Mai
Vân -
RFI
Đăng
ngày: 26/06/2020 - 12:32
Tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến ASEAN mở ra
ngày 26/06/2020, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, trong tư cách chủ tịch
đương nhiệm của khối nước Đông Nam Á, đã lên tiếng cảnh báo về “hậu quả
nghiêm trọng” của dịch Covid-19 trên sự phát triển của các quốc gia ASEAN.
Lãnh đạo Việt Nam cũng gián tiếp bày tỏ quan ngại về các hành vi
coi thường luật lệ quốc tế trên Biển Đông.
Theo ghi nhận của hãng
tin Pháp AFP, trong phát biểu khai mạc, thủ tướng Việt Nam đã nhấn mạnh rằng
đại dịch Covid-19 đã “quét đi thành công của những năm gần đây, đe đọa
đời sống của hàng triệu người”.
Tác hại kinh tế của
dịch Covid-19 - đã hầu như tàn phá du lịch và xuất khẩu, hai lãnh vực chủ yếu
của các nước như Việt Nam và Thái Lan - là mối quan tâm trước mắt của 10 nước
ASEAN. Một cuộc họp đặc biệt vào tháng Tư đối phó với nạn dịch đã thất bại
trong việc thành lập một quỹ khẩn cấp.
Việt Nam gián tiếp
chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông
Bên cạnh đó, còn có một mối
lo ngại khác: Trung Quốc lợi dụng dịch Covid-19 để thao túng ở Biển
Đông. Dù không nêu đích danh Trung Quốc, thủ tướng Việt Nam thừa nhận là
những vấn đề chiến lược giữa các nước lớn đã trở nên rõ ràng và sâu sắc
thêm. Theo ông Nguyễn Xuân Phúc, “vào lúc thế giới đang ra sức chống
đại dịch, thì có những hành động vô trách nhiệm, vi phạm luật quốc tế và tác hại
đến an ninh, ổn định của một số vùng, kể cả khu vực của chúng ta”.
Vào tháng Tư, Việt Nam đã
tố cáo Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam. Hành vi của Bắc Kinh đã khiến Mỹ
lên tiếng cảnh báo là Trung Quốc “lợi dụng sự phân tâm của các quốc gia
khác để hành động phi pháp”.
Chuyên gia Carl Thayer,
thuộc đại học Úc New South Wales, nhận định là trong những tháng qua, Trung Quốc
vẫn tiếp tục hành xử (lấn lướt trên Biển Đông) như không hề có dịch, trong lúc
mà đàm phán ASEAN-Trung Quốc về bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông lại bị virus
chặn đứng.
Một nhà ngoại giao cao cấp
của ASEAN giải thích với AFP rằng Trung Quốc luôn thúc đẩy các quân cờ của họ
trên “bàn cờ Biển Đông” và “không loại trừ khả năng Bắc
Kinh lại làm như thế nhân đại dịch lần này”. Bắc Kinh đã từng lấn lướt
để giành ưu thế trong khủng hoảng tài chính Châu Á cuối thập niên 90 và dịch
SARS, và “giờ đây, nếu có khoảng trống thì họ cứ đi vào”.
Theo AFP, Việt Nam, đương
kim chủ tịch ASEAN, cũng muốn nhân hội nghị thúc đẩy đàm phán về hiệp định
thương mại khu vực RECEP. Hiệp định mà Trung Quốc hậu thuẫn đến nay bị chựng lại,
do phản ứng của Ấn Độ không muốn mở cửa thị trường cho hàng giá rẻ của Trung Quốc
và giờ đây lại có xung đột ở biên giới giữa hai bên.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
No comments:
Post a Comment