Friday 4 May 2012

Báo TỔ QUỐC - SỐ 134 - NGÀY 1/5/2012




Tổ Quốc 134
Phát hành: 01/05/2012

Đầu năm 2011, khi mùa xuân dân chủ Ả Rập bộc phát, câu hỏi tự nhiên là liệu làn sóng dân chủ có tràn tới Việt Nam không? Câu hỏi càng tự nhiên hơn vào lúc này vì làn sóng dân chủ mới này vẫn tiếp tục tràn tới và ngày càng thêm sức mạnh.

Sau sự sụp đổ của các chế độ Ben Ali tại Tunisia và Mubarak tại Ai Cập, các chế độ quân chủ Maroc và Jordany đã nhanh chóng tự chuyển hóa về dân chủ. Gaddafi tại Lybia đã ngoan cố chống trả để rồi chết thảm. Tại Yémen Abdallah Saleh phải chấp nhận từ chức và đi lưu vong; Laurent Gbagbo bị bắt và truy tố về những tội ác tại Côte d’Ivoire; Abdoulaye Wade thất bại bẽ bàng tại Sénégal. Chế độ Al-Assad tại Syria, cũng là chế độ độc tài hung dữ và có tổ chức nhất trong các chế độ độc tài Ả Rập, vẫn ngoan cố kháng cự nhưng số phận nó chỉ còn là một vấn đề thời gian.

Làn sóng dân chủ cũng đã tràn mạnh sang Châu Á.Tại Singapore và Mã Lai dân chủ hình thức này đang nhường chỗ cho dân chủ thực sự. Tại Thái Lan quân đội trở lại trại lính, trao lại quyền lực cho một chính phủ xuất phát từ bầu cử tự do. Ngoạn mục hơn cả là sự chuyển hướng đột ngột tại Miến Điện, càng ngoạn mục vì nó cũng là một thay đổi đồng minh; Miến Điện dứt khoát ra khỏi ảnh hưởng Trung Quốc. Tiến trình dân chủ tại Miến Điện không thể đảo ngược được nữa.

Nga và Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ. Phong trào phản kháng tuy chỉ mới bùng lên tại Nga nhưng đã rất mạnh, báo hiệu những ngày mai rất khó khăn cho chính quyền Putin. Tại Trung Quốc những đấu đá nội bộ đang phơi bày sự lúng túng của một chế độ đã tích lũy đủ mâu thuẫn để phải chọn lựa giữa thay đổi và tan vỡ.

Sau cùng, ngay tại chính các nước dân chủ phát triển cũng đang xuất hiện một phong trào phản kháng sự lộng hành của giới tài phiệt và đòi hỏi một cách tổ chức xã hội dân chủ hơn, nhân bản hơn.

Do bản chất của nó làn sóng dân chủ này sẽ không thể dừng lại ở biên giới Việt Nam. Trong lịch sử thế giới mỗi làn sóng dân chủ nhắm đánh gục một chủ nghĩa chống dân chủ.
Làn sóng dân chủ thứ nhất, bắt đầu cuối thế kỷ 18, lật đổ các chế độ quân chủ thần quyền.
Làn sóng dân chủ thứ hai, mà cao điểm thế chiến thứ hai, đã quét đi các chế độ lấy chủ nghĩa dân tộc sô vanh làm nền tảng.
Làn sóng dân chủ thứ ba, bắt đầu từ giữa thập niên 1970, đã đào thải chủ nghĩa Mác-Lênin. Nó đã dừng lại khi dân chủ gặp một trở ngại mới và có lẽ sau cùng: chủ nghĩa thực tiễn. Chính chủ nghĩa thực tiễn này - mà cốt lõi là đặt kinh tế lên trên chính trị, quyền lợi lên trên đạo đức - đã cho phép một số chế độ độc tài tồn tại được, kể cả tại các nước cộng sản cũ. Sau cùng nó đã phơi bày sự tồi dở và dẫn thế giới đến khủng hoảng. Làn sóng dân chủ mới này chính là để thanh toán chủ nghĩa thực tiễn. Nó không thể dừng lại ở biên giới Việt Nam bởi vì chủ nghĩa thực sự mà chính quyền CSVN theo đuổi chính là chủ nghĩa thực tiễn. Nó sẽ đến như một tất yếu. Nhưng lúc nào?

Chúng ta đã có mọi điều kiện cần và đủ cho cuộc cách mạng dân chủ, trừ một điều kiện then chốt: một lực lượng dân chủ mạnh. Chúng ta cần ý thức rằng đây vừa là điều kiện duy nhất còn thiếu vừa là điều kiện không thể thiếu để đưa đất nước vào kỷ nguyên dân chủ. Vì thế mọi hành động chính trị phải được đánh giá trên tiêu chuẩn nó đóng góp gì cho sự hình thành một lực lượng dân chủ mạnh.

Ban Biên Tâp Tổ Quốc
Liên lạc:  toquocmagazine@yahoo.com

----------------------------------

Tổ Quốc 134
Phát hành: 01/05/2012

Mục Lục

Nguyễn Thanh Giang  -   Làm một nẻo, nói một đàng 
Phạm Hồng Sơn   -   Làm cách mạng không phải để dựng nên một nhà nước độc tài
Phạm Quế Dương   -   Tổng thống Dương văn Minh bị bắt phải đầu hàng
Trần Duy Huỳnh   -   37 năm thống nhất! 37 năm miền Nam có đảng!
Bùi Tín   -   Nhân ngày 30-4: Một dấu chấm trên chữ « i »
Phạm Trần   -   Việt Nam trúng gió Tàu ở hội nghị ASEAN - Nam Vang
Việt Hoàng   -   Việt Nam nên đứng về phía nào trong tranh chấp ở Trường Sa: Trung Quốc hay Philippines?
Nguyễn Thượng Long   -   Ngày 30-4 nghĩ về…những bàn tay rô-bôt
Mai Thái Lĩnh   -   Sự thật về thác Bản Giốc  (Tiếp theo số 133 và hết)
Vi Đức Hồi   -   Đối Mặt  (Tiếp theo TQ số 133)

.
.
.



No comments:

Post a Comment

View My Stats