Thụy
My -
RFI
Đăng
ngày: 26/06/2020 - 11:33
Thượng Viện Hoa Kỳ hôm 25/06/2020 đã thông qua dự
luật nhằm trừng phạt các quan chức Trung Quốc bị xem là vi phạm các nghĩa
vụ quốc tế mà Bắc Kinh đã cam kết đối với Hồng Kông.
Luật này còn phải được Hạ
Viện thông qua và tổng thống Donald Trump chuẩn y mới có hiệu lực. Tuy nhiên cả
hai đảng Cộng Hòa lẫn Dân Chủ đều ủng hộ, nhằm tạo thêm áp lực lên Bắc Kinh,
ngoài các biện pháp đã được chính quyền đưa ra kể từ khi Trung Quốc loan báo áp
đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông.
Theo dự luật trên,
Washington có thể trừng phạt tất cả các định chế hoặc cá nhân có tham gia cụ thể.
Chẳng hạn « các lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc chịu trách nhiệm
về việc áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông », hoặc các
đơn vị công an đàn áp người biểu tình ở đặc khu. Đặc biệt các ngân hàng tiến
hành « các giao dịch đáng kể » với các định chế và cá nhân
trên cũng bị trừng phạt.
Thượng nghị sĩ Dân Chủ Chris Van Hollen, một trong những người bảo trợ dự luật, tuyên
bố : « Những gì mà chính quyền Trung Quốc đang làm đối với Hồng
Kông là không thể chấp nhận được : họ hủy bỏ các quyền của người dân đặc
khu ». Theo ông, cần chứng tỏ cho Bắc Kinh rằng « nếu
họ cứ tiếp tục thì sẽ phải trả giá ».
Trong khi đó theo
Reuters, sự ủng hộ người biểu tình đòi dân chủ tại Hồng Kông đã giảm xuống,
trong lúc đặc khu đang chuẩn bị áp dụng luật an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Kết quả cuộc điều tra do
Viện nghiên cứu dư luận Hồng Kông tiến hành cho thấy đại đa số phản đối luật an
ninh, tuy nhiên số người ủng hộ phong trào phản kháng từ 58% hồi tháng Ba giảm
xuống còn 51%.
Đa số các cuộc biểu tình
trong những tuần qua cũng chỉ có vài trăm người tham gia, và nhanh chóng giải
tán. Cảnh sát lấy cớ hạn chế tụ tập vì dịch virus corona, không cho phép tổ chức
biểu tình và bắt một số lớn người đấu tranh.
Giáo sư Thành Danh (Ming
Sing), trường đại học khoa học kỹ thuật Hồng Kông, lý giải tỉ lệ ủng hộ giảm có
thể do người dân thấy Bắc Kinh trở nên cứng rắn hơn, khó thể tiếp tục nhấn mạnh
các yêu sách. Còn theo phó giáo sư Viên Vĩ Hy (Samson Yuen), trường đại học
Lĩnh Nam (Lingnan), thật ra sự ủng hộ dân chủ vẫn cao, nhưng do luật an ninh đã
trở thành chủ đề thời sự chính, vượt qua đề tài biểu tình trong các cuộc thảo
luận.
-------------------------------------
BBC
Tiếng Việt
26/06/2020
Thượng viện Mỹ vừa thông qua một cặp dự luật hôm
25/6 về việc trừng phạt cá cá nhân và công ty giúp chính phủ Trung Quốc hạn chế
quyền tự trị của Hong Kong.
Theo Reuters,
dự luật này cũng bao gồm các biện pháp trừng phạt các ngân hàng làm ăn với bất
kỳ cá nhân, doanh nghiệp nào bị phát hiện đã ủng hộ chính phủ Trung Quốc đàn áp
quyền tự trị của Hong Kong, có khả năng cắt đứt quan hệ của các ngân hàng này với
ngân hàng Mỹ và hạn chế các giao dịch bằng đô la Mỹ.
Dự luật có tên Đạo luật tự trị Hong Kong,
được Thượng viện Mỹ thông qua với sự nhất trí tuyệt đối.
Dự luật này do thượng nghị
sỹ Pat Toomey của Pennsylvania và Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chris Van Hollen
của Maryland soạn thảo.
"Những gì chính phủ
Trung Quốc đang làm ở Hong Kong là không thể chấp nhận được", ông Van
Hollen phát biểu. "Họ đang lấy đi quyền của người dân ở Hong Kong. Họ đang
dập tắt các quyền tự do hiện tồn tại ở đó."
Dự luật thứ hai do Thượng
nghị sĩ Cộng hòa, bang Missouri, Josh Hawley đề xuất, là một nghị quyết lên án
Trung Quốc vi phạm thỏa thuận năm 1984 nhằm đảm bảo quyền tự trị cho Hong Kong,
theo CNN.
Ông Hawley nói rằng luật
an ninh quốc gia mới được Trung Quốc thông qua sẽ "giáng một đòn chí tử
vào các quyền tự do mà người Hong Kong đã được hưởng trong nhiều thập kỷ nay.
Đó là một sự phá vỡ vĩnh viễn nguyên tắc một quốc gia, hai thể chế đã chi phối
thành phố này kể từ năm 1997."
Các dự luật, được kết hợp
thành một dự luật trước khi thông qua, vẫn cần được Hạ viện thông qua trước khi
đến bàn của Tổng thống Donald Trump.
Van Hollen cho biết ông
hy vọng ông Trump sẽ ký dự luật, nhưng cũng gây lo ngại rằng Nhà Trắng có thể
đã áp đặt các biện pháp trừng phạt theo luật hiện hành và rằng "mặc dù có
một số tuyên bố từ ngoại trưởng, chính quyền này vẫn không có hành động
nào" để phản đối Trung Quốc về vấn đề Hong Kong.
Thượng nghị sĩ Dân chủ
Chris Van Hollen nói rằng dự luật này sẽ gửi một thông điệp rõ ràng tới Bắc
Kinh rằng họ sẽ lãnh hậu quả nếu phá hoại quyền tự trị của Hong Kong.
Dự luật này gần như đã được
thông qua vào tuần trước, Van Hollen nói, nhưng đã bị Thượng nghị sĩ đảng Cộng
hòa Kevin Cramer chặn lại theo yêu cầu của chính quyền Trump, với những yêu cầu
muộn màng về sửa chữa kỹ thuật.
Sự chậm trễ này nhấn mạnh
sự phức tạp của việc thông qua dự luật chống lại Trung Quốc, khi chính quyền Mỹ
theo đuổi việc đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc và hai cường quốc
đang tranh giành ảnh hưởng quốc tế, đồng thời xung đột trong vấn đề nhân quyền,
theo Reuters.
Quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc
đã xấu đi kể từ khi đại dịch virus corana bùng phát, khởi phát ở Trung Quốc,
sau đó lan sang Hoa Kỳ.
Luật an ninh của Trung Quốc
đã khiến ông Trump bắt đầu một quá trình loại bỏ các ưu đãi kinh tế đặc biệt
cho phép Hong Kong duy trì vị thế là một trung tâm tài chính toàn cầu.
Các chính trị gia diều
hâu trong Quốc hội Mỹ đã thúc giục Hoa Kỳ phải có các hành động mạnh mẽ đối với
bất kỳ cuộc đàn áp nào ở Hong Kong.
"Đây có thể là cơ hội
cuối cùng của chúng ta để kiềm chế Bắc Kinh trước khi họ phá hủy những tự do
còn lại trong thành phố," Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley nói.
--------------------------------------------------------
Trọng
Thành -
RFI
Đăng
ngày: 26/06/2020 - 12:07
Bắc Kinh bị coi là mối đe dọa ngày càng lớn đối với
Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ, thế nhưng hai bên lại có quan điểm rất khác nhau về
cách thức đối phó. Những ngày gần đây, Washington và Bruxelles đang tìm cách vượt
qua bất đồng. Ngoại trưởng Mỹ ngày 25/06/2020, cho biết có thể sẽ đến châu
Âu trong những tuần tới để đối thoại về chủ đề này.
Theo AFP, trong một diễn
đàn trên mạng về quan hệ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, do quỹ German Marshall
Fund của Hoa Kỳ tổ chức, lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo thông báo chấp
thuận đề nghị của đồng nhiệm châu Âu Josep Borell, được nêu ra hồi tuần trước,
về việc tổ chức « một đối thoại song phương về Trung Quốc ».
Ngoại trưởng Mỹ cũng bày tỏ hy vọng sẽ sớm đến châu Âu để khởi sự cuộc đối thoại
này.
Trong thời gian gần đây,
ngoại trưởng Mỹ liên tục kêu gọi các nước châu Âu cứng rắn hơn với Bắc Kinh, đứng
hẳn về phía « tự do », thay vì chấp nhận « nền
độc tài tàn bạo » do một chính quyền « côn đồ » áp
đặt.
Ngoại trưởng Mỹ Mike
Pompeo cho biết cơ chế mới này sẽ cho phép hai bên « thảo
luận về các lo ngại trước những đe dọa Trung Quốc đối với phương Tây và đối với
các giá trị dân chủ » mà Hoa Kỳ và Liên Âu cùng chia sẻ.
Ông Pompeo hy vọng là cuộc đối thoại này sẽ là một « chất xúc
tác » cho phép thúc đẩy hợp tác, với kết quả là hai bên sẽ đưa ra
các biện pháp chung.
Căng thẳng Mỹ - Trung Quốc
vốn đã nghiêm trọng trong nhiều hồ sơ, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại,
lại càng trở nên trầm trọng hơn với đại dịch Covid-19. Tổng thống Mỹ quy trách
nhiệm cho Bắc Kinh đã để dịch bệnh bùng phát toàn cầu. Gần đây, việc Bắc Kinh
ra luật về an ninh quốc gia cho Hồng Kông, bị Washington lên án như là một quyết
định báo tử « quy chế tự trị » của cựu thuộc địa Anh
Quốc, mà theo thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Luân Đôn, Hồng Kông sẽ được hưởng cho
đến năm 2047.
Hồng Kông hiện cũng là điểm
đối đầu gay gắt nhất giữa Liên Âu với Trung Quốc. Trong dịp thượng đỉnh giữa
Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc lần thứ 22, ngày 22/06/2020, Liên Hiệp Châu Âu
để ngỏ khả năng là các hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu Bắc Kinh áp dụng luật an
ninh quốc gia mới, cho phép chính quyền trung ương can thiệp trực tiếp
vào Hồng Kông.
Trước đó, ngày 20/06, Nghị
Viện Châu Âu ra một nghị quyết yêu cầu Liên Âu và các quốc gia thành viên kiện
Trung Quốc ra Tòa Án Công Lý Quốc Tế, có trụ sở tại La Haye, nếu Bắc Kinh áp đặt
luật an ninh với Hồng Kông. Ngoại trưởng các cường quốc khối G7 cũng ra một
thông cáo chung, yêu cầu Bắc Kinh từ bỏ việc áp dụng luật an ninh với Hồng
Kông, bị tố cáo là xâm phạm nguyên tắc « Một quốc gia, hai chế độ »,
do chính Trung Quốc chủ trương.
No comments:
Post a Comment