THẢO LUẬN về BẢN
DỊCH TÁC PHẨM “LOLITA” bởi DỊCH GIẢ DƯƠNG TƯỜNG
04.05.2012
Trong
bài “Phòng
thí nghiệm Lolita” của tác giả An Di, có chỉ ra thêm hai điểm dịch
không tốt ngay trong những trang đầu của Lolita (bản dịch Dương Tường)
là chữ loins và laboratory. Về chữ loins thiết nghĩ An Di
đã giải thích khá rõ nên không cần nhắc lại làm gì, còn về chữ laboratory
mà Dương Tường dịch thành phòng thí nghiệm, tôi xin bày tỏ thêm chút ý kiến sau
đây.
Laboratory
ở đây là gì?
Chữ
laboratory này đúng là khó hiểu với thế hệ trẻ sau này, chứ với những
người lớn tuổi như tôi thì nó dễ hiểu. Vì ngày xưa khi đi chụp ảnh bằng phim
nhựa (phim 35mm) về, thì người chụp hoặc là đưa đến những phòng laboratory
chuyên rửa phim tráng ảnh, hoặc tự làm ở nhà. Khi tự làm ở nhà thì phải có một
phòng tối chuyên dụng, có những món đồ giống như một phòng thí nghiệm vậy. Nào
là đèn đỏ để nhìn được ảnh, mà không làm hư ảnh, nào là các khay hóa chất để
rửa phim, tráng ảnh, hãm ảnh,… nào là máy phóng ảnh từ 1 tấm phim, chiếu vào 1
tấm giấy có phủ hóa chất để hiện ảnh…. Bây giờ chắc thế hệ trẻ quen chụp máy kỹ
thuật số rồi thì không hình dung ra cách đây chừng vài chục năm, người chơi ảnh
có cái thú tự “hành hạ” mình như vậy nữa.
Nhưng
rửa ảnh trong phòng laboratory của mình cũng là một cái vui, và trình độ
của người chụp còn thể hiện qua việc tự xử lý ảnh của mình thế nào. Ngày xưa
làm gì có phần mềm chỉnh sửa ảnh, có máy tính như bây giờ, làm gì cũng bằng tay
hết. Muốn nước ảnh thế nào có thể gia giảm hóa chất, gia giảm thời gian khi
tráng, rửa ảnh.
Tiếng
Việt có từ riêng cho cái này không?
Nói
hơi dài dòng vậy để giải thích cái ý tại sao mà laboratory trong nhiều
ngôn ngữ, kể cả tiếng Việt, tiếng Nga, nó đều có nghĩa là phòng xử lý ảnh. Vì
thực sự là trong phòng xửa lý ảnh này cũng có những vật dụng khoa học, có hóa
chất, và cũng có thể coi như là một phòng thí nghiệm nhỏ. Sau này các hãng sản
xuất ra các máy rửa ảnh tự động hoàn toàn, nhưng vẫn dùng chữ laboratory
để đặt tên cho nó đấy. Vật dụng thí nghiệm ở đây là cái ảnh, người làm thí
nghiệm là người rửa phim tráng ảnh, họ có thể làm chất lượng ảnh khác nhau, khi
dùng các hóa chất khác nhau…
Vậy
nên, dịch “the laboratory of your mind” như ông Dương Tường thành “phòng
thí nghiệm tâm trí” thì tuy đúng từng từ từng chữ theo bản tiếng Anh, nhưng
khó hiểu với người đọc hơn là nếu ông dùng từ như là “phòng xử lý ảnh”, thậm
chí là “phòng lab” (vì ở VN hay dùng từ phòng lab này khi đi rửa ảnh).
Lolita ra đời từ những năm
50, nên chắc là ngày đó dân chụp ảnh phải dùng phòng laboratory để xử lý
ảnh cho mình, vậy nên ông Nabokov dùng từ đó là có lý do. Chứ nếu như viết Lolita
vào bây giờ, hay là vào thế kỷ 16, chắc hẳn ông ấy không dùng từ đó nữa đâu.
Có
thể thấy từ cái dotted line nổi tiếng, cho đến cái laboratory
này, thì cách dịch của ông Dương Tường chưa thoát được ý, và khó hiểu cho người
đọc bình thường. Văn dịch như vậy có thể nói là “Tây” quá, chưa mượt mà, nói
như ông Nguyễn Văn Dân, chủ tịch hội đồng văn học dịch VN là “dịch như thế coi
như chưa dịch”.
(Bài
của ông Dân có thể xem ở đây: http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/van-hoa/tin-chung/v-v-n-sang-t-o-trong-d-ch-thu-t-1.345503
và
bài gốc ở đây:
Bản
dịch Lolita chưa được phổ biến nhiều ở hải ngoại, nên nhiều người chỉ
đọc 3 trang đầu của nó được cung cấp từ Nhã Nam, và những lỗi đã tìm thấy ở đó
chủ yếu trong 3 trang này thôi. Nhưng ở địa chỉ
có
mấy em mê sách đang đưa bản ebook lên. Nếu anh chị nào quan tâm có thể xem để
trao đổi thêm về các lỗi dịch và các điểm khác của bản dịch Dương Tường. Vậy
cũng là đóng góp cho nền dịch thuật nước nhà, và cho bản chỉnh sửa sau này của
ông ấy.
------------------
Bài
liên quan:
04.05.2012
03.05.2012
02.05.2012
01.05.2012
30.04.2012
29.04.2012
28.04.2012
25.04.2012
20.04.2012
18.04.2012
17.04.2012
12.04.2012
02.04.2012
30.03.2012
25.03.2012
22.03.2012
19.03.2012
17.03.2012
16.03.2012
11.03.2012
07.03.2012
01.03.2012
27.02.2012
22.12.2011
Nhận
xét về bản dịch truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera)
của Cao Việt Dũng (phần IV) - Hà
Thúc Lang
20.12.2011
Nhận
xét về bản dịch truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera)
của Cao Việt Dũng (phần III) - Hà
Thúc Lang
18.12.2011
Nhận
xét về bản dịch truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera)
của Cao Việt Dũng (phần II) - Hà
Thúc Lang
16.12.2011
Nhận
xét về bản dịch truyện ngắn «Quả táo vàng của ham muốn vĩnh cửu» (M.Kundera)
của Cao Việt Dũng (phần I) - Hà
Thúc Lang
15.12.2011
12.12.2011
07.12.2011
Lại
chuyện dịch thuật – Bàn về những bản dịch gần đây của ông Cao Việt Dũng (phần
III) - Vi
Văn Tuyên
06.12.2011
05.12.2011
04.12.2011
03.12.2011
Lại
chuyện dịch thuật – Bàn về những bản dịch gần đây của ông Cao Việt Dũng (phần
II) - Vi
Văn Tuyên
02.12.2011
02.12.2011
01.12.2011
Luận
về cái gọi là “đạo đức dịch thuật” của ông Nguyễn Gia Thức, cùng phê phán của
các ông Vi Văn Tuyên và Hà Thúc Lang - Nguyễn
Thuận
30.11.2011
29.11.2011
25.11.2011
19.09.2011
07.03.2011
06.03.2011
01.03.2011
26.02.2011
25.02.2011
24.02.2011
26.10.2010
25.10.2010
24.10.2010
24.10.2010
Dịch
và giới thiệu văn học cổ Việt Nam: Những điều bất cập (tiểu luận / nhận
định) - Thiếu
Khanh
12.09.2010
Có
một bà tên Huyen (Huyện) họ Quan lót chữ Thanh (tiểu luận / nhận định)
08.10.2010
No comments:
Post a Comment