Trần Vũ: Những suy nghĩ về ngày 30/4
(phỏng vấn)
12.05.2012
Bài phỏng vấn dưới đây do nhà thơ Nguyễn Thị Thanh
Bình thực hiện. Một bản câu hỏi đã được gửi đến nhiều văn nghệ
sĩ trong và ngoài nước. Tiền Vệ sẽ lần lượt đăng tải loạt bài này.
Tiền Vệ
_______
TRẦN VŨ: NHỮNG SUY NGHĨ VỀ NGÀY 30/4
Sau ngày 30 tháng 4, trong Nam phát xuất một từ: “đổi đời”. Những giá trị hôm qua
vụt biến mất, tất cả lật ngược. Thang điểm Trí, Lễ, Nghĩa bị dập xoá, bị xem là
Khổng giáo, phong cách Tư sản, hoặc văn hoá Ngụy. Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay không sống những ngày này, nên
đôi khi không thông hiểu cộng đồng thuyền nhân. Một vài cây viết trẻ
trong nước kết án bên ngoài quá khích, nhưng nếu chính họ sống cảnh gia đình
mình bị tịch biên tài sản, cha, anh, chú, bác vào trại tập trung, bản thân họ
lầm lũi trên chiến trường Kampuchia cho các quan chức giàu sang... họ sẽ nghĩ
gì? Đa phần, tuổi trẻ hôm nay cũng sẽ tìm đường ra đi như tuổi trẻ hôm qua. Rồi
thoát ra ngoài, so sánh tình trạng độc tài và tụt hậu tại quê nhà với các xứ Tự
do, có thể đọc những quyển sử không tuyên truyền mà ghi lại tội ác thật sự của
các chế độ Sô-Viết bên Nga, bên Tàu, Cuba... tuổi trẻ Việt Nam cũng sẽ nhận chân Đại Thắng Mùa Xuân 1975
là một sự đánh tráo xương máu của dân chúng.
Các chính uỷ thường biện minh bằng câu nói của Kennedy: “Đừng hỏi
đất nước đã làm gì cho mình mà hãy tự hỏi mình đã làm gì cho đất nước?” Tất cả
chúng ta cùng biết, dân chúng các xứ Tự Do không ai còn đặt câu hỏi cách này
nữa, mà hỏi ngược: “Tiền
thuế của dân, chính phủ dùng làm gì?” Thảm kịch 30 tháng 4 đã khiến toàn
dân Việt mất quyền tra vấn chính quyền, và phải nhai mãi những khẩu hiệu “vĩ
đại/ đời đời/ nhớ ơn/ sống mãi”.
Quay về câu hỏi của Thanh Bình: tìm tên gọi khác cho ngày 30 tháng
4-1975? Với tôi, chỉ có thể là Ngày Chiến thắng của cái Ác và
Ngày của Tan vỡ. Vì tất cả vỡ tan từ ngày này, từ bên ngoài vào đến trong
gia đình mình. Nếu ly tán, phân ly, kiểm kê, cải tạo là bi kịch trong từng mỗi
gia đình miền Nam, sự sụp đổ của một xã hội xây dựng trên truyền thống đạo đức
từ ngàn xưa kéo theo sự tan vỡ của nền tảng đạo đức ấy. Vì sau 30 tháng 4, phía Chiến thắng không có một hệ thống giá trị nào
khác để thay thế những giá trị mà họ phá huỷ. Chủ Nghĩa Mác-Lê không là một hệ
thống đạo đức.
Chính từ khoảng trống đạo đức này ở cả hai miền Nam-Bắc sau 1954
và sau 1975 đã làm phát sinh ra tình trạng bất lương, vô lương tâm trong cùng
khắp các lĩnh vực bây giờ.
Với hai câu thơ “Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh / Phe nào
thắng thì nhân dân đều bại”, Nguyễn Duy đánh đồng vàng thau lẫn lộn.
Mỗi cuộc chiến có một hệ quả riêng biệt. Trong chiến tranh lạnh
đối đầu giữa Khối Xã hội Chủ nghĩa với Khối Minh ước Bắc Đại Tây dương, rõ ràng
là chiến thắng của phía Tự Do tại Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Đông Đức đã
đem đến một đời sống tốt đẹp hơn cho dân chúng các xứ này. Nhìn sang hai xứ Cao
Ly, chúng ta càng thấy rõ, với một chiến thắng quân sự của Bắc Hàn, số phận dân
Nam Hàn sẽ thê thảm. Ngược lại, nếu Bắc Hàn sập rồi sáp nhập vào Nam Hàn như
Đông Đức với Tây Đức, một cưu mang không hận thù và tương trợ là khả dĩ. Trên
nước Đức thống nhất, đã không xảy ra cảnh công an, sĩ quan quân đội Đông Đức bị
tập trung cải tạo, rồi khi tha về bị ép hiến nhà đi Kinh Tế Mới.
Kết thúc
chiến tranh Việt Nam, Đại Thắng Mùa Xuân 1975 ít nhiều đã “cải thiện”
miền Bắc từ tivi, tủ lạnh, xe máy đến nhà ở, và gia đình của 3 triệu đảng viên
phút chốc “lên đời”. Chỉ cần nhìn vào những ngôi nhà mặt tiền ở Sàigòn, Nha
Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt là thấy: Chủ mới mang giọng nói của phía chiến thắng.
Chủ cũ vượt biên hay bị đẩy lùi vào trong những ngõ hẻm.
Thật sự, nếu không có các quốc gia đệ tam nhân đạo cho phép thuyền
nhân sinh sống, con cái được ăn học bình đẳng với dân bản xứ, rồi từ sự thành
đạt nơi quê người họ lại gửi tiền về giúp thân nhân, số phận của dân miền Nam
đã đen tối. Nhìn vào những suất du học cho sinh viên “tự túc” và “không tự túc”
càng thấy rõ tỷ lệ chênh lệch giữa hai miền.
Ai? Ai
trong số những nhà văn, nhà thơ của Hội Nhà Văn Chiến Thắng đã viết về thân
phận của phía bại trận? Không một dòng chữ.
Trong lúc các nhà văn của Hội Nhà Văn nhận các suất chiêu đãi du
lịch Âu-Mỹ, các nhà văn miền Nam đã tù đày, lầm than, hoặc phải lìa quê hương
ngôn ngữ văn chương của họ. Rứt ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, không riêng
những nhà văn, với từng người Việt là một đau đớn tinh thần. Gấp vạn lần nỗi
đau vật chất.
Không.
Không phải như Nguyễn Duy viết: “Phe nào thắng thì nhân dân đều bại”. Chính phe Độc Tài chiến thắng
thì dân chúng mới bại.
Trần Vũ
-------------
Đã đăng:
11.05.2012
10.05.2012
09.05.2012
Đinh
Từ Bích Thúy: Những suy nghĩ về ngày 30/4 (phỏng vấn) - Ðinh
Từ Bích Thúy / Nguyễn
Thị Thanh Bình
08.05.2012
07.05.2012
Chân Phương: Những suy nghĩ về ngày 30/4 (phỏng vấn) - Chân Phương / Nguyễn Thị Thanh Bình
06.05.2012
05.05.2012
Nhã
Thuyên: Những suy nghĩ về ngày 30/4 (phỏng vấn) - Nhã
Thuyên / Nguyễn
Thị Thanh Bình
04.05.2012
03.05.2012
Hoàng
Chính: Những suy nghĩ về ngày 30/4 (phỏng vấn) - Hoàng
Chính / Nguyễn
Thị Thanh Bình
03.05.2012
02.05.2012
GS
Nguyễn Ngọc Bích: Những suy nghĩ về ngày 30/4 (phỏng vấn) - Nguyễn
Ngọc Bích / Nguyễn
Thị Thanh Bình
02.05.2012
01.05.2012
30.04.2012
Bắc
Phong: Những suy nghĩ về ngày 30/4 (phỏng vấn) - Bắc
Phong / Nguyễn
Thị Thanh Bình
30.04.2012
Uyên
Thao: Những suy nghĩ về ngày 30/4 (phỏng vấn) - Uyên
Thao / Nguyễn
Thị Thanh Bình
29.04.2012
Liêu
Thái: Những suy nghĩ về ngày 30/4 (phỏng vấn) - Liêu
Thái / Nguyễn
Thị Thanh Bình
28.04.2012
Nguyễn
Viện: Những suy nghĩ về ngày 30/4 (phỏng vấn) - Nguyễn
Viện / Nguyễn
Thị Thanh Bình
28.04.2012
Cảm
tưởng về ngày 30/4 (tiểu luận / nhận định) - Nguyễn
Thị Thanh Bình
.
No comments:
Post a Comment