NỘI
DUNG :
Người Việt
.
Người Việt
.
Người Việt
.
Người Việt
.
===============================================
.
Người
Việt
Jun 26, 2020
WASHINGTON, DC (AP) – Hạ Viện Mỹ, hiện do phía đảng Dân Chủ kiểm
soát, hôm Thứ Sáu, 26 Tháng Sáu, thông qua dự luật theo đó sẽ đưa District of
Columbia (DC) trở thành tiểu bang thứ 51 của Mỹ, nói rằng Quốc Hội có bổn phận,
cả về đạo đức cũng như về thẩm quyền Hiến Pháp, để bảo đảm rằng 700,000 cư dân
nơi này được có đầy đủ quyền bỏ phiếu, không còn bị lâm vào cảnh phải trả thuế
mà không được có người đại diện tại Quốc Hội.
Các nhà lập pháp tại Hạ Viện bỏ phiếu thông qua dự luật theo đường lối
đảng phái, với 232 phiếu thuận và 180 phiếu chống, đánh dấu lần đầu tiên một viện
Quốc Hội Mỹ thông qua dự luật cho DC thành một tiểu bang. Dân Biểu Collin
Peterson ở Minnesota là người duy nhất phía Dân Chủ bỏ phiếu chống. Ở phía Cộng
Hòa, không ai bỏ phiếu thuận.
Dự luật nay
được chuyển sang Thượng Viện, hiện do phía Cộng Hòa kiểm soát, nơi dự luật sẽ
chắc chắn gặp nhiều phản ứng chống đối và coi như không có hy vọng được thông
qua.
Đại biểu Eleanor Holmes
Norton, người đại diện DC tại Hạ Viện, nhưng không được quyền bỏ phiếu, và cũng
là người bảo trợ dự luật, nói rằng DC có đầy đủ lý do để trở thành một tiểu
bang Mỹ.
Dân số của DC nhiều hơn của
Wyoming hay Vermont, ngân sách hàng năm của DC là $15.5 tỷ, cao hơn của 12 tiểu
bang khác ở Mỹ, theo bà Norton.
Những người chống đối ở
phía Cộng Hòa nói rằng dự luật chỉ là hành động tranh giành quyền lực của thành
phố với đa số theo Dân Chủ này. Họ cũng cho rằng các tổ phụ nước Mỹ cố ý để thủ
đô tách rời ra khỏi các tiểu bang khác.
Dự luật sẽ hình thành tiểu
bang mới có tên Washington,
Douglass Commonwealth, vinh danh vị tổng thống đầu tiên của Mỹ,
George Washington, sinh ra ở Virginia và người cựu nô lệ rồi sau đó tranh đấu
chống chế độ nô lệ, ông Frederick Douglass, sinh ra ở Maryland.
Điều này có nghĩa là sẽ
có tiểu bang Washington, DC, trong đó hai chữ viết tắt DC có nghĩa là Douglass
Commonwealth.
Nếu được thông qua, thì
luật sẽ thu nhỏ khu vực liên bang, bao gồm Tòa Bạch Ốc, Tòa Nhà Quốc Hội, Tối Cao
Pháp Viện, các đài kỷ niệm liên bang và các tòa nhà liên bang, rộng khoảng 2 dặm
vuông, đặt những nơi này dưới sự kiểm soát của Quốc Hội Mỹ. (V.Giang) [qd]
--------------------------------------------------------
.
Người
Việt
Jun 26, 2020
WASHINGTON, DC (NV) – Một tòa kháng án liên bang hôm Thứ Sáu,
26 Tháng Sáu, ra phán quyết rằng chính phủ Tổng Thống Donald Trump phạm luật
khi dùng ngân sách quốc phòng để xây tường ở biên giới phía Nam, tại các
tiểu bang Arizona, New Mexico và California.
Một hội đồng xét xử của
Tòa Kháng Án Số 9 nói rằng quyền hạn về ngân sách do Quốc Hội nắm giữ, và chính
phủ thiếu thẩm quyền hiến định để du di ngân sách từ quốc phòng sang kế hoạch
xây tường biên giới, theo bản tin của tờ Los Angeles Times.
Tuy nhiên, liệu phán quyết này có bền vững hay không thì lại là điều
chưa rõ ràng. Tối Cao Pháp Viện Mỹ hồi
năm ngoái ra phán quyết ngăn chặn việc thi hành phán quyết của Tòa Kháng Án Số
Chín, theo đó cấm chính phủ chi số tiền $2.5 tỷ lấy từ ngân sách quốc phòng để
trả cho việc xây tường. Tối Cao Pháp Viện có phán quyết này sau khi chính phủ của
Tổng Thống Trump nộp đơn kháng án khẩn cấp.
Phán quyết hôm Thứ Sáu
tái lập lệnh cấm, điều mà chính phủ của Tổng Thống Trump chắc chắn sẽ lại đi
kháng án.
Luật Sư Brian Segee thuộc
tổ chức Center for Biologial Diversity đã gọi phán quyết của Tối Cao Pháp Viện
trước đây là một “chỉ dấu không tốt” cho phía chống sử dụng ngân sách quốc
phòng.
Phán quyết của Tối Cao
Pháp Viện vào Tháng Bảy, 2019, mở đường cho chính phủ Tổng Thống Trump chi tiền
xây tường, trong khi nội vụ vẫn còn được tranh cãi tại Tòa Số 9, một chỉ dấu
cho thấy Tối Cao Pháp Viện sẽ một lần nữa bác bỏ phán quyết của Tòa Số 9.
Trong lần trước, trong
phán quyết chỉ vỏn vẹn một câu, các thẩm phán bảo thủ hiện đang ở thế đa số tại
Tối Cao Pháp Viện đã đồng ý với chính phủ, trong khi các thẩm phán cấp tiến
không đồng ý. (V.Giang) [qd]
----------------------------------------
Người
Việt
Jun 26, 2020
WASHINGTON, DC (NV) – Giữa lúc hơn một nửa tiểu bang báo cáo dịch
COVID-19 bùng phát trở lại, Bộ
Tư Pháp Hoa Kỳ yêu cầu Tối Cao Pháp Viện vô hiệu hóa đạo luật Bảo Hiểm Sức Khỏe
Giá Phải Chăng (Affordable Care Act), thường được gọi là Obamacare, theo đài
CNN.
Trong một hành động được
gọi là “nộp đơn lúc nửa đêm,” chiều Thứ Năm, 25 Tháng Sáu, ông Noel Francisco,
tổng thanh tra Bộ Tư Pháp, tuyên bố một khi đạo luật bắt buộc mỗi cá nhân phải
mua bảo hiểm và hai điều khoản bị hủy thì điều này có nghĩa là “toàn bộ luật
ACA không còn hiệu lực nữa.”
Chỉ còn vài tháng nữa là
tới ngày bầu cử, chưa rõ, liệu các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện có lắng nghe lập
luận của chính quyền Donald Trump và đưa ra một phán quyết trước ngày bỏ phiếu
hay không?
Hành động này xác nhận rõ
sự khác biệt lập trường chính trị của đảng Cộng Hòa và đảng Dân Chủ, ngay thời
điểm tranh cử, về một vấn đề trọng tâm của nước Mỹ trong suốt một thâp niên
qua.
Đây cũng là lần thứ ba, Tối
Cao Pháp Viện lại phải nghe ý kiến của phe thách đố đạo luật về bảo hiểm sức khỏe
này.
Hồi Tháng Mười Hai, 2019,
một tòa kháng án liên bang ra phán quyết, nói rằng bắt buộc phải mua bảo hiểm
là vi hiến, nhưng đưa ngược về tòa dưới để quyết định xem điều khoản nào trong
đạo luật này là vi hiến, nhưng tòa dưới trước đó đã phán quyết toàn bộ luật là
không hiệu lực.
Lần này, phía chính quyền Donald Trump lập luận toàn bộ luật Obamacare
phải hủy nhưng đề nghị phán quyết hủy bỏ chỉ áp dụng cho 18 tiểu bang nộp đơn
kiện mà thôi.
Dân Biểu Nancy Pelosi (Dân Chủ-California), chủ tịch Hạ Viện, lớn
tiếng chỉ trích rằng: “Chiến dịch của tổng thống
và đảng Cộng Hòa nhằm tước đoạt sự bảo vệ và lợi ích của luật Obamacare cho
hàng chục triệu người giữa lúc đại dịch là một hành động tàn ác khôn lường.”
Cựu Phó Tổng Thống Joe
Biden, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ, cũng lên tiếng chỉ trích Tổng
Thống Trump vẫn tiếp tay cho hành động xóa bỏ luật Obamacare.
Ông nói: “Ngày hôm nay chính phủ của ông (ám chỉ tổng thống) đã tước
đoạt bảo hiểm sức khỏe của hơn 23 triệu người Mỹ. Tất cả người Mỹ đều xứng đáng
được bình an trong tâm hồn khi được chăm sóc với bảo hiểm Obamacare.”
Tổ chức vận động chính trị
Priorities USA, cho biết nếu nỗ lực xóa bỏ Obamacare của Tổng Thống Trump thành
công, sẽ có hơn 133 triệu người Mỹ mang bệnh nan y bị mất đi bảo hiểm và tiền bảo
phí sẽ gia tăng cao.
Nhiều nhà phân tích ngạc nhiên khi nhớ lại vào ngày Thứ Tư, 3 Tháng Tư,
Tổng Thống Donald Trump gửi ra tin nhắn là ông không hề muốn Quốc Hội bỏ phiếu
hủy bỏ và thay thế Obamacare cho tới sau ngày bầu cử năm nay. (MPL) [đ.d.]
----------------------------------------------------------
.
Người
Việt
Jun 26, 2020
WILMINGTON, North Carolina (NV) – Cảnh sát viên Michael “Kevin” Piner, ngồi trong xe
tuần tra, tiên đoán sớm muộn gì, phong trào Black Lives Matter, cũng dẫn đến nội
chiến, rồi ông cho hai đồng nghiệp biết mình sắp mua một khẩu súng trường loại
tấn công.
“Tôi đã sẵn sàng. Tụi
mình bước ra và bắt đầu tàn sát tụi… đen,” ông Piner nói, theo tường thuật của
The Washington Post.
Đoạn ghi âm cuộc nói chuyện
sặc mùi kỳ thị của ba cảnh sát thành phố Wilmington, tiểu bang North Carolina,
được sở cảnh sát công bố hôm Thứ Tư, 24 Tháng Sáu.
Trong cuộc nói chuyện với
hai cảnh sát khác là Jesse
E. Moore II, 50 tuổi, và James “Brian” Gilmore, 48 tuổi, cảnh sát viên Piner, 44 tuổi,
hào hứng nói: “Xóa sổ tụi nó khỏi bản đồ, cho mất
biến luôn cả bốn hay năm thế hệ của tụi nó.”
Đoạn ghi âm được thu lại
rất vô tình qua ống kính gắn trong xe tuần tra, cho thấy cả ba người đều dùng
những lời miệt thị dành cho những người da đen.
Chưa hết, cả ba cảnh sát
đề nghị giết cư dân thành phố người da đen và nhạo báng những người biểu tình.
Việc phát hiện ra toàn bộ
cuộc nói chuyện trên cũng là sự tình cờ.
Theo báo cáo của sở cảnh
sát, vào ngày 4 Tháng Sáu, một nữ thượng sĩ thực hiện một buổi kiểm tra thường
kỳ nội dung các đoạn video được gắn trên xe và áo của cảnh sát.
Bà tìm được đoạn video
kéo dài gần hai tiếng đồng hồ trên chiếc xe tuần tra của ông Piner, sau khi
nghe những ngôn ngữ kỳ thị của ba đồng nghiệp bà báo cáo lên cấp trên.
Ông Donny Williams,
cảnh sát trưởng thành phố Wilmington, tiểu bang North Carolina. (Hình Facebook
Sở Cảnh Sát Wilmington)
Ông Donny Williams, tân cảnh sát trưởng thành phố, là một người
da đen, sa thải cả ba người vào hôm Thứ Tư, ông tuyên bố, đây là một trường hợp
thật ngoại lệ và khó khăn mà tôi gặp trong sự nghiệp.
“Chúng ta cần cải tổ ngành cảnh sát bắt đầu từ nơi
này cho đến khi hiệu quả trên toàn quốc,” vị cảnh sát trưởng kêu gọi.
Ba cựu cảnh sát nêu trên
đồng thừa nhận có nói chuyện “không thích hợp” như trên, tuy nhiên, cho rằng
mình không phải là người kỳ thị, nhưng vì đang trong tình trạng căng thẳng vì
những biến cố xảy ra, và cuộc nói chuyện chỉ là xả bớt những căng thẳng. (MPL) [qd]
No comments:
Post a Comment