Thanh Quang, phóng
viên RFA
2012-05-10
Trong
thời gian qua, tín đồ Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo ở Miền Tây xem chừng như bị
giới cầm quyền và công an gây khó khăn đều khắp và ngày càng đáng ngại.
Tu
sĩ tại các Thánh thất, Đạo Tràng phản ứng ra sao? Thanh Quang trình bày tình
hình này sau đây:
Sách
nhiễu hàng đêm
Thưa
quý vị, trong khi hôm thứ Bảy mùng 5 tháng 5 vừa rồi, tại Thánh Thất Cao Đài An
Ninh Tây ở xã An Ninh Tây, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, lực lượng gần 40 công
an tỉnh, huyện, xã kéo tới đàn áp Thánh Thất, khiến Thông sự Nguyễn Thúy Liễu kêu than:
“Họ
đàn áp tôi quá, tôi chịu hết nỗi. Và khiến hiền tỷ Nguyễn Thị Nữ ngất xỉu, tiểu
tiện tại chỗ… Em Vĩ nói là công an tên Sáu Hưng của xã An Ninh Tây đạp cho em
Vĩ một đạp lộn nhào, đau bên hông.”
Và Chánh Trị Sự
Thánh Thất Lê Minh Châu báo động:
“Đêm thứ Bảy ấy, tôi đi đám xác ở Tây Ninh thì
công an Bon có điện thoại cho tôi, nói là bây giờ anh mở cửa cho chúng tôi vô
kiểm tra Thánh Thất. Lúc đó tôi đang đi đám xác nên tôi mới điện thoại cho
Thông sự Liễu tại Thánh Thất để mở cửa cho vô kiểm tra. Công an vô không kiểm
tra, mà lại buộc tôi và cô Liễu cùng toàn thể đồng đạo ở Thánh Thất đều rời
khỏi Thánh Thất An Ninh Tây.”
Thì
trong nhiều tuần qua, tại Trung tâm Tu tập Niệm Phật Tiểu Nhi thuộc PGHH tại
phường Mỹ Hoà, khóm Tây Huề 2, TP Long Xuyên, tu sĩ Nguyễn Thế Truyền đại diện các tiểu nhi tu học ở đây kể lại:
“Ở
đây mỗi tuần công an an ninh khu vực, công an TP đều có tới; thỉnh thoảng kiểm
tra hộ khẩu đột xuất ban đêm.”
Sau
khi sách nhiễu và ra lệnh đuổi tức khắc nữ tu sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng và cư sĩ
Trần Thị Dân Trang vốn lo cơm nước, giặt quần áo, tiếp dạy dỗ các thiếu nhi
trong Đạo Tràng, giới cầm quyền ra lệnh giải tán Trung tâm Tu tập Niệm Phật
Tiểu Nhi này, như tu sĩ Nguyễn Thế
Truyền cho biết:
“Kể
như cuối năm nay thì Trung tâm Tu tập phải giải tán hết, các bé phải về nhà sau
khi tụ học ở đây cũng được 2-3 năm rồi. Bây giờ bên chính quyền không cho thì
mình phải chịu thôi, đâu dám đương đầu. Chúng tôi nghe lời Đức Thầy chỉ dậy
rằng “Ráng nhẫn trăm phần dầu khó nhẫn, dạ thưa quan chức phận làm dân”. Đối
với những người có quyền lực, có điều kiện thì mình cũng phải chịu thôi, không
dám chống đối hay làm gì được hết.”
Trong
khi đó, cũng như bao nhiêu Niệm Phật Đường PGHH khác ở Miền Tây, công an cũng
không quên nhiều lần chiếu cố Đạo Tràng của tu sĩ Út Trung, tức Bùi Văn Trung,
ở xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang, như tu sĩ Út Trung kể lại:
“Nói chung vừa qua, khi có đám giỗ ở nhà chúng
tôi, họ huy động lực lượng đông lắm, kết hợp với công an chìm – tức xã hội đen.
Bởi vì bên mấy ổng sắp đặt, mướn khoảng 100 người, với tổng số tiền khoảng 20
triệu đồng, mỗi người được trả 200.000 đồng. Nếu đánh có máu là được đưa tiền
liền. Còn nếu đánh chưa ra máu, nhưng nếu đánh xong thì cũng được trả 200.000
đồng. Số đồng đạo đi đám giỗ nhà chúng tôi cũng khá đồng, và bị đánh trên dưới
20 người, trong đó bị đổ máu khoảng 5 người. Anh Bảy Long, anh Năm Mẫn bị nặng,
chảy máu miệng. Một số bị trật tay trật chân. Họ đánh khiến một số người bị nội
thương.”
Hành động như vậy
của giới cầm quyền và công an, theo tu sĩ Út Trung, khiến tín đồ PGHH “chịu
đựng đến đây cũng mòn mỏi lắm” rồi:
“Họ
nói câu rằng “nhà nước là người đầy tớ trung thành của nhân dân” mà bây giờ lại
hành động như thế. Họ đàn áp chúng tôi lần này như vậy là rất nhiều lần rồi.
Sức chịu đựng của con người có giới hạn. Cho nên người tín đồ PGHH chịu đựng
đến đây cũng mòn mỏi lắm. Sức chịu đựng cũng quá nặng nề.”
Chánh Trị Sự Cao Đài
Lê Minh Châu của Thánh Thất An Ninh Tây ở Long An vừa nói nhận xét về
hành động của công an đối với cơ sở tôn giáo của ông:
“Dạ
tôi thấy chuyện này không đúng, vì nhà nước đã đưa ra Pháp Lệnh Tín Ngưỡng,
Điều 70 của Hiến pháp nước CHXHCNVN, qua đó, công dân có quyền tự do tín ngưỡng
và tôn giáo các nơi trong nước được quyền thờ tự. Tôi thấy đồng đạo và nhơn
sanh tới đây cúng kiến, công an cấm đoán như vậy là không đúng. Chúng tôi ở đây
là người gìn giữ luật lệ của Hội Thánh, bảo thủ luật pháp chơn truyền của Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Toà Thánh Tây Ninh, Đạo khai năm 1926 do Đức Chí Tôn chủ
quản. Chúng tôi chỉ biết Đạo Cao Đài năm 1926.”
Cố
tình hành hung?
Trước hành động đàn áp tiếp diễn của giới cầm quyền và
công an, tu sĩ PGHH Út Trung lưu ý tới tính cách cướp bóc tài sản của nhân dân,
tính cách gần như cướp của giết người thuộc những tội rất nặng. Tu sĩ Út Trung nhận
thấy khoảng cách giữa hành động đánh người và giết người của công an cũng không
xa – mà “nếu đánh lỡ tay thì cũng chết người như thường”. Ở đây, theo ông, họ
cố tình hành hung tín đồ PGHH.
Câu hỏi có lẽ cần
được nêu lên là trước tình cảnh như vậy, các tu sĩ Cao Đài, PGHH phản ứng ra
sao?
Chánh Trị Sự Lê Minh Châu khẳng định là
ông cùng tín đồ Cao Đài địa phương sẵn sàng tử thủ để bảo vệ cơ sở thờ tự, bảo
vệ luật lệ của Hội Thánh.
Tín đồ Cao Đài chân chính sẽ không tiếp Hội Đồng Chưởng Quản của nhà nước, và
chỉ biết cầu nguyện Ơn Trên che chở. Chánh Trị Sự Lê Minh Châu nhân tiện yêu
cầu chính quyền xã An Ninh Tây phải làm đúng theo Pháp Lệnh Tín Ngưỡng của nước
CHXHCNVN, yêu cầu giới cầm quyền địa phương đừng nhúng tay vào chuyện nội bộ
tôn giáo. Ông
nhân tiện nhắc lại sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chương 4, Điều 13, ban
hành vào ngày 24 tháng 6 năm 1955, rằng “chính quyền không can thiệp vào chuyện
nội bộ của tôn giáo”. Trong khi đó tu sĩ PGHH Út Trung nguyện
noi theo từ tâm của Đức Phật để sau cùng rồi cũng rõ “Chánh-Tà”:
“Chúng
tôi tuân theo 4 đại đức Từ Bi Hỷ Xả của Đức Phật, thế nên những chuyện gì đến
thì mình cũng đều bỏ qua, không để trong tâm để thù ghét oán hận gì cả. Nhưng
vì họ đóng vai trong khối Ngũ Hành Tương Khắc - bên phá đạo, còn chúng tôi đóng
vai bên Phật. Hai bên chỏi với nhau để cho ra mặt là ai chánh, ai tà.”
Còn tu sĩ Nguyễn Thế
Truyền nhận xét rằng:
“PGHH
làm nhiều việc lợi ích cho đồng bào, cho dân tộc, cho nhân loại chúng sinh.
Chính vì vậy mà bị nhà nước quan tâm – từ bước chân, lời nói, việc làm của
người tín đồ PGHH.”
Vị tu sĩ PGHH này
trích dẫn di huấn của Đức Huỳnh Giáo Chủ rằng:
“Đấng
nam nhi ẩn nhẫn tùy thời,
Vậy mới gọi khôn ngoan hữu chí”
Vậy mới gọi khôn ngoan hữu chí”
Để
khuyên đồng đạo ẩn nhẫn tùy theo hoàn cảnh, tùy theo thời cho thích hợp. Theo
ông thì bây giờ cơ đạo chưa đến, điều kiện phát huy chưa được hanh thông thì
các tín đồ PGHH cũng “tạm ngừng lại đó, rồi chờ cơ hội khác”.
Theo
dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment