Sunday 6 May 2012

AFGHANISTAN VÀ CUỘC VẬN ĐỘNG TRANH CỬ TẠI HOA KỲ (Ts Đinh Xuân Quân)




Ts Đinh Xuân Quân

Đúng ngày 1 tháng 5 thì có tin TT Obama có mặt tại Kabul và từ đó ông có cuộc nói chuyện với dân chúng Mỹ. Theo báo chí thì sau 11giờ bay, máy bay Tổng Thống gọi là Air Force 1 (AF1) đáp xuống căn cứ Bagram lúc 10.20 tối và sáng sớm cùng ngày AF1 đã rời Kabul.

TT Obama nói “Chúng ta sẽ thấy một ng
ày mới trong tương lai…” Chuyến viếng thăm này chỉ đúng có 6 tiếng mà thôi. Theo tờ Washington Post thì TT Obama đã thăm Kabul đúng vào thời điểm ông ra tái tranh cử để nói là ông ta có chính sách chấm dứt chiến tranh tại đây và ký một thoả hiệp chiến lược có hiệu nghiệm đến 2024 với Afghanistan cho phép quân đội Mỹ có mặt tại nước này. Thoả hiệp chiến lược đến đúng lúc trước khi các nước NATO sẽ họp vào cuối tháng 5/2012 để có quyết định về Afghanistan.

B
áo chí và phe Cộng Hoà tố là TT Obama dùng cái chết của Osama Bin Laden làm đề tài tranh cử - là ông ta dám lấy các quyết định khó khăn để bảo vệ quyền lợi nước Mỹ.

Hai tuần trước t
ôi có viết về Afghanistan/ và sợ là họ bị bỏ rơi như trường hợp Việt Nam. Sáng ngày 2/5 mở computer nhận được tin của toà Đại sứ Mỹ tại Kabul cho biết là phải “án binh bất động vì một trung tâm của LHQ nơi mà nhiều bạn bè còn ở - bị tấn công, chỉ vài giờ sau khi TT Obama rời Kabul. May thay quân tự sát Taliban không vượt nổi hàng rào an ninh và cửa của khu này.

Khi n
ói đến Afghanistan ai cũng bi quan, nhất là giới truyền thông Mỹ. Theo thăm dò ý kiến của New York Times/CBS ngày 25 tháng 3 thì 69% dân Mỹ cho là nên rút. Cuộc thăm dò ý kiến của Pew Research Center trước đó cho thấy 57% dân Mỹ cho là Mỹ nên rút sớm hơn. Nhiều đồng minh NATO như Hoà lan đã rút và Pháp và Australia cũng tuyên bố sẽ rút.

Nay Osama Bin Laden
đã bị hạ sát và phe chủ hoà đòi rút quân vì theo họ chiến tranh Afghanistan đã trở thành một cuộc chiến để ủng hộ một chế đtham nhũng. Theo ứng cử viên Mitt Romney thì Obama đang sắp xếp chiến lược Afghanistan theo lịch trình tranh cử Tổng thống năm 2012 và nói mục tiêu của Mỹ là phải đánh quỵ Taliban trên chiến trường.
Phe ủng hộ / n
ói cần có thời gian để xây dựng quân đội Afghanistan tự lo an ninh của họ và việc Mỹ “đi đêmvới Taliban hay làm sao đối phó với Pakistan, nơi trú ẩn của Taliban.

Chiến lược mới của Mỹ tại Afghanistan l
à gì? Những khó khăn còn lại và liệu Afghanistan sẽ có giống miền Nam Việt Nam trước đây không?

Chiến lược mới ở Afghanistan

Từ c
ăn cứ Bagram [cũng giống căn cứ Biên Hoà chỉ cách Kabul có 40 km] TTObam bay đến dinh TT và gặp TT Hamid Karzai. TT Obama tuyên bố Tôi đến đây chứng tỏ tình hữu nghị hai bên và cám ơn các quân nhân Mỹ và Afghanistan đã hy sinh trong 10 năm qua - I’m here to affirm the bond between our two countries and to thank Americans and Afghans who have sacrificed so much over these last 10 years.”

TT Obama và Karzai ký “thoả hiệp chiến lược
có hiệu nghiệm đến 2024. Theo TT Obama thì cả thế giới sẽ thấy là dân Afghanistan sẽ có một đồng minh là nước Mỹ. Mục tiêu mới là không phải xây dựng Afghanistan theo kiểu mẫu nước Mỹ hay giết sạch ảnh hưởng Taliban, vì điều ấy sẽ đòi hỏi nhiều nhân mạng và tiền bạc của Mỹ. Mục tiêu của hai bên sẽ là triệt al-Qaeda.

Thoả hiệp chiến lược/ c
ó nghĩa là Mỹ sẽ giúp Afghanistan sau 2014. Có nghĩa là Mỹ sẽ tiếp tục huấn luyện, trang bị và cố vấn quân đội và cảnh sát xứ này sau 2014, năm mà Afghanistan hoàn toàn lãnh trách nhiệm. Cần nhớ lại là quân đội Afghanistan do Liên Xô trang bị trước đây chỉ sụp đổ khi Liên Xô tan rã, không tiếp tục viện trợ cho Afghanistan nữa.

Kết quả l
à 33,000 quân mà TT Obama cho bổ sung vào thời điểm 2009 sẽ về Mỹ vào tháng 9, 2012 và quân đội Afghanistan sẽ gánh trách nhiệm tự bảo vệ họ. Tất cả quân sẽ rút vào 2014 trừ một số huấn luyện viên và một toán nhỏ quân Mỹ thuộc Lực lượng Đặc biệt. Mặc dù thế, nước Mỹ sẽ không có căn cứ vĩnh viễn tại Afghanistan.

Thoả hiệp chiến lược
đã được ký sau hơn 20 tháng điều đình. Mối lo của TT Karzai là vấn đề kiểm soát các vụ hành quân LLĐB trong ban đêm và nhà tù quân sự Bagram. Liên hệ Karzai-Obama gặp nhiều khó khăn trong quá khứ vì theo ông Karzai Mỹ có vẻ qua mặt Afghanistan trong cuộc điều đình với Taliban [Afghanistan đã học được bài học Hoà đàm Paris về VN, trong đó Kissinger và Haig bán đứng VNCH cho CSVN]. Phía Afghanistan đòi chủ quyền và TT Karzai được mãn nguyện. Thỏa hiệp này cũng cho thấy là chính phủ Mỹ sẽ phải tiếp tục xin viện trợ của Quốc Hội [Afghanistan cũng đã học được bài học về cam kết giữa TT Nixon với TT Thiệu, nhưng sau đó QH từ chối ngân sách; k này cũng vậy, hành pháp Mỹ sẽ phải trình QH để có ngân sách viện trợ cho Afghanistan]. Thoả hiệp này cũng cho thấy những thay đổi trong liên hệ Mỹ-Afghanistan và Mỹ có phần thận trọng hơn trường hợp VN. Nay còn vấn đề viện trợ và Afghanistan chờ đợi cuộc họp của NATO tại Chicago và cuối tháng 5-2012 sẽ phần nào cho biết về vấn đề này.

Vai trò chính phủ Afghanistan: An Ninh và xây dựng

Tại Afghanistan, LHQ vẫn cầm
đầu giúp cho việc Chính danh ngôn thuận. Lược lượng - quân ISAF (International Security Armed Forces) gồm trên 40 nước được đặt dưới sự điều khiển của Mỹ nhưng về chính trị lúc nào cũng có đại diện của LHQ.

N
ăm 2003 có 5,000 quân ISAF, năm 2005 có 10,000 (trung bình 4 binh sĩ cho 10,000 dân) và năm 2007 có 20,000 quân (ít hơn cảnh sát thành phốLos Angeles) và năm 2009 có 100,000 và 2010 có 130,000. Nhiều nơi trong lãnh thổ Afghanistan đã bị bỏ trống trong nhiều năm.

Sự yếu k
ém của chính phủ, sự ít ỏi quân LHQ/ISAF (vì Mỹ lo cho chiến tranh Iraq) đã giúp Taliban trở lại (nhiều khi được phe Hồi giáo Pakistan giúp và nuôi dưỡng). Các chi tiêu của Mỹ cho Afghanistan từ 2001 2010 cho thấy:

C
ác nỗ lực nhằm về an-ninh quốc phòng nhưng ít về phát triển hay xây dựng chính trị. Các cố gắng trao trách nhiệm cho quân đội không đi đôi với trách nhiệm xây dựng guồng máy hành chính và chính trị.

Mỹ
đã tăng tài trợ cho quân đội Afghan từ $1.9 tỷ vào 2006 lên $12.5 tỷ/năm vào 2011. Quân số ANA tăng gấp ba từ 36,000 năm 2006 lên đến 170,000 và cuối năm 2010 và quân đội quốc gia và cảnh sát được dự trù nâng lên tới quân số là 400,000 vào 2014. Vì vậy chi tiêu quốc phòng đã là mục chính trong các chi tiêu cho Afghanistan.


Các khó khăn còn lại

Theo nhiều chuy
ên gia quốc tế thì Hội nghị Bonn năm 2001 đã đặt những căn bản pháp luật cho chính quyền theo kiểu Tây phương (Hiến Pháp, bầu cử TT và QH, vv). Sau hội nghị Bonn LHQ đã giúp việc xây dựng một Hiến Pháp (HP) được 99% dân ủng hộ, tổ chức bầu cử Tổng Thống và Quốc Hội. Trên 8 triệu người tham gia bầu cử TT (năm 2004) và 6.4 triệu người tham gia bầu cử QH năm 2005. Nhưng không có nhiều cố gắng xây dựng chính quyền, xây dựng các đảng đối lập, vv., củng cố chính quyền.

Hội nghị Thượng
đỉnh của NATO vào 2 ngày 20 & 21/5 này tại Chicago về Afghanistan sẽ ra sao? Theo ông Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen thì ông đề nghị NATO tiếp tục có mặt sau 2014 để bảo đảm an ninh cho chính phủ Afghanistan. Ông đề nghị một hàng rào hỏa tiễn để trong tương lai phát triển thành một hàng rào hoàn hảo bảo vệ dân, lãnh thổ, và lực lượng quân sự của khối NATO.
T
ình trạng trên cho thấy là chiến tranh Afghanistan tuy là từ 10 năm nhưng thật ra Mỹ và cộng đồng quốc tế đã bỏ rơi Afghanistan trong nhiều năm đầu và chỉ bắt đầu trở lại đầu tư phát triển và bắt đầu xây dựng guồng máy chính phủ là từ 2007-2008 và bắt đầu đầu tư vào an ninh từ 2008-2009 nghĩa là từ 3 năm nay mà thôi, từ khi chiến tranh Iraq đã xuống thang.

Cuộc tranh cử TT Hoa K
đang ảnh hưởng đến chiến lược mới của Mỹ tại Afghanistan. Nước này đang tiếp tục xây dựng một quân đội trong một xã hội còn nạn mù chữ cao và sẽ cần thời gian, ít nhất 10 năm. Khác với VN, qua Thoả hiệp chiến lược Afghanistan đã - ít nhất trên giấy tờ - được sự giúp đỡ lâu dài, 10 năm sau sự rút quân của NATO và Mỹ.

Hơn nữa Afghanistan n
ên rút kinh nghiệm xấu của VN [bị Mỹ bán cho CS năm 1972 nhân chuyến công du của Nixon và Kissinger tại Bắc Kinh] nói chuyện thẳng với Taliban nếu không muốn bị tế thần vì nước Mỹ không còn kiên nhẫn vì nhu cầu tranh cử hay vì lý do nào khác.

Việc x
ây dựng một guồng máy hành chính đòi hỏi nhiều thời gian hơn vì muốn xây dựng một nền công vụ thì cần 15 năm trở lên. Ngoài ra guồng máy còn phải trong sạch không tham nhũng. Hiện nay Afghanistan được coi là tham nhũng các kẽ hở về luật lệ còn quá nhiều. Các đãng phái cần được củng cố để tránh việc thiếu lãnh đạo cho tương lai.

Tạm kết

Về kinh tế th
ì có nhiều tiến bộ: xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống, cơ sở hạ tầng khá hơn. Giáo dục, y tế và phát triển nông thôn có bước tiến bộ rõ nhất. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, hiện nay điện nước, cầu cống trường học nhà thương, dù phải xây dựng hầu như là từ số không, đã thiết lập xong các căn bản hạ tầng. Khác VN, Afghanistan có nhiều tài nguyên khoáng sản (vàng, đồng, uranium, sắt, đất hiếm, dầu khí, vv) để có thể tự sống và phát triển trong tương lai. Mặc dù là an ninh có tiến bộ nhiều nhưng vẫn không tránh được các vụ tấn công tự sát hay các vụ phá rối mang nhiều tai tiếng.

Chỗ yếu l
à guồng máy hành chính, các chính trị gia Afghanistan còn nhiều cung cách bộ lạc, và tham nhũng còn quá lớn. Tình hình này sẽ là trở ngại lớn cho tương lai nếu Afghanistan không sử dụng tốt viện trợ, không xây dựng chính phủ và các đảng phái để sinh hoạt trong dân chủ.

Sẽ kh
ông có phép lạ tại Afghanistan. Lãnh đạo xứ này có phần khôn khéo hơn miền Nam VN trước đây, trong lúc TT Obama cũng muốn cuốn gói đi qua chiến lược mới. Có nhiều dấu hiệu cho thấy là Thoả hiệp chiến lược sẽ là một điểm chiến lược tranh cử của TT Obama vào 2012.

Ts ĐXQ

.
.
.


No comments:

Post a Comment

View My Stats