BS Hồ Hải
Thứ bảy, ngày 12 tháng năm năm 2012
Chưa
có bao giờ mà tình hình căng thẳng như nhiệm kỳ XI của đảng cầm quyền ở Việt
Nam. Mới chỉ sau 1 năm đại hội XI, nhưng đã có 5 kỳ hội nghị trung ương của các
think tanks đang nắm quyền đất nước. Mặc dù, trong quá khứ, có những thời kỳ
khủng hoảng như mành treo chuông, ví như kỳ đại hội VI, khi Liên Xô cũ bắt đầu
đổi mới và sụp đổ sau đó vào cuối thập niên 1980. Nhưng lúc đó là khởi đầu một
thời kỳ minh chứng rằng những hình thái chính trị xã hội đi ngược với quy luật
xã hội học cuối cùng cũng sụp đổ.
Cũng
nhờ thời kỳ Liên Xô sụp đổ mà, các thành viên còn lại đang đi theo con đường
của Liên Xô cũ đã có những cải cách kinh tế, và nó đã mang lại những phát triển
kinh tế đáng khích lệ. Đời sống nhân dân đã được nâng lên so với thời kỳ bế
quan tỏa cảng. Nhưng cái gì là quy luật thì vẫn là khoa học và chân lý. Sau hai
thập kỷ ở Việt Nam và ba thập kỷ ở Trung Hoa, hôm nay là lúc nền kinh tế của cả
2 quốc gia này đang minh chứng rằng, quy luật bàn tay vô hình của nó sẽ phá tan
mọi ý chí chính trị đang không đáp ứng được kinh tế đã phát triển từ lượng
chuyển sang chất đủ để đòi hỏi những chuyển động chính trị.
Vấn
đề tham nhũng đang là vấn đề nhức nhối nhất, nó được xem như là giặc nội xâm
của chế độ và đất nước. Không cần bất kỳ một thế lực thù địch nào ngoài chính
quyền, mà chỉ cần một mình tham nhũng cũng đủ làm tự lật nhào chế độ chính trị
mà, hai đảng cầm quyền ở Trung Hoa và Việt Nam đang nắm giữ, dù họ có đủ lực
lượng chuyên chính vô sản để triệt hạ bất kỳ mọi nhu cầu bình thường của người
dân hay bất cứ thế lực bên ngoài nào.
Hội
nghị trung ương đảng lần 4 hồi tháng 01/2012, cách đây 4 tháng, ông tổng bí thư
đã đưa ra một nghị quyết 4, nhằm đúng
với cái bằng tiến sĩ xây dựng đảng của ông là củng cố chính quyền của đảng cầm
quyền trong 4 giải pháp. Nhưng sau 3 tháng ra đời, nghị quyết chưa đi được đến
thực tiễn, hoặc không có tác dụng với thực tế khách quan, nên nhiều vấn nạn xã
hội ào ạt diễn biến với những tham nhũng, tranh chấp đất đai, hàng loạt những
thua lỗ với con số hàng tỷ đô la ở các tổ chức tài chính kinh doanh công quyền,
những tha hóa các nhân viên công quyền và những phá sản làm cho nhiều vấn nạn
xã hội. Nó buộc phải có một hội nghị trung ương 5 cấp tốc diễn ra để bàn chuyện
cần kiếp, chuyện hiến pháp mới cho phù hợp với tình hình mới.
Nhưng
trong bài phát biểu có tính định hướng và quyết
định cho hiến pháp mới của ngài tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam không có gì
mới. Khi nó đưa ra cái cốt lõi của hiến pháp mới là nhà nước Việt Nam là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do dân, của dân và vì dân, nhưng dưới sự lãnh
đạo của đảng, và không phải là một nhà nước có tam quyền phân lập. Có nghĩa là, đảng đứng trên hiến pháp và
pháp luật để phân xử mọi việc trong nước.
Lâu
nay, tham nhũng cũng bắt đầu từ các đảng viên nắm quyền ở khắp nơi trong xã
hội. Hôm nay và ngày mai cũng là đảng viên nắm quyền lãnh đạo. Đồng thời cũng
đảng kiểm tra, kiểm soát, phê và tự phê. Nhưng đó là đi ngược với quy luật mâu
thuẩn và đối lập trong duy vật luận. Thế nhưng đảng vẫn cứ hết thành lập ban chỉ đạo trung ương phòng chống
tham nhũng với người đứng đầu là thủ tướng, thì hôm nay lại có ý
kiến thành lập thêm cái ủy ban chống tham nhũng
nữa. Như vậy, té ra cái ban chỉ đạo
phòng chống tham nhũng, mà người đứng đầu hành pháp trong hơn 5 năm qua hoạt
động không hiệu quả?
Nếu
không hiệu quả thì nguyên nhân do đâu mà không hiệu quả? Không thấy ai nói đến
nguyên nhân để giải quyết, mà chỉ thấy những kiến nghị chỉ làm cho bộ máy chính
quyền cồng kềnh thêm, trong khi ngân sách công đang rất kếch sù, nó đã góp phần
cho kinh tế suy thoái như hôm nay.
Lại
có ý kiến các think tanks cho rằng phải cải cách tiền lương để hạn chế tham
nhũng. Phải làm sao lương cao để đảm bảo 3 vấn đề. Một là đủ cho
nhân viên công quyền đủ sống. Hai là lương phải đảm bảo tái tạo sức lao động
của nhân viên công quyền. Ba là lương phải đảm bảo nhân viên công quyền nuôi
sống gia đình. Một cơ cấu lương đảm bảo 3 vấn đề ấy thì tự động tham nhũng sẽ
biến mất. Có lẽ, các think tanks về kinh tài đã quên đi yếu tố con người, như
ông Karl Marx đã "lỡ quên" cái yếu tố này trong học thuyết của ông để
ông suy diễn thế giới loài người sẽ đi đến chủ nghĩa cộng sản khoa học không
tưởng, nên Liên Xô mới sụp đổ? Con người khác với con vật ở chỗ này. Trong khi
con vật chỉ cần đủ để giải quyết bản năng sinh tồn là đủ, thì con người còn
giải quyết những đòi hỏi cao hơn, xa hơn những bản năng. Hay nói cách khác là,
những đòi hỏi của con người là không biết bao nhiêu cho đủ!
Như
tôi đã từng viết, bản chất của con người là, tư hữu và quyền lực. Nếu một tổ
chức xã hội dù nhỏ nhất là gia đình - chưa cần nói đến một tổ chức lớn hơn là
doanh nghiệp, hoặc một đất nước - mà ở đó không có một cơ cấu và hoạt động để các
quy luật mâu thuẩn và đối lập diễn ra, thì gia đình ấy không thể phát triển, mà
ngày càng tha hóa và suy yếu.
Thế
thì, với tư tưởng của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà ngài tổng bí
thư đưa ra là không có sự kiểm tra, không có điều kiện để các quy luật mâu
thuẩn và đối lập diễn ra, thì liệu có chống tham nhũng được không? Hỏi tức là đã trả lời, chuyện
chống tham nhũng và sửa chữa hiến pháp, từ cuộc họp trung ương đảng lần 5 có số
phận cũng như cái nghị quyết trung ương 4, chưa thực thi đã phá sản ngay từ bài
phát biểu của nhà kiến trúc sư cho tư tưởng, đường lối, và hành động của dân
tộc.
+ Chuyện Đông, chuyện Tây và chuyện
nước Việt
+ Về mặt lý luận hình thái kinh tế xã hội Việt đang ở đâu?
+ Về mặt lý luận hình thái kinh tế xã hội Việt đang ở đâu?
+ Cặp phạm trù hiện tượng - bản chất trong quản lý và điều
hành
+ Cặp phạm trù chung - riêng trong quản lý và điều hành
+ Cặp phạm trù ý thức - vật chất trong quản lý và điều hành
+ Duy vật luận về xã hội Việt đương đại
+ Loạt bài nói chuyện triết học của người ngoại đạo
+ Thưa các quan phụ mẫu
+ Cặp phạm trù chung - riêng trong quản lý và điều hành
+ Cặp phạm trù ý thức - vật chất trong quản lý và điều hành
+ Duy vật luận về xã hội Việt đương đại
+ Loạt bài nói chuyện triết học của người ngoại đạo
+ Thưa các quan phụ mẫu
No comments:
Post a Comment