thỏa thuận.

Trong khi đó, Việt Nam có nhập khẩu một khối lượng lớn chất liệu bông và sợi để quay sợi. Tuy nhiên, Việt Nam xuất khẩu 65% tổng khối lượng sản xuất sợi, hoặc khoảng 334.000 tấn, trong khi phần còn lại 180.000 tấn được sử dụng để sản xuất 1,2 tỷ mét vải.

Bên cạnh đó, Việt Nam chỉ có thể sản xuất và nhuộm khoảng 0,8 tỷ mét vải mỗi năm, và như vậy, đất nước vẫn phải nhập khẩu 5,2 tỷ mét vải để đáp ứng nhu cầu của 6 tỷ mét vải mỗi năm, theo VITAS.

Nếu những điểm yếu này vẫn còn, các doanh nghiệp địa phương sẽ thấy khó khăn để dùng hết các ưu đãi thuế của TTP một khi bị áp đặt “quy tắc xuất xứ của chỉ sợi”. Vì vậy, đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài tham gia lĩnh vực này.

Đầu tư trong lĩnh vực dệt và nhuộm khá tốn
kém. Ví dụ, cần có một khoản đầu tư khoảng 50-70 triệu USD để sản xuất 100 triệu mét vải.

.
.
.

No comments:

Post a Comment

View My Stats