ABC Radio Australia
15 May 2012, 13:51 AEST
Người Uighur trên khắp thế giới đã họp mặt tại Nhật
Bản nhằm thúc đẩy mục tiêu giành độc lập tách khỏi Trung Quốc.
Thủ lĩnh của người Uighur, bà Rebiya Kadeer, phát
biểu tại Kỳ họp lần thứ 4 Hội nghị Người Uighur Thế giới tại Tokyo. (Credit:
Reuters)
Họ mong muốn Khu Tự trị Uighur Tân Cương, một vùng
lãnh thổ ở phía Tây Trung Quốc, được độc lập tách khỏi Trung Quốc.
Những căng thẳng sắc tộc đã
dẫn tới vài đợt bùng phát bạo lực tại khu vực Tân Cương, nơi sinh sống của 9
triệu người Uighur.
Chủ tịch lưu vong của Đại hội
Người Uyghur Thế giới, bà Rebiya Kadeer, đã khai mạc kỳ họp lần thứ 4 của cơ
quan này diễn ra tại Tokyo.
Trung Quốc coi đây là một tổ
chức “ly khai” và đã lên tiếng về việc Nhật Bản cấp thị thực cho bà Kadeer,
người từng tới Nhật Bản lần mới đây nhất vào năm 2009.
Bà Kadeer hiện sống lưu vong
tại Hoa Kỳ.
Bà phát biểu
tại đại hội rằng chính sách đồng hóa cưỡng bức của Bắc Kinh là không thể chấp
nhận được trong một nền dân chủ hiện đại.
"Chính quyền Trung Quốc nói họ đang tiến hành
đồng hóa và cuối cùng là loại bỏ người Uighur và các nhóm dân bản địa khác,
trong khi Trung Quốc trở thành một cường quốc toàn cầu,” bà nói.
"Chúng ta đấu tranh một cách hòa bình và hy
vọng chính phủ Trung Quốc sẽ ngừng đàn áp người Uighur. Chủ nghĩa cộng sản kiểu
Trung Quốc, nhân quyền kiểu Trung Quốc và dân chủ hóa kiểu Trung Quốc đã lỗi
thời.”
Bà nói rằng Trung Quốc phải
tôn trọng dân chủ và hòa bình cũng như chấp dứt việc đồng hóa cưỡng bức đối với
người Uighur và các sắc dân khác như ở Nội Mông và Tây Tạng, nơi người dần cũng
đang tiến hành đấu tranh đòi độc lập.
------------------------------
Tú Anh
- RFI
Thứ hai 14 Tháng
Năm 2012
Đại
hội phong trào Duy Ngô Nhĩ thế giới khai mạc tại Tokyo bất chấp phản đối của
Trung Quốc. Nhà lãnh đạo ly khai Rebiya Kadeer tố cáo chính sách đồng hóa của
Bắc Kinh và khẳng định dân tộc của bà tại Tân Cương đang chiến đấu cho sự sống
còn.
Rebiya Kadeer lãnh
đạo phong trào Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới. REUTERS/Yuriko Nakao
Theo
AFP, đại hội cộng đồng Duy Ngô Nhĩ toàn thế giới lần bốn đã khai mạc vào ngày
14/05/2012 tại thủ đô Nhật Bản dưới sự chủ tọa của bà Rebiya Kadeer.
Cũng
như ở Tây Tạng, chính sách đồng hóa mà chính quyền Trung Quốc thi hành tại Tân
Cương đã được đại hội tố cáo mạnh mẽ. Cộng đồng Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, nói
tiếng Thổ Nhĩ Kỳ tại Tân Cương cho biết họ là nạn nhân của biện pháp đàn áp,
phân biệt đối xử bắt nguồn từ chính sách Hán hóa của Bắc Kinh. Từ đa số, người
Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương biến thành thiểu số từ khi người Hán được chính quyền
khuyến khích lên lập nghiệp tại vùng lãnh thổ chiến lược có nhiều trữ lượng dầu
khí và khoáng sản này.
Khai
mạc hội nghị kéo dài năm ngày, bà Rebiya Kadeer nhận định rằng: “Trước đây,
người Duy Ngô Nhĩ phản đối Trung Quốc đàn áp để bảo vệ quyền lợi của mình, nay
phải chiến đấu vì tương lai sống còn trước chính sách đồng hóa của người Hán”.
Theo
nhà lãnh đạo ly khai này, thì tình hình Tân Cương hiện nay còn nguy ngập hơn
năm 2009 khi người Duy Ngô Nhĩ biểu tình và đụng phải cuộc đàn áp bằng vũ lực
của công an và quân đội Trung Quốc.
Đại
hội Duy Ngô Nhĩ tổ chức tại Tokyo đã bị Trung Quốc gây sức ép trong thời gian
qua. Dù vậy, Nhật Bản vẫn cấp visa cho lãnh đạo của tổ chức bị Bắc Kinh gọi là
“khủng bố” này. Bà Kadeer cho biết hội nghị quy tụ thành viên từ 20 quốc gia
trên thế giới và bà cám ơn chính phủ Nhật đã bất chấp áp lực của Trung Quốc.
Nhà
lãnh đạo tổ chức “Duy Ngô Nhĩ thế giới” tỏ hy vọng là cuộc tranh đấu ôn hòa của
dân tộc bà tại Tân Cương sẽ làm cho Bắc Kinh chấm dứt chính sách đàn áp và một
ngày nào đó bản thân chế độ chính trị độc tài của Trung Quốc cũng sẽ tự cải
cách để trở thành một chế độ dân chủ.
Khi
ở Tân Cương, bà Rebiya Kadeer là một phụ nữ nhà nghèo tự mình tạo nên sự nghiệp
bằng thương mại. Trong thập niên 1990 bà được bầu vào “Đại hội chính hiệp”. Với
vị thế này, bà tiếp cận được nhiều thông tin và nhiều lần tố cáo chính sách đàn
áp của Trung Quốc tại Quốc hội. Do tiếp xúc với một phái đoàn dân biểu Hoa Kỳ
năm 1999, gia đình và cơ sở thương mại của bà bị an ninh chiếu cố. Bản thân bà
bị tù vì tội “chống chính sách đoàn kết dân tộc”. Được trả tự do vào năm 2005,
nhà ly khai bay sang Hoa Kỳ tỵ nạn và thành lập phong trào đấu tranh mang tên
“Đại hội Duy Ngô Nhĩ thế giới” với trụ sở đặt tại Munchen, Đức Quốc.
T.
A.
No comments:
Post a Comment