Sunday 6 May 2012

PHE PHÁI TRONG CỘNG ĐẢNG TRUNG HOA (Hùng Tâm)




Hùng Tâm

Vì thời sự đang nóng với chuyện Trung Quốc, sau vụ Vương Lập Quân rồi Bạc Hy Lai và nay lại có vụ Trần Quang Thành, Hồ Sơ Người-Việt k này tiếp tục trình bày nội tình của Trung Quốc trước Ðại Hội 18. Xin quý độc giả đón xem qua mỗi số báo ngày Thứ Năm và trên Người Việt Online.

Dù có tranh chấp v
à bè phái đến mấy, giới cầm quyền Cộng Sản tại Trung Quốc cũng rất sợ gây ra khủng hoảng trong đảng và vận dụng tối đa mưu lược cho việc chiếm tay lái mà không làm đắm thuyền. Hình minh họa chụp tại Quảng Trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, 11 tháng 4, 2012. (Hình: Mark Ralston/AFP/Getty Images)  

Chúng ta nhớ lại Gi
ám đốc Công an Vương Lập Quân đã vào tòa Tổng Lãnh Sự Hoa K xin tỵ nạn hôm mùng 6 tháng 2, sau đó là vụ Bạc Hy Lai bị cách chức bí thư Trùng Khánh qua lời thông báo chính thức của Lý Nguyên Triều, trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương vào ngày 15 tháng 3. Ngày hôm trước, khi kết thúc k họp thứ 5 của Quốc Hội khóa 11, Thủ Tướng Ôn Gia Bảo báo động là Trung Quốc có thể bị nguy cơ khủng hoảng như trong vụ Cách Mạng Văn Hóa từ 1966 đến 1976.

Thời sự n
óng hổi lại bị nhồi trong tin đồn qua 4 ngày 19-22 tháng 3 về một âm mưu đảo chánh quân sự do Bạc Hy Lai và Chu Vĩnh Khang, trưởng Ban Pháp Chính Trung Ương, tiến hành. Sau đấy, ngày 10 tháng 4 thì Bạc Hy Lai bị đuổi ra khỏi Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng, một chuyện khá hy hữu bất ngờ.
Những biến cố
đó khiến dư luận xôn xao mà quên mất lời báo động của Ôn Gia Bảo, kèm theo là một phát biểu còn lạ hơn: Sẽ có lúc chúng ta phải nhìn lại vụ Thiên An Môn năm 1989.”

Phải ch
ăng ông ta hàm ý là đảng nên tự kiểm điểm về vụ này? Hơn 20 năm sau, giới lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Hoa mới hé răng nói đến một vụ tàn sát thường dân. Mà nhắc tới điều ấy trước khi có đại hội đđưa thế hệ thứ năm lên lãnh đạo và chuẩn bị nhân sự cho thế hệ thứ sáu, những người sẽ lãnh đạo Trung Quốc sau năm 2023.

Chi tiết ấy khiến ta ch
ú ý đến sự kiện là những người sắp lên lãnh đạo Trung Quốc ngày nay đều trưởng thành sau vụ Thiên An Môn nên rất sợ tái diễn khủng hoảng: 90 năm sau khi thành lập đảng Cộng Sản (năm 1921), hơn 60 năm sau khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc ra đời (1949) và sau hơn 30 năm cải cách kinh tế (1979), Trung Quốc chưa tìm ra thể thức chuyển giao quyền lực một cách hòa bình, yên ổn. Và mươi năm một lần, đến thời chuyển quyền xứ này lại gặp bất ổn vì đấu tranh nội bộ.
Nhớ lại khung cảnh chung rồi, ch
úng ta mới lần giở hồ sơ về các phe phái hay vây cánh trong trận đánh về quyền lực sắp tới.

Hai quan niệm về quyền lực

Ðảng Cộng Sản Trung Hoa tự nhận l
à đại diện của 1) các lực lượng sản xuất tiên tiến, 2) nền văn hóa tiên tiến và 3) đại đa số quần chúng nhân dân. Ðấy là lý luận tam cá đại biểu của Giang Trạch Dân khi ông tổng hợp 80 năm kinh nghiệm của đảng và thông báo tại Ðại Hội 16 vào năm 2002, trước khi trao quyền cho thế hệ thứ tư là Hồ Cẩm Ðào, Ngô Bang Quốc và Ôn Gia Bảo.

Phần l
ý thuyết là vậy. Thực tế vẫn là vì đảng giữ vị trí độc quyền, các đảng viên đều cố lên vị trí cao nhất trong hệ thống chính trị, vì quyền hay vì lợi. Lý luận dân chủ tập trung thì giả định là tiến trình tuyển cử lãnh đạo vẫn có đặc tính dân chủ trong đảng, chứ thật ra vẫn là chuyện gây bè kết phái.

Từ hai chục n
ăm qua, người ta thấy chuyện bè phái kết tinh vào hai xu hướng.

Rất hợp l
ý với mưu thuật chính trị trong một xã hội không có dân chủ, xu hướng thứ nhất đi từ trên xuống. Họ là thành phần tự coi là tinh hoa của đảng khi tốt nghiệp hệ thống đào tạo cao cấp nhất hoặc xuất thân từ gia đình công thần. Xu hướng này cũng có lãnh tụ các tỉnh duyên hải xây dựng sự nghiệp quanh họ Giang và liên kết với nhau theo chủ trương là phải cải cách kinh tế để nâng cao khả năng cạnh tranh của xứ sở trên trường quốc tế. Nơi có sức cạnh tranh cao nhất chính là các tỉnh miền Ðông. Nhờ ưu thế chính trị và quan hệ thân tộc, họ bị mang tiếng là cấu kết và tham nhũng. Trong xu hướng gọi là tinh hoa, người ta có Cánh Thượng Hải, Cánh Thanh Hoa và nổi tiếng nhất là Thái tử đảng.

Xu hướng thứ hai
đi từ quần chúng lên. Ở tuổi trung niên, họ phục vụ tại các địa phương có nhiều vấn đề rồi lên chức trong mạng lưới xây dựng nhân sự tương lai của đảng là Ðoàn Thanh Niên Cộng Sản (Cộng Thanh Ðoàn). Ðặc tính của họ là thân dân, “đại chúng, hay mị dân, tùy cách gọi. Khi lên tới chức vụ cao cấp thì họ nâng đỡ nhau với chủ trương tăng cường quyền lực trung ương để phân bố lại tài nguyên cho các tỉnh lạc hậu bên trong hầu có thể phát triển một xã hội hài hòa và ổn định. Xuất thân từ nguồn gốc đó, Hồ Cẩm Ðào là người dẫn đầu và nâng đỡ xu hướng này, mà người ta gọi là “Ðoàn phái. Tuy nhiên, trong số này cũng có người tốt nghiệp các trường ưu tú như Ðại Học Bắc Kinh hay Phục Ðán ở Thượng Hải.

Ch
úng ta khó nhìn ra cái hợp lý của chuyện phe phái nếu không chú ý tới hai hướng tinh hoa và thân dân đó. Hồ sơ này xin dùng chữ một cách vôđể diễn tả cái nhìn của kẻ trong cuộc, là các diễn viên trên chính trường Trung Quốc. Còn chuyện cách mạng, lý luận vô sản hay các khẩu hiệu khác, như cải cách quốc gia hay bảo vệ chế độ, đều chỉ là bề mặt.

Tuy nhi
ên, tút tỉa kinh nghiệm Cách Mạng Văn Hóa thuở ấu thơ và biến cố Thiên An Môn 89 ở tuổi trưởng thành, các đảng viên đang tiến lên vị trí lãnh đạo đều ý thức được rằng còn đảng mới còn quyền. Cho nên, dù có tranh chấp và bè phái đến mấy, họ cũng rất sợ gây ra khủng hoảng trong đảng và vận dụng tối đa mưu lược cho việc chiếm tay lái mà không làm đắm thuyền.
Từ những n
ét chung đó, chúng ta đi vào từng phe.

Cánh Thượng Hải

Ðây chỉ l
à một phe trong đảng, quy tụ các trung ương ủy viên đã lên chức tại Thượng Hải nhờ sự cất nhắc của Giang Trạch Dân, xưa kia từng là bí thư Thượng Hải. Ngoài ra cũng có các đảng viên cao cấp từng phục vụ dưới quyền của họ Giang. Cách gọi tên phản ảnh một sự phê phán về âm mưu củng cố quyền lực của Giang khi đã phải về hưu từ sau Ðại Hội 16 vào năm 2002 mà vẫn gài người vào để chi phối hệ thống lãnh đạo của Hồ Cẩm Ðào, như Tăng Khánh Hồng, Giả Khánh Lâm, Tăng Bối Viêm.

C
ánh Thượng Hải bị tai tiếng nặng với vụ bí thư Thượng Hải là Trần Lương Vũ bị ra tòa và năm 2008 lãnh án 18 năm tù vì tội tham nhũng. Chu Vĩnh Khang, người nâng đỡ Bạc Hy Lai cũng thuộc cánh này. Chi tiết ấy khiến ta nên lưu ý đến lập trường hay sự im lặng của Giang Trạch Dân trong vụ khủng hoảng Trùng Khánh vừa qua. Vì lý do tuổi tác, cánh này mất dần ưu thế, nhưng vẫn có một đại diện sáng giá là Tập Cận Bình, người có hy vọng thay thế Hồ Cẩm Ðào là thế hệ lãnh đạo thứ năm.

Trong thế hệ n
ày, ngoài họ Tập, Lý Trường Xuân, Trương Ðức Giang, Lưu Vân Sơn và Trương Cao Lợi cũng thuộc cánh này...

Cánh Thanh Hoa

Ðại Học Thanh Hoa ở Bắc Kinh l
à ngôi trường nổi tiếng nhất nhì Trung Quốc và đào tạo ra một lớp đảng viên ưu tú đã lên tới những chức vụ cao cấp nhất trong 10 năm vừa qua. Hồ Cẩm Ðào, Ngô Bang Quốc, Lưu Yến Ðông hay Tập Cận Bình đều xuất thân từ đây. Một số không nhỏ trong cánh này đã dám nghĩ tới việc dân chủ hóa từ dưới lên, nhất là những người tốt nghiệp xong còn được đi học tại Hoa K. Tuổi thanh niên của họ là dưới trào lưu cải cách của Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương (từ 1980 đến 1989) nhưng lý tưởng ấy cũng bị sự biến Thiên An Môn 89 làm giảm bớt nhiệt tình. Tùy từng vấn đề mà họ có thể thiên về xu hướng tinh hoa hay quan điểm của Hồ Cẩm Ðào. Nhắc tới Thanh Hoa, người ta lại thấy ra khuôn mặt Tập Cận Bình.

Thái tử đảng

Theo nghĩa hẹp,
đây là con cháu của tám công thần thời lập quốc gọi là Bát đại nguyên lão (Ðặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm, Trần Vân, Bành Chấn, Bạc Nhất Ba, Dương Thượng Côn, Hoàng Chấn và Tống Nhậm Cầm). Thật ra, họ thuộc tầng lớp con ông cháu cha thời cách mạng, con số thật có thể lên đến hơn 200. Trong số này cũng có người tốt nghiệp các đại học uy tín và đã lên tới vị trí cao cấp từ Ðại Hội 17. Ðiển hình là Tập Cận Bình, con trai Tập Trung Huân và xuất thân từ trường Thanh Hoa và cũng đã đi học bên Mỹ.

Nh
óm người này không có một chủ trương hay quan điểm thống nhất ngoài tính chất có vẻ văn minh vì giao du với bên ngoài và liên kết cùng nhau vì quyền lợi. Nổi tiếng tích cực trên doanh trường - và tham nhũng - họ có một đặc tính chung là theo chủ nghĩa cơ hội. Giang Trạch Dân đã khéo vận động thành phần này làm thế lực đôi khi mâu thuẫn với Hồ Cẩm Ðào.

Trong thế hệ thứ n
ăm, các khuôn mặt nổi của đám quý tộc đảng gồm có Phó Thủ Tướng Vương K Sơn, con rể của Ðào Y Lâm; Giang Miên Hằng và Tướng Giang Miên Khang, con trai Giang Trạch Dân; Trần Hạo Tô, con trai Thống chế kiêm Ngoại trưởng Trần Nghị; Tướng Lưu Nguyên, con trai Lưu Thiếu K; Trần Nguyên, con trai Trần Vân; Tăng Duy, con trai Tăng Khánh Hồng.... Cùng với tập Cận Bình, Bạc Hy Lai là ngôi sao sáng nhất của nhóm này thì nay đã rụng.

Ðoàn phái

Trong các phe phái và vây cánh mạnh nhất ngo
ài tiền trường và trong hậu trường chính trị Trung Quốc có những đảng viên xuất thân và lên chức từ Cộng Thanh Ðoàn. Lý do đầu tiên là tổ chức.

Trước khi th
ành lập năm 1921, đảng Cộng Sản đã xây dựng lực lượng từ đoàn thể thanh niên này và ngày nay, họ có 73 triệu thành viên. Cái khung của việc đoàn ngũ hóa thanh niên làm nguồn nhân lực cho đảng khiến tổ chức này phát triển ở mọi địa phương và có quy củ hơn những kết hợp ngẫu nhiên vì gia cảnh (Thái Tử Ðảng) hay nghề nghiệp, chức vụ.

Từ khi
Ðặng Tiểu Bình chọn Hồ Cẩm Ðào lên làm lãnh tụ đời thứ tư, “Ðoàn phái đã thành hình: Họ Hồ tìm kiếm và nâng đỡ các thành viên rồi đưa họ đi phục vụ từ dưới cơ sở lên và ai thành công thì tiến dần vào hệ thống lãnh đạo của đảng. Mẫu số chung của phái này là nắm vững tình hình địa phương và vào tới trung ương thì tìm cách củng cố quyền lực trung ương để phát triển các địa phương nghèo hầu tạo ra quân bình và ổn định trong xã hội.

Trong th
ành phần sẽ lên vị trí lãnh đạo từ năm tới có Phó Thủ Tướng Lý Khắc Cường, Trưởng Ban Tổ Chức Lý Nguyên Triệu, Bí Thư Quảng Ðông Uông Dương, Ủy Viên Quốc Vụ Viện Lưu Yến Ðông (nữ), Phó Trưởng Ban Tổ Chức Lệnh Kế Hoạch, Bí Thư An Huy Trương Bảo Xuân, Bí Thư Tứ Xuyên Lưu K Bảo, Phó Bí Thư Sơn Tây Viên Thuần Thanh...

***

Nhìn trên toàn cảnh thì ta thấy ra sự tr
òng tréo về thành phần, xuất xứ, kiến thức và quan hệ giữa ngần ấy phe. Họ cùng nhắm vào thứ nhất một trong bảy ghế của Thường Vụ Bộ Chính Trị, thứ hai là một trong 25 ghế của Bộ Chính Trị, và các chức vụ then chốt trong đảng và nhà nước. Tinh thần chung là xây dựng sự đồng thuận của tập thể và cân bằng lực lượng để không phe nào có thế lực lấn át. Do hoàn cảnh lịch sử, Cánh Thượng Hải còn ưu thế mà mất dần, Ðoàn phái thì có nhân lực thay thế và còn nhắm vào thế hệ thứ sáu. Ðám Thái tử đảng ở giữa thì tìm cơ hội.

C
ũng do bản năng tồn tại, thành phần lãnh đạo hiện nay ưu tiên chú ý đến tư tưởng, lý luận, kỷ luật và tổ chức an ninh với một quan niệm xã hội trái ngược với triết lý của Marx hay Engels: không phải những thay đổi vật chất - hay kinh tế - mà là tinh thần và văn hóa mới cải tạo xã hội. Màu sắc Trung Hoa hay sự tự tôn văn hóa có thể giải thích hiện tượng này.

Chi tiết ấy l
à điều đáng lo cho người Việt. Lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam có thể là vô văn hóa và có đầy bằng giả chứ lãnh đạo Trung Quốc thì không.


.
.
.

No comments:

Post a Comment

View My Stats