VOA
Thứ Ba, 08 tháng 5 2012
Ban Anh ngữ đài Al Jazeera hôm nay thông báo thông tín viên của đài ở Bắc
Kinh là bà Melissa Chan đã không được gia hạn thị thực, có hiệu lực như việc bị
trục xuất khỏi Trung Quốc. Sau đây là nguyên văn một số câu hỏi đáp tại cuộc
họp báo thường lệ ở Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nơi người phát ngôn Hồng Lỗi trả
lời các câu hỏi của ký giả nước ngoài về quyết định của chính phủ Trung Quốc.
Hỏi: Tôi chỉ muốn biết liệu có nên coi việc trục xuất cô Melissa Chan như một lời cảnh báo đối với các ký giả đang làm việc ở Trung Quốc?
Ông Hồng Lỗi: Tôi vừa trả lời các câu hỏi có liên hệ. Về vấn đề các ký giả nước ngoài, các chính sách và quyết định của chúng tôi rất dễ thấy. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp sự thuận lợi cho ký giả nước ngoài làm công tác tường thuật ở Trung Quốc và chúng tôi hoan nghênh các ký giả nước ngoài làm việc tại Trung Quốc. Đồng thời chúng tôi cần nhấn mạnh rằng các ký giả nước ngoài phải tuân thủ luật pháp và các quy định của Trung Quốc, cũng như các nguyên tắc về ký giả trong khi làm công tác tường thuật ở Trung Quốc.
Hỏi: Trong điều kiện nào thì Al Jazeera sẽ được cấp giấy phép và thị thực cho một phóng viên mới?
Ông Hồng Lỗi: Chi nhán Al Jazeera ở Bắc Kinh vẫn hoạt động bình thường.
Hỏi: Vậy nếu có một thông tín viên mới cho Al Jazeera thì quý ông có cấp thị thực cho họ không?
Ông Hồng Lỗi: Chúng tôi sẽ xúc tiến thủ tục hiện hành theo đúng các luật lệ và quy định.
Hỏi: Ông có thể cho chúng tôi biết ai đưa ra quyết định không cấp phép cho cô Chan, có phải là Bộ Ngoại giao hay là một bộ nào khác?
Ông Hồng Lỗi: Chúng tôi xử lý vấn đề liên hệ theo đúng luật pháp.
Hỏi: Ông có thể cho chúng tôi biết chi tiết cụ thể vì sao Melissa Chan bị trục xuất ra khỏi nước vì có rất nhiều sự hiểu lầm ở đây và trừ phi quý ông cho biết chi tiết cụ thể về việc đó thì chúng tôi rất khó hình dung được chính xác chuyện gì đang xảy ra.
Ông Hồng Lỗi: Tôi đã trả lời câu hỏi này rồi.
Hỏi: Tôi nghĩ mối quan ngại chính của các ký giả là chính phủ Trung Quốc, quý ông dùng vấn đề thị thực như một cách để kiểm duyệt công việc của ký giả ở Trung Quốc. Đây có phải là một tiền lệ về cách thức Bộ Ngoại giao sẽ hành xử trong tương lai hay không?
Ông Hồng Lỗi: Tôi đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc hoan nghênh các ký giả nước ngoài tường thuật tại Trung Quốc và chúng tôi cũng đã cung cấp mọi tiện nghi cho các ký giả nước ngoài tường thuật một cách khách quan tại Trung Quốc. Tôi nghĩ quý vị đã ở Trung Quốc nhiều năm và đã biết rõ về việc này. Đồng thời tôi muốn nhấn mạnh rằng các ký giả nước ngoài phải tuân thủ luật pháp và các quy định của Trung Quốc trong khi công tác tại Trung Quốc.
Hỏi: Chính phủ Trung Quốc có thể nói gì nếu một ký giả Trung Quốc bị một nước ngoài trục xuất?
Ông Hồng Lỗi: Tôi muốn nêu ra rằng chính phủ Trung Quốc sẽ theo đúng các quy định hiện hành trong khi đối xử với các ký giả nước ngoài.
Hỏi: Các luật lệ và quy định của Trung Quốc được ghi rõ, vì thế ngay cả nếu như chúng tôi không biết luật lệ hay quy định nào cô Melissa bị cáo buộc là đã vi phạm, chúng tôi cũng biết các quy định đó nói gì. Theo tôi biết thì không có nơi nào khái niệm về nguyên tắc báo chí của chính phủ Trung Quốc được ghi ra. Làm thế nào chúng tôi có thể thẩm định liệu cách hành xử của chíng tôi có theo đúng khái niệm về nguyên tắc báo chí của Trung Quốc, và ông có thể cho chúng tôi hướng dẫn về khái niệm đó ra sao hay không?
Ông Hồng Lỗi: Tôi nghĩ các chính sách và luật lệ của chúng tôi có liên quan đến các ký giả nước ngoài rất rõ ráng. Trong công tác và các trao đổi của quý vị với chúng tôi chúng tôi đã tường trình với quý vị về các luật lệ và quy định của Trung Quốc, cũng là cơ sở cho công tác của quý vị ở Trung Quốc. Về vấn đề liên hê, tôi nghĩ giới truyền thông và ký giả có liên quan biết rất rõ về vấn đề đó.
Hỏi: Chính phủ Trung Quốc nói sao về các cáo giác cho rằng chính phủ đang kiểm duyệt truyền thông nước ngoài qua việc trục xuất cô Melissa Chan?
Ông Hồng Lỗi: Tôi đã nêu ra rằng Trung Quốc theo đúng các luật lệ và quy định hiện hành trong việc xử lý với các ký giả có liên quan. Tôi nghĩ các cơ quan truyền thông và ký giả rất rõ về các vai trò nào và các quy định nào mà họ đã vi phạm.
Hỏi: Chúng tôi có thể nhìn thấy các quy định đó ở đâu bởi vì chúng tôi có vấn đề khi tìm hiểu luật lệ và quy định nào đã bị vi phạm. Do đó, chúng tôi có thể tìm ở đâu ra quy định nếu như chúng tôi muốn thấy điều khoản nào đã bị vi phạm theo luật pháp của Trung Quốc?
Ông Hồng Lỗi: Tôi nghĩ tôi đã trả lời câu hỏi có liên quan rồi.
Hỏi: Tôi chỉ muốn biết liệu có nên coi việc trục xuất cô Melissa Chan như một lời cảnh báo đối với các ký giả đang làm việc ở Trung Quốc?
Ông Hồng Lỗi: Tôi vừa trả lời các câu hỏi có liên hệ. Về vấn đề các ký giả nước ngoài, các chính sách và quyết định của chúng tôi rất dễ thấy. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp sự thuận lợi cho ký giả nước ngoài làm công tác tường thuật ở Trung Quốc và chúng tôi hoan nghênh các ký giả nước ngoài làm việc tại Trung Quốc. Đồng thời chúng tôi cần nhấn mạnh rằng các ký giả nước ngoài phải tuân thủ luật pháp và các quy định của Trung Quốc, cũng như các nguyên tắc về ký giả trong khi làm công tác tường thuật ở Trung Quốc.
Hỏi: Trong điều kiện nào thì Al Jazeera sẽ được cấp giấy phép và thị thực cho một phóng viên mới?
Ông Hồng Lỗi: Chi nhán Al Jazeera ở Bắc Kinh vẫn hoạt động bình thường.
Hỏi: Vậy nếu có một thông tín viên mới cho Al Jazeera thì quý ông có cấp thị thực cho họ không?
Ông Hồng Lỗi: Chúng tôi sẽ xúc tiến thủ tục hiện hành theo đúng các luật lệ và quy định.
Hỏi: Ông có thể cho chúng tôi biết ai đưa ra quyết định không cấp phép cho cô Chan, có phải là Bộ Ngoại giao hay là một bộ nào khác?
Ông Hồng Lỗi: Chúng tôi xử lý vấn đề liên hệ theo đúng luật pháp.
Hỏi: Ông có thể cho chúng tôi biết chi tiết cụ thể vì sao Melissa Chan bị trục xuất ra khỏi nước vì có rất nhiều sự hiểu lầm ở đây và trừ phi quý ông cho biết chi tiết cụ thể về việc đó thì chúng tôi rất khó hình dung được chính xác chuyện gì đang xảy ra.
Ông Hồng Lỗi: Tôi đã trả lời câu hỏi này rồi.
Hỏi: Tôi nghĩ mối quan ngại chính của các ký giả là chính phủ Trung Quốc, quý ông dùng vấn đề thị thực như một cách để kiểm duyệt công việc của ký giả ở Trung Quốc. Đây có phải là một tiền lệ về cách thức Bộ Ngoại giao sẽ hành xử trong tương lai hay không?
Ông Hồng Lỗi: Tôi đã nhấn mạnh rằng Trung Quốc hoan nghênh các ký giả nước ngoài tường thuật tại Trung Quốc và chúng tôi cũng đã cung cấp mọi tiện nghi cho các ký giả nước ngoài tường thuật một cách khách quan tại Trung Quốc. Tôi nghĩ quý vị đã ở Trung Quốc nhiều năm và đã biết rõ về việc này. Đồng thời tôi muốn nhấn mạnh rằng các ký giả nước ngoài phải tuân thủ luật pháp và các quy định của Trung Quốc trong khi công tác tại Trung Quốc.
Hỏi: Chính phủ Trung Quốc có thể nói gì nếu một ký giả Trung Quốc bị một nước ngoài trục xuất?
Ông Hồng Lỗi: Tôi muốn nêu ra rằng chính phủ Trung Quốc sẽ theo đúng các quy định hiện hành trong khi đối xử với các ký giả nước ngoài.
Hỏi: Các luật lệ và quy định của Trung Quốc được ghi rõ, vì thế ngay cả nếu như chúng tôi không biết luật lệ hay quy định nào cô Melissa bị cáo buộc là đã vi phạm, chúng tôi cũng biết các quy định đó nói gì. Theo tôi biết thì không có nơi nào khái niệm về nguyên tắc báo chí của chính phủ Trung Quốc được ghi ra. Làm thế nào chúng tôi có thể thẩm định liệu cách hành xử của chíng tôi có theo đúng khái niệm về nguyên tắc báo chí của Trung Quốc, và ông có thể cho chúng tôi hướng dẫn về khái niệm đó ra sao hay không?
Ông Hồng Lỗi: Tôi nghĩ các chính sách và luật lệ của chúng tôi có liên quan đến các ký giả nước ngoài rất rõ ráng. Trong công tác và các trao đổi của quý vị với chúng tôi chúng tôi đã tường trình với quý vị về các luật lệ và quy định của Trung Quốc, cũng là cơ sở cho công tác của quý vị ở Trung Quốc. Về vấn đề liên hê, tôi nghĩ giới truyền thông và ký giả có liên quan biết rất rõ về vấn đề đó.
Hỏi: Chính phủ Trung Quốc nói sao về các cáo giác cho rằng chính phủ đang kiểm duyệt truyền thông nước ngoài qua việc trục xuất cô Melissa Chan?
Ông Hồng Lỗi: Tôi đã nêu ra rằng Trung Quốc theo đúng các luật lệ và quy định hiện hành trong việc xử lý với các ký giả có liên quan. Tôi nghĩ các cơ quan truyền thông và ký giả rất rõ về các vai trò nào và các quy định nào mà họ đã vi phạm.
Hỏi: Chúng tôi có thể nhìn thấy các quy định đó ở đâu bởi vì chúng tôi có vấn đề khi tìm hiểu luật lệ và quy định nào đã bị vi phạm. Do đó, chúng tôi có thể tìm ở đâu ra quy định nếu như chúng tôi muốn thấy điều khoản nào đã bị vi phạm theo luật pháp của Trung Quốc?
Ông Hồng Lỗi: Tôi nghĩ tôi đã trả lời câu hỏi có liên quan rồi.
Tin liên hệ
-----------------------------------------------------
BBC
Cập nhật: 06:04 GMT - thứ ba, 8 tháng 5, 2012
Đài truyền
hình al-Jazeera cho biết họ buộc phải đóng cửa văn phòng tiếng Anh ở
Bắc kinh sau khi phóng viên của họ bị trục xuất.
Phóng viên
Melissa Chan nổi tiếng với các loạt bài phóng sự về Trung Quốc
Quyết định
của Trung Quốc không gia hạn thị thực và cấp mới thẻ tác nghiệp cho
phóng viên Melissa Chan của đài al-Jazeera là lần đầu tiên nước này có
hành động như thế đối với phóng viên nước ngoài trong nhiều năm.
Giới chức
Trung Quốc cũng từ chối người thay thế bà Chan, phóng viên al-Jazeera
thường trú tại Trung Quốc từ năm 2007.
Al-Jazeera nói
họ sẽ "tiếp tục yêu cầu được hiện diện tại Trung Quốc".
Họ bày tỏ thất
vọng trong một tuyên bố và cho biết đã yêu cầu gia hạn thị thực cho phóng
viên của họ "khá lâu”.
Tuy nhiên, sự
việc này không gây ảnh hưởng đến văn phòng tiếng Ả Rập của đài.
Động thái này
được xem là nỗ lực của chính quyền Trung Quốc nhằm răn đe truyền thông nước
ngoài đang hoạt động tại nước này, Martin Patience, phóng viên BBC tại Bắc
Kinh, cho biết.
Bắc Kinh luôn
cho rằng các nhà báo nước ngoài được tự do đưa tin ở nước này ngoại trừ khu
vực Tây Tạng, nơi họ áp đặt lệnh cấm.
Nhưng trong thực
tế, các phóng viên thường xuyên đối mặt với sự sách nhiễu, đôi khi cả bạo
lực khi đưa tin về các vấn đề nhạy cảm, phóng viên chúng tôi cho biết.
Đầu năm 2012,
câu lạc bộ phóng viên quốc tế ở Trung Quốc ra cảnh báo sau khi một số
phóng viên châu Âu bị tấn công khi đưa tin về các cuộc biểu tình ở nông
thôn.
Một trong số
đó là vụ xe của một phóng viên Pháp bị đâm trong khi trợ lý Trung Quốc
của ông bị một nhóm người hành hung.
'Vi phạm quy tắc'
Câu lạc bộ phóng
viên quốc tế của Trung Quốc (FCCC) cho hay họ "sững sờ" trước
quyết định này.
"Các quan
chức Trung Quốc tỏ ra tức giận về một phim tài liệu phát sóng trên kênh này
hồi cuối tháng11 năm ngoái. Melissa Chan thậm chí không có vai trò gì trong
việc thực hiện phim tài liệu đó," FCCC tuyên bố.
"Họ (Trung
Quốc) cũng tỏ thái độ không hài lòng với các vấn đề biên tập tổng quát
của kênh tiếng Anh của al-Jazeera và cáo buộc bà Chan vi phạm các quy tắc
mà họ không nói rõ."
Melissa Chan, vốn nằm trong ban
quản lý câu lạc bộ phóng viên quốc tế, phải rời Trung Quốc khi thẻ báo
chí thời hạn một tháng của bà hết hạn và không được gia hạn.
Ông Salah Negm,
giám đốc tin tức của kênh truyền hình Al-Jazeera tiếng Anh nói: “Chúng
tôi làm việc theo chuẩn mực hàng đầu khi đưa tin về các sự kịên ở
Trung Quốc.”
"Chúng tôi
luôn cam kết hoạt động ở Trung Quốc. Cũng giống các cơ quan truyền
thông của Trung Quốc được đưa tin một cách tự do trên thế giới, chúng tôi
cũng mong muốn rằng bất kể phóng viên nào của Al Jazeera cũng được
tự do tương tự ở Trung Quốc,” ông nói thêm.
Vụ việc của
Al-Jazeera xảy ra trong lúc Trung Quốc đang chuẩn bị chuyển giao thế hệ
lãnh đạo sau một thập niên, một giai đọan nhạy cảm chính trị .
Đài này cũng
đưa tin về hai sự kiện đang thu hút sự quan tâm lớn và làm thế giới
tập trung vào Trung Quốc.
Việc cách chức
Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, ông Bạc Hy Lai, một nhà chính trị nhiều
tham vọng, đã thu hút truyền thông quốc tế đưa tin rộng rãi và gần đây
là việc nhà bất đồng Trần Quang Thành bỏ chạy vào sứ quán Mỹ và lưu
trú ở đấy sáu ngày.
Các bài liên quan
.
.
.
No comments:
Post a Comment