Minh
Anh -
RFI
Đăng ngày: 30/06/2020
- 15:43
Trung Quốc tiến hành một chính sách kiểm soát sinh
sản bằng cách ép buộc triệt sản nhắm vào cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại Tân
Cương. Đây là nội dung của một nghiên cứu do quỹ Jamestown Foundation của Mỹ thực
hiện, được công bố ngày 29/06/2020.
Ảnh tư liệu chụp
ngày 11/09/2019. Một phụ nữ sắc tộc Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. AFP/Archivos
Căn cứ vào các tài liệu
hành chính tham khảo được và qua trao đổi với nhiều nhân chứng, nhà nghiên cứu
người Đức Adrian Zenz nhận thấy con số sinh nở của người Duy Ngô Nhĩ sụt giảm rất
mạnh từ năm 2016. Nhiều phụ nữ cho biết bị ép triệt sản nếu không muốn bị gởi đến
các trại cải huấn. Việc đặt vòng tránh thai dường như cũng đã được áp đặt cho
nhiều người khác.
Trong báo cáo do
Jamestown Foundation công bố, nhà nghiên cứu Adrian Zenz viết rằng Trung Quốc
dường như sử dụng chính sách kiểm soát sinh sản cưỡng chế tại vùng Tân Cương
trong khuôn khổ của một « chiến lược khống chế sắc tộc rộng lớn ».
Ngay sau công bố của
Jamestown Foundation - một quỹ nghiên cứu của Mỹ có trụ sở tại Washington, tự
nhận có trọng trách « cung cấp thông tin và đào tạo các nhà ra quyết
sách » - chính quyền Washington lên án Bắc Kinh và yêu cầu « chấm
dứt ngay lập tức những hành động lạm dụng phi nhân cách ».
Bị giới truyền thông chất
vấn, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Triệu Lập Kiên hôm qua đã bác
bỏ những cáo buộc « vô căn cứ », đồng thời khẳng định Tân
Cương kể từ giờ là « ổn định và hài hòa ».
AFP nhắc lại thời gian gần
đây Washington và nhiều nước phương Tây, cũng như nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền
tố cáo Bắc Kinh đã giam cầm trái phép gần một triệu người Duy Ngô Nhĩ, trong những
trại cải tạo.
Trung Quốc đã lên tiếng
phủ nhận con số trên và khẳng định đấy chỉ là các trung tâm dạy nghề, để giúp đỡ
người dân tìm kiếm việc làm và tránh xa các thành phần cực đoan và khủng bố.
------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
----------------------------------------------------------
Tú
Anh -
RFI
Đăng ngày: 30/06/2020
- 12:54
Sinh thái trở thành lực lượng chính trị số một ở
các thành phố lớn, cử tri vắng mặt kỷ lục, nhiều thành trì truyền thống đổi chủ,
đó là ba cuộc động đất trong cuộc bầu cử chính quyền địa phương tại Pháp ngày
chủ nhật được tất cả các báo khai thác. Thời sự quốc tế, nổi bật nhất, là phát
pháo khai hỏa của Liên minh các nghị sĩ vì Trung Quốc, tố cáo chính sách triệt
sản phụ nữ Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
https://s.rfi.fr/media/display/0de3df26-babc-11ea-974b-005056a964fe/w:980/p:16x9/000_Hkg2555914.webp
Một gia đình người
Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương Trung Quốc.( Ảnh tư liệu năm 2009) AFP - PETER
PARKS
Nước Pháp một màu kim
cương xanh
Thời sự Pháp, một "làn
sóng xanh" tràn ngập các trang báo với dự báo tổng thống Macron phải
theo con đường sinh thái vì không có cách nào khác, ý dân đã muốn như thế.
Đâu là những hiện tượng bất
ngờ trong cuộc bầu cử địa phương tại Pháp ngày hôm qua ? Macron trả lời
những đòi hỏi của làn sóng xanh, tựa của Le Figaro. Le Monde điểm qua một số
sự kiện tiêu biểu sau cuộc bầu cử: Làn sóng xanh tràn ngập các đô thị, cử tri vắng
mặt kỷ lục 60%, đảng cực hữu chỉ chiếm được Perpignan, một thành phố trên
100.000 dân, đảng Xã Hội ghi một số bàn thắng vẻ vang, nhưng bị chiến tích của
phong trào sinh thái phủ bóng.
Hàng loạt thành phố,
thành trì của hai phe tả hữu rơi vào tay liên minh EELV, Sinh Thái Châu
Âu-đảng Xanh. Đảng cộng sản Pháp đã èo uột lại mất thêm căn cứ địa Saint
Denis, với gần 400.000 dân ở ngoại ô bắc Paris. Theo bình luận của Le
Figaro, tổng thống Pháp sẽ nương theo thế đang lên của phong trào chống biến đổi
khí hậu, bật đèn xanh cho chính sách môi trường ở hai năm cuối nhiệm kỳ.
Ông chấp nhận gần như
toàn bộ 149 đề nghị của nhóm 150 công dân về môi trường. Tổng thống phải nghe
theo công luận, tức cử tri, không những vì lý do chính trị, mà cũng vì thực tế
đòi hỏi: tình trạng biến đổi khí hậu đã trở thành khẩn cấp, không thể phủ nhận.
Cùng chủ đề này, La Croix
và Les Echos sử dụng cùng một tấm ảnh tổng thống Macron với nắm tay cương quyết,
trong buổi tiếp xúc với nhóm công dân 150 người trên sân cỏ Điện Elysée hôm thứ
hai, một ngày sau bầu cử. Nhật báo kinh tế dành nhiều trang để giới thiệu các
thành viên của phong trào sinh thái còn vô danh đối với đại đa số người Pháp vừa
đắc cử thị trưởng các thành phố lớn.
Cũng dưới bức ảnh này, nhật
báo Công giáo kêu gọi tổng thống Pháp hướng về sinh thái theo yêu cầu của tập
thể 150 công dân dấn thân. Đã đến lúc hành động, đó là tựa của bài xã luận.
Hành động theo hướng sinh thái về ý nghĩa chính trị là quẹo sang trái,
vì trong một bài phóng sự dài, nhật báo Công Giáo cho biết phong trào sinh
thái đang chiếm trung tâm cánh tả tại Pháp.
Cũng rất
"xanh", với 9 trang bài vở, Libération đưa bức ảnh cặp tổng thống-thủ
tướng đi dạo, chuyện trò trong một khu rừng thưa kèm theo lời chú: Trên
đường truy lùng kim cương xanh. Theo Libération, chiến thắng của liên minh
sinh thái là chiến thắng của tư tưởng. Nhưng có tư tưởng không chưa đủ, cần phải
có nghị lực thi hành. Vấn đề là giới chính trị gia Pháp thiếu nghị lực.
Người đưa ra nhận định
khiêu khích này chính là Pierre Hurmic, một khuôn mặt trẻ gần như vô danh trên
chính trường Pháp, nhưng lại ghi bàn thắng lịch sử, chiếm được chiếc ghế thị
trưởng Bordeaux, một thành trì của phe hữu trong suốt 75 năm.
Trung Quốc: Nhà tù khổng lồ và
triệt sản phụ nữ Duy ngô Nhĩ
Về thời sự quốc tế, chính
sách trấn áp của Trung Quốc, triệt sản phụ nữ Tân Cương và gây căng thẳng
tại Hồng Kông chiếm các trang báo lớn của Le Monde, Les Echos, La Croix.
Le Monde dành hai cột giới
thiệu hoạt động đầu tiên của các nhà lập pháp Tây phương, cấp quốc gia và cấp
nghị viện Châu Âu trong hiệp hội mang tên Liên Minh Nghị sĩ vì Trung Quốc IPPC.
Vừa được thành lập vào ngày 05/06/2020 trong bối cảnh quốc tế phân tâm vì đại dịch
Covid-19, Liên minh, với hơn 100 nghị sĩ, dân biểu của 15 nước Châu Âu, chọn mục
tiêu nhạy cảm nhất để bắn phát pháo đầu: Chính sách triệt sản của Trung Quốc tại
Tân Cương.
Kể từ hôm nay 30/06. các
nghị sĩ, dân biểu thành viên cùng phát động chiến dịch đánh động công luận ở nước
mình quan tâm đến Tân Cương. Chiến dịch dựa theo bản báo cáo của nhà nghiên cứu
người Đức Adrien Zens, công bố hôm 29/06, đưa ra ánh sáng chính sách kiểm soát
sinh sản ở Tân Cương, thi hành từ bốn năm nay, song song với chính sách cưỡng
bách cải tạo tập thể.
Trong khi tại Hoa lục, đảng
Cộng sản Trung Quốc nới lỏng chính sách một con đối với người Hán, thì tại Tân
Cương, 11,5 triệu dân Duy Ngô Nhĩ bị kiểm soát gắt gao hơn bao giờ hết. Triệt sản
phụ nữ Duy Ngô Nhĩ là hồ sơ thứ hai tố cáo Trung Quốc đàn áp tại Tân Cương. Hồ
sơ thứ nhất là các trại tập trung giam cầm cải tạo hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ
, cũng do nhà nghiên cứu Adrien Zens sưu tập (New York Times phổ biến hồi tháng
11/2019).
Bắc Kinh phản ứng lại bằng
lá bài dân tộc chủ nghĩa bài xích Tây phương: "Thời gian đã thay đổi,
Trung Quốc ngày nay không để bị (Tây phương) dọa nạt như hồi đầu thế kỷ
20".
Hồng Kông: Bắc Kinh đổ dầu vào
lửa
Trong khi đó tại Hồng
Kông, không khí ngột ngạt vì sắp đến ngày 01 tháng 07, ngày mà vào năm 1997 Anh
Quốc trao trả thuộc địa lại cho Trung Quốc. Phóng viên của Les Echos cho
biết Bắc Kinh giả điếc trước những lời cảnh báo của quốc tế khăng khăng muốn áp
đặt luật an ninh của Trung Quốc mà không ai rõ nội dung.
Ngay giới thẩm phán, luật
sư Hồng Kông cũng không rõ chính xác là như thế nào đằng sau những cụm từ
"chống ly khai, chống khủng bố,chống khuynh đảo, chống móc ngoặt với nước
ngoài, chống can thiệp của ngoại bang..."
Cùng đề tài, La Croix
dành một trang báo phân tích vì sao Bắc Kinh lo sợ đến mức phải buộc 7 triệu
dân Hồng Kông tuân thủ luật an ninh Trung Quốc. Thái độ độc đoán này chỉ đưa đến
hai hệ quả: đổ thêm dầu vào lửa vào ngày 01/07 và nguy cơ đàn áp đẩm máu.
Afghanistan: Tình báo quân đội
Nga GRU thuê Taliban ám sát lính Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump lại bị cáo buộc bao che cho Matxcơva. Vụ tai
tiếng lần này khá nghiêm trọng: CIA biết tình báo Nga thuê taliban giết lính
Mỹ ở Afghanistan, nhưng Nhà Trắng im lặng .
Theo Le Figaro, vụ việc
do New York Times tiết lộ, đang làm Nhà Trắng bối rối và gây chấn động tại Mỹ.
Trước tiên, New York Times cho biết tình báo Mỹ có được tin mật là GRU, cơ quan
tình báo quân đội Nga, chính xác nữa là đơn vị 29155, chi tiền hậu hĩnh cho chiến
binh hồi giáo Taliban ám sát binh sĩ Mỹ tại Afghanistan.
Tin này đã được thông báo
cho Nhà Trắng, nhưng Tổng tư lệnh tối cao án binh bất động. Tổng thống Donald
Trump chối là không hay biết, không được thông báo gì cả. Phó tổng thống Mike
Pence cũng thế. Bực tức vì Nhà Trắng không phản ứng, một nhân vật sau hậu trường
tiết lộ tin này với New York Times.
Theo CIA, cơ quan tình
báo quân đội Nga GRU muốn trả thù vụ không quân Mỹ oanh kích giết chết hàng
trăm lính đánh thuê Nga ở Syria vào ngày 07/02/2018.
Tại Nghị Viện, thượng nghị
sĩ Dân Chủ cũng như Cộng Hòa đồng loạt yêu cầu hành pháp giải thích.
Cuối cùng, trở lại thời sự
Pháp, tin được báo chí khai thác khá tận tình là vụ xử vợ chồng cựu thủ tướng
François Fillon về tội danh biển thủ công quỹ và việc làm giả. Bản án công bố
hôm qua phạt cựu thủ tướng 5 năm tù, gồm 2 năm tù giam, 3 năm tù treo và phạt 10
năm cấm ứng cử. Vợ của ông bị 5 năm tù treo, không kể mỗi người bị phạt 375.000
euro. Cả hai đã chống án ngay lập tức.
----
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
No comments:
Post a Comment