28-4-2012
XEM HÌNH NƠI TRANG
CHÌNH :
Tuong
niem Quoc Han 30-4 tai Tuong Dai Chien Si Viet My Westminster Nam CA ngay
28-4-2012
*
*
*
Việt Báo
05/01/2012
Westminster
(Bình Sa) -- Buổi Chào Cờ Tưởng niệm đã thực hiện cùng với Liên Tôn vào sáng
Thứ Hai 30-4-2012 tại trên phố Bolsa, Little Saigon.
Vào cuối tuần trước đó, lúc 6 giờ chiều Thứ Bảy ngày 28 tháng 4 năm 2012, tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, hàng ngàn đồng hương tham dự, hiện diện trong đêm tưởng niệm có Hội Đồng Liên Tôn, qúy vị đại diện các tôn giáo, về quan khách có qúy vị dân cử Trung Ương, Tiểu Bang, Quận Hạt và qúy Nhị Viên các Thành Phố thuộc Quận Cam, các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng, các cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí.
Vào cuối tuần trước đó, lúc 6 giờ chiều Thứ Bảy ngày 28 tháng 4 năm 2012, tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ, hàng ngàn đồng hương tham dự, hiện diện trong đêm tưởng niệm có Hội Đồng Liên Tôn, qúy vị đại diện các tôn giáo, về quan khách có qúy vị dân cử Trung Ương, Tiểu Bang, Quận Hạt và qúy Nhị Viên các Thành Phố thuộc Quận Cam, các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng, các cơ quan truyền thanh, truyền hình, báo chí.
Điều hợp chương trình Mai Hữu Bảo và Trần Thiện Tâm.
Sau phần nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ và
phút mặc niệm do Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa phụ trách, tiếp theo
chương trình là Diễn Văn khai mạc của Cô Thu Hà Trưởng ban tổ chức tháng Tưởng
Niệm Quốc Hận lên đọc Diễn Văn khai mạc, trong phần diễn văn có đoạn cô nói:
"...nhờ vào những sự sự hy sinh lớn lao của các bậc cha anh để cho quê hương
có Tự Do Dân Chủ, đồng bào được ấm no hạnh phúc, nhưng chẳng may khi vận nước
điêu linh đã lọt vào tay cộng sản vì vậy hằng triệu người phải bỏ nước ra đi
tìm tự do, đổi bằng mạng sống chính mình để cho chúng cháu có được ngày hôm
nay, đó là nhờ vào sự hy sinh của qúy bác, qúy chú, chúng cháu nguyện sẽ đoàn
kết, góp phần để xây dựng một cộng đồng người Việt quốc gia vững mạnh tại hải
ngoại hầu yểm trợ cho công cuộc đấu tranh hiện nay của đồng bào ta trong
nước..." Sau đó Ban Tù Ca Xuân Điềm lên hợp ca bản "Vietnam
America".
Quý tu sĩ Liên Tôn và dân cử địa phương đã trang nghiêm chào cờ
tưởng niệm hôm 30-4-2012.
Tiếp theo nghi thức đăt vòng hoa tưởng niệm do các tổ chức hội
đoàn, đoàn thể thực hiện, Sau đó là nghi thức niệm hương cầu nguyện trước anh
linh chiến sĩ đã vị quốc vong thân, những đồng bào đã tử nạn trên đường vượt
biên, vượt biển để tìm tự do gồm các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, Hội
Đồng Liên Tôn, qúy vị nhân sĩ trí thức, qúy vị dân cử các cấp chính quyền, Tân
Hội Đồng Đại Diện và Tân Hội Đồng Giám Sát Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam
California, các vị lãnh đạo tôn giáo lần lượt dâng hương, đọc lời cầu nguyện
theo từng tôn giáo, trong khi đó 37 hồi chuông được gióng lên trong bầu không
khí trang nghiêm, tỉnh lặng để cùng nhau hồi tưởng lại 37 năm đã trôi qua kể từ
sau biến cố tháng Tư đen.
Tiếp theo phần phát biểu cảm tưởng của qúy vị quan khách, qúy vị dân cử cùng lên một lúc để phát biểu cảm tưởng về 30 tháng Tư và trao bằng tưởng lệ ghi nhận những đóng góp của cộng đồng đã góp phần vào những sinh hoạt chung của Thành Phố cũng như Tiểu Bang. Sau đó Ban Hợp Ca Tình Nghệ Sĩ lên hát bản "Vùng Lên Cứu Nước và Vì Sao Anh" Tiếp theo chương trình Tân Hội Đồng Đại Diện và Tân Hội Đồng Giám Sát lên trình diện đồng hương, sau đó nhạc cảnh "Đêm Chôn Dầu Vượt Biển" do anh chị em Viện Việt Học trình diễn. Tiếp theo chương trình là phần phát giải thi Viết Văn về 30 tháng Tư cho các em thiếu nhi, Em Alice Nguyễn trúng giải nhất trong cuộc thi.
Chương trình văn nghệ tiếp tục do ban hợp ca Thủy Quân Lục Chiến với bản "Xin Hãy Làm Ánh Đuốc", Ban Tù Ca Xuân Điềm "Thắp Lửa Bình Ngô"... Cuối cùng tất cả đồng ca bản "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghể."
Chương trình tháng Tưởng Niệm Quốc Hận kết thúc bằng một buổi chào cờ vào trưa 30 tháng Tư trước khu Thương Xá Phước Lộc Thọ, chương trình được trực tiếp truyền thanh qua làn sóng Little Sài Gòn Radio và đài truyền Hình Hồn Việt TV. Mặc dù một ngày Thứ Hai bận rộn nhưng đồng hương đã tham dự rất đông, ngoài qúy vị trong Hội Đồng Liên Tôn chúng tôi còn nhận thấy có Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, Linh Mục Mai Khải Hoàn, qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, đông đủ các cơ quan truyền thanh, truyền hình báo chí tham dự.
Mở đầu buổi lễ cô Thu Hà Trưởng Ban Tổ Chức lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn quan khách, qúy vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, các cơ quan truyền thông và toàn thể đồng hương trong thời gian qua đã giúp đở ban tổ chức ngày quốc hiận hoàn thành nhiệm vụ mà đồng hương giao phó. Sau đó là lễ chào quốc kỳ qua phần trực tiếp của đài Little Sài Gòn trong không khí im lặng, mọi người cùng lắng lòng tưởng nhớ về biến cố tang thương và nguyện cầu cho hồn thiêng sông núi phù hộ để cho quê hương sớm có Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền được tôn trọng, lãnh thổ lãnh hải được vẹn toàn
Tiếp theo là phần phát biểu cảm tưởng của quan khách, của qúy vị lãnh đạo tinh thần và các hội đoàn, đoàn thể. Điểm đặc biệt là Tháng Tưởng Niệm Quốc Hận năm nay do các thành viên trẻ đứng ra tổ chức dưới sự bảo trợ của qúy vị hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng đã hoàn thành một cách xuất sắc nhất là về giờ giấc tổ chức, chúng ta nên lấy kinh ngiệm lần nầy để bổ túc cho những sinh hoạt chung của cộng đồng chúng ta trong tương lai.
Buổi chào cờ 30 tháng Tư kết thúc một tháng tưởng niệm với nhiều sinh hoạt đáng ghi nhớ trong cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản chúng ta.
Tiếp theo phần phát biểu cảm tưởng của qúy vị quan khách, qúy vị dân cử cùng lên một lúc để phát biểu cảm tưởng về 30 tháng Tư và trao bằng tưởng lệ ghi nhận những đóng góp của cộng đồng đã góp phần vào những sinh hoạt chung của Thành Phố cũng như Tiểu Bang. Sau đó Ban Hợp Ca Tình Nghệ Sĩ lên hát bản "Vùng Lên Cứu Nước và Vì Sao Anh" Tiếp theo chương trình Tân Hội Đồng Đại Diện và Tân Hội Đồng Giám Sát lên trình diện đồng hương, sau đó nhạc cảnh "Đêm Chôn Dầu Vượt Biển" do anh chị em Viện Việt Học trình diễn. Tiếp theo chương trình là phần phát giải thi Viết Văn về 30 tháng Tư cho các em thiếu nhi, Em Alice Nguyễn trúng giải nhất trong cuộc thi.
Chương trình văn nghệ tiếp tục do ban hợp ca Thủy Quân Lục Chiến với bản "Xin Hãy Làm Ánh Đuốc", Ban Tù Ca Xuân Điềm "Thắp Lửa Bình Ngô"... Cuối cùng tất cả đồng ca bản "Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghể."
Chương trình tháng Tưởng Niệm Quốc Hận kết thúc bằng một buổi chào cờ vào trưa 30 tháng Tư trước khu Thương Xá Phước Lộc Thọ, chương trình được trực tiếp truyền thanh qua làn sóng Little Sài Gòn Radio và đài truyền Hình Hồn Việt TV. Mặc dù một ngày Thứ Hai bận rộn nhưng đồng hương đã tham dự rất đông, ngoài qúy vị trong Hội Đồng Liên Tôn chúng tôi còn nhận thấy có Hòa Thượng Thích Nguyên Trí, Linh Mục Mai Khải Hoàn, qúy vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, đông đủ các cơ quan truyền thanh, truyền hình báo chí tham dự.
Mở đầu buổi lễ cô Thu Hà Trưởng Ban Tổ Chức lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn quan khách, qúy vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, các cơ quan truyền thông và toàn thể đồng hương trong thời gian qua đã giúp đở ban tổ chức ngày quốc hiận hoàn thành nhiệm vụ mà đồng hương giao phó. Sau đó là lễ chào quốc kỳ qua phần trực tiếp của đài Little Sài Gòn trong không khí im lặng, mọi người cùng lắng lòng tưởng nhớ về biến cố tang thương và nguyện cầu cho hồn thiêng sông núi phù hộ để cho quê hương sớm có Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền được tôn trọng, lãnh thổ lãnh hải được vẹn toàn
Tiếp theo là phần phát biểu cảm tưởng của quan khách, của qúy vị lãnh đạo tinh thần và các hội đoàn, đoàn thể. Điểm đặc biệt là Tháng Tưởng Niệm Quốc Hận năm nay do các thành viên trẻ đứng ra tổ chức dưới sự bảo trợ của qúy vị hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng đã hoàn thành một cách xuất sắc nhất là về giờ giấc tổ chức, chúng ta nên lấy kinh ngiệm lần nầy để bổ túc cho những sinh hoạt chung của cộng đồng chúng ta trong tương lai.
Buổi chào cờ 30 tháng Tư kết thúc một tháng tưởng niệm với nhiều sinh hoạt đáng ghi nhớ trong cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản chúng ta.
*
*
*
Ngọc
Lan & Nguyên Huy/Người Việt
Sunday,
April 29, 2012 6:01:53 PM
WESTMINSTER (NV) - Ðúng 37 năm sau biến cố 30 Tháng Tư, lòng người dân
Little Saigon vẫn còn rưng rức những nỗi niềm và cảm xúc của một ngày “trời đất
Sài Gòn dường như cũng tối sầm, buồn bã,” bên cạnh những trăn trở về một xã hội
tự do và nhân quyền cho cuộc sống người dân hiện tại nơi quê nhà.
Cựu
quân nhân người Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam mang vòng hoa đến dự lễ tưởng niệm tại Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt-Mỹ,
Westminster, hôm Thứ Bảy. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Ðó
là tâm trạng chung của đông đảo đồng hương Việt Nam tại Orange County, cùng tất
cả các hội đoàn quanh vùng Nam California, đến với lễ tưởng niệm 30 Tháng Tư
trong chủ đề “Hải ngoại đoàn kết, quốc nội vùng lên” được tổ chức tại Tượng Ðài
Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Westminster, vào chiều Thứ Bảy và ngày Chủ Nhật cuối tuần.
Năm
nay, lễ tưởng niệm ngày Thứ Bảy do Ủy Ban Tưởng Niệm Tháng Tư Ðen, bao gồm
nhiều hội đoàn, tổ chức. Lễ tưởng niệm ngày hôm sau, kết hợp kỷ niệm 9 năm
thành lập tượng đài, do Cộng Ðồng Việt Nam Nam California vào một số hội đoàn
tổ chức. Cũng trong ngày Chủ Nhật, Ủy Ban Thực Hiện Ðài Tưởng Niệm Thuyền Nhân
Việt Nam cũng tổ chức Ngày Thuyền Nhân tại Tượng Ðài Thuyền Nhân, bên trong
Westminster Memorial Park.
Tuổi trẻ dấn thân cùng cộng đồng
Trong
lời phát biểu khai mạc buổi lễ ngày Thứ Bảy, cô Nguyễn Thu Hà, đoàn trưởng Ðoàn
Thanh Thiếu Niên Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam (Vietnamese Young Marines), trong
tư cách trưởng ban tổ chức buổi tưởng niệm, nói: “Ðánh dấu 37 năm quốc hận,
chúng ta tề tựu nơi đây không phải chỉ để tưởng niệm đến những quân nhân cán
chính đã hy sinh để bảo vệ cho miền Nam Việt Nam trong suốt 21 năm từ năm 1954
đến 1975, để được sống trong bầu không khí tự do cho đến ngày 30 Tháng Tư,
1975, mà chúng ta ngồi nơi đây, giờ phút này, còn nhằm để chia sẻ với đồng bào
Việt Nam đang bị áp bức và cưỡng chiếm đất đai, tài sản như ở Tiên Lãng, như ở
Văn Giang...”
Lãnh
đạo tinh thần các tôn giáo, dân cử và đồng hương làm lễ cầu nguyện trước Tượng
Ðài Thuyền Nhân, bên trong Westminster Memorial Park, hôm Chủ Nhật. (Hình:
Nguyên Huy/Người Việt)
Cô
kêu gọi, “Chúng ta mỗi thế hệ người Việt mang căn cước tị nạn Cộng Sản hãy cùng
tưởng niệm các anh linh cán chính đã hy sinh vì lý tưởng tự do và cùng nắm tay
đấu tranh cho một Việt Nam tươi sáng với dân chủ và nhân quyền.”
Cũng
như lời nhận xét của bà Dân Biểu Liên Bang Loretta Sanchez, và Phó thị trưởng
thành phố Westminster Trí Tạ, lễ tưởng niệm 30 Tháng Tư năm nay có sự hiện diện
của rất đông những người trẻ tuổi, của những hội đoàn thanh niên, đó là “một sự
khác biệt với những năm trước.”
Ngoài
Nguyễn Thu Hà, người tham dự còn nhận thấy có nhiều gương mặt trẻ tham gia vào
ban tổ chức như Billy Lê (chủ tịch THSV), Tammy Trần Thiện Tâm, Mai Hữu Bảo,
Phong Lý,... Sự góp mặt của họ cùng bạn bè tạo nên một sắc thái mới cho sinh
hoạt cộng đồng tại đây.
Lễ
tưởng niệm 30 Tháng Tư với chủ đề “Hải ngoại đoàn kết, quốc nội vùng lên” tại
Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt-Mỹ hôm Thứ Bảy. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Là
người được sinh ra năm 1975, đồng thời cũng là một thuyền nhân theo cha mẹ vượt
biên khi lên 11 tuổi, cô Nguyễn Thu Hà tâm sự, “Từ giữa Tháng Hai, các hội đoàn
đã ngồi lại với nhau, và quyết định bầu ra trưởng ban tổ chức, và em được giao
cho trọng trách quan trọng này.”
Dù
có “hồi hộp” và “rất sợ” nhưng theo cô, “với sự yểm trợ của tất cả các hội
đoàn, cũng như nhiều đồng hương tề tựu lại đây thì mình cũng thấy rất là an ủi
và cố gắng để làm cho trọn vẹn buổi lễ này”
Tuy
nhiên, như Thu Hà nói, “Có một số bạn tham gia trong buổi này cũng chưa thực sự
hiểu hết về ngày 30 Tháng Tư, cho nên nhiệm vụ của chúng em là kêu gọi những em
nhỏ hơn ra đây để học hỏi, để hiểu biết thêm được lý do tại sao chúng ta ở
đây.”
Người
đến dự lễ có thể nghe được những tiếng cười trong vắt của các em thiếu nhi đùa
giỡn với nhau quanh khu vực lễ tưởng niệm, hay nhìn thấy những nhóm bản trẻ,
rất trẻ, đứng tụm lại cùng nhau nói chuyện, bàn tán những điều không thuộc về
biến cố “đau thương của thế hệ cha ông.” Nhưng quả thực, sự có mặt của đông đảo
giới trẻ trong những sự kiện như thế này chứng tỏ “các bạn trẻ bắt đầu dấn thân
nhiều hơn và để bắt đầu cho những sự đoàn kết cho các hoạt động trong tương
lai” như lời nhận xét của Thu Hà và nhiều người tham dự.
Tâm tư người tị nạn nhân ngày 30 Tháng Tư
“Sau
37 năm tôi thấy nỗi buồn ngày đó không giảm, mà cảm giác nỗi đau lại tăng thêm
theo thời gian. Vì nhìn quanh tôi thấy có một số người cũng từng có kinh nghiệm
đau thương về ngày đó mà họ lại quên được. Ðồng thời bên Việt Nam có thêm nhiều
sự kiện khiến mình buồn lòng hơn, thành ra mình lại thấy nó đau thêm là ở chỗ
đó.” Bà Phạm Thị Phong Nhã, cư dân Orange, rời Việt Nam ngày 30 Tháng Tư, 1975,
cho biết.
Cựu
chiến binh Việt Mỹ tham dự lễ tưởng niệm 30 Tháng Tư và 9 năm xây dựng Tượng
Ðài Chiến Sĩ Việt-Mỹ hôm Chủ Nhật. (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)
Cũng
theo bà, “Cộng đồng mình ở đây sau 37 năm, về mặt xã hội, chuyện sống còn, thì
rất là tiến. Nhưng về tình cảm với tổ quốc thì mình nghĩ dường như là họ có
phai lạt vì thấy họ về Việt Nam rất đông, mà không chỉ về để thăm gia đình, mà
còn là để làm ăn, kiếm sống, thành ra lý tưởng và lý do chính để họ đi vì lý do
chính trị không còn được khẳng định nữa, vô tình họ trở thành công cụ tuyên
truyền cho chế độ bên kia, làm cho người ta nhìn thấy họ đến đây vì vấn đề cơm
gạo chứ không phải vì lý tưởng tự do nữa.”
Tuy
nhiên, người phụ nữ này cảm thấy “mừng là có nhiều người trẻ đang nối tiếp
truyền thống của mình. Ðó là điểm tựa để mình nhìn vào và hy vọng.”
Với
bà Hồng Tín, đang sống tại Laguna Hills, vào ngày 30 Tháng Tư, 1975, bà đã
“chứng kiến nhiều cảnh hỗn loạn lắm. Mà không hiểu sao trời đất ngày hôm đó
cũng tối sầm và buồn bã lắm, mưa như cha chết mẹ chết, trời đất tối sầm, tôi có
cảm giác như lúc đó là đám tang của đất nước.”
“Tuổi
đời càng chồng chất thì càng cảm thấy buồn hơn. Nhất là khi nhìn về Việt Nam,
nhìn về tuổi trẻ không còn lý tưởng, chỉ có chạy theo tiền tài, chỉ còn một số
nhỏ có lý tưởng thôi, chứ xã hội thì băng hoại, phụ nữ ngày càng bị dập vùi
nhiều hơn, bị coi rẻ hơn.” Bà Hồng Tín nêu cảm nghĩ.
Bà
trăn trở, “Ngay tại đây thì nhiều em nhỏ cũng chưa hiểu hết được đâu là biểu
tượng của đất nước, vì đâu mà mình lưu vong ra nước ngoài. Ðó là trách nhiệm
của người lớn. Lứa người lớn tuổi lần lần sẽ ra đi nhưng tôi thấy tuổi trẻ hình
như chưa có người kế nghiệp.”
Kể
từ lúc sang Mỹ vào năm 1992, ông Nguyễn Xuân Hùng, chỉ cho biết là cư dân
Little Saigon, nói, “Năm nào cũng đi dự lễ 30 Tháng Tư” và tâm tư ông “chẳng
thay đổi lắm” sau 37 năm xảy ra biến cố này bởi vì “trước sau thì ngày này cũng
là ngày rất buồn” và “nó đau đớn nhiều chuyện lắm.”
Theo
ông Hùng, để có tương lai cho quê nhà thì “bổn phận của người bên đây là chuyển
tải thông tin về trong nước để khiến người dân bớt sợ để họ có thêm can đảm
đứng lên làm công việc phục quốc, làm cuộc cách mạng xanh.” Ông Hùng hy vọng
“giới trẻ trong nước thức tỉnh đứng dậy giống như là Việt Khang. Và những du
học sinh sang đây du học cũng nhìn thấy điều hay, điều trái chứ đừng có học cho
giỏi rồi về Việt Nam lại làm quan, lại theo cha dâng nước cho Tàu thì không
được.”
Trả
lời câu hỏi của phóng viên Người Việt là “nhận xét người đến dự lễ có đông như
những năm trước không,” bà Trúc Minh, cư dân Fountain Valley, nói, “Nếu nói
đông thì không thể nào nói chữ đông được, mà chỉ nói tinh thần người Việt còn
nhiều hay ít thôi.”
“Tôi
thấy mỗi ngày sản xuất nhiều mà tham gia thì ít.” Người phụ nữ này nhận xét một
cách thẳng thắn.
Lý
do người ta tham gia ít, theo bà Trúc Minh là “vì 37 năm mòn mỏi quá rồi mà
không nhìn thấy con đường, thấy đích mình đến. Nhiều người thấy chán nản, mất
niềm tin, ‘dã tràng xe cát biển Ðông/nhọc mình mà chẳng nên công cán gì.’”
Bà
trăn trở thêm, “Tình người hải ngoại suy bì phân chia! Chân tôi còn đau mà tôi
vẫn cố đến đây để mong có thêm một cái đầu đen để thấy tinh thần đồng bào còn
nhiều hay ít, để đó là một liều thuốc an ủi mình và cho mình thêm can đảm niềm
tin để mình sống qua những ngày tháng ở xứ người.”
30 Tháng Tư và Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt-Mỹ
Sang
ngày Chủ Nhật, hai buổi lễ tưởng niệm nhân biến cố 30 Tháng Tư, cách đây 37 năm
được tổ chức tại Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ và Tượng Ðài Thuyền Nhân.
Tại
Tượng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ, Ủy Ban Xây Dựng Tượng Ðài đã cùng Ban Ðại Diện Lâm
Thời Cộng Ðồng Việt Nam Nam California và các hội đoàn quân cán chính cử hành
một buổi lễ tưởng niệm lần thứ 37 biến cố đau thương 30 Tháng Tư và kỷ niệm 9
năm xây dựng tượng đài.
Trong
buổi lễ này, nhiều cựu chiến binh Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam cũng có
mặt. Ðó là đơn vị Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ VVA, Chapter 785/Mop 752.
Dưới
chân tượng đài là bàn thờ 6 vị anh hùng của QLVNCH tuẫn tiết trong những ngày
cuối của cuộc chiến, nêu cao được tinh thần chiến đấu của quân đội miền Nam
Việt Nam.
Trong
khắp khuôn viên, nhiều bức tường đen nhỏ trưng bầy la liệt tội ác của Cộng Sản
đã gieo rắc trên khắp quê hương xứ sở. Nhiều khẩu hiệu nhắc đến lời ca của nhạc
sĩ Việt Khang “Tôi không thể ngồi yên...” được treo dọc theo mặt tiền khuôn
viên tượng đài.
Trong
buổi lễ, nhiều quan khách Việt Mỹ đã bày tỏ những ý nghĩ chia sẻ đau thương mất
mát cùng cộng đồng người Việt tị nạn và mong mỏi cuộc chiến đấu vì tự do của
mọi người chóng đến kết quả.
Trong
số những vòng hoa tưởng niệm được đặt trước tượng đài có Liên Hội Cựu Tù Nam
California, Hội Cựu Nữ Sinh Gia Long, VVA Chapter 785/MOP 752, Ðồng Hương Quảng
Ngãi, Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, Việt Nam Quốc Dân Ðảng, Cộng Ðồng Việt Nam Nam
California, Ðại Việt Quốc Dân Ðảng, Ðoàn Thanh Niên Cờ vàng...
Ngày Thuyền Nhân
Về
Ngày Thuyền Nhân, vào lúc 1 giờ chiều, hàng trăm đồng hương từ nhiều nơi đã tập
trung về trước Tượng Ðài Thuyền Nhân để cùng làm lễ cầu nguyện cho những thuyền
nhân đã không may mắn đến được bến bờ Tự Do.
Ðây
là năm thứ ba Ủy Ban Xây Dựng Tượng Ðài Thuyền Nhân tổ chức Ngày Thuyền Nhân
vào dịp 30 Tháng Tư để cộng đồng người Việt cùng nhớ đến những đau thương mất
mát mà Cộng Sản đã mang đến cho đất nước và dân tộc.
Phát
biểu trong dịp này, nhà thơ Thái Tú Hạp, chủ tịch Ủy Ban Xây Dựng Tượng Ðài
Thuyền Nhân, nhắc đến biến cố khiến cho hàng triệu người đã phải bỏ nước ra đi
bất chấp hiểm nguy chín chết may ra còn một sống. Hàng trăm ngàn người đã không
may mắn đến được bến bờ tự do phải bỏ thân trên biển cả, trên đường vượt biên.
“Tưởng
nhớ đến những thương đau này chúng ta hãy cùng cầu nguyện cho những vong linh
thuyền nhân không may mắn sớm siêu thoát về cõi vĩnh hằng. Ngày Thuyền Nhân
cũng là dịp nhắc nhở cho thế hệ trẻ trong cộng đồng người Việt hải ngoại hiểu
và nhớ đến nguồn gốc và những sự hy sinh, gian lao của thế hệ cha anh để tuổi
trẻ Việt Nam hải ngoại có được cơ hội thăng tiến cho cuộc đời của mình,” nhà
thơ này nói.
Cũng
trong ý nghĩa này, Bác Sĩ Phạm Hồng Sơn, một trong những thành viên của ủy ban,
phát biểu: “Ngày Thuyền Nhân nhằm để chúng ta tưởng nhớ và vinh danh những
thuyền nhân, bộ nhân đã hy sinh trê biển cả hay trong rừng sâu. Ngày Thuyền
Nhân cũng là để nhớ đến và vinh danh hàng trăm ngàn chiến sĩ Việt Mỹ đã hy sinh
trong cuộc chiến bảo vệ tự do cho miền Nam. Và sau chót, Ngày Thuyền Nhân cũng
là để giúp cho các thế hệ trẻ hiểu đến nguồn cội của mình và hiểu đến những giá
trị mà cha anh mình đã trả để cho mình có cơ hội như ngày nay.”
Nhiều
quan khách Việt Mỹ cũng đã phát biểu trong dịp này. Giám Sát Viên Quận Cam
Janet Nguyễn kể lại mình cũng là một thuyền nhân và được chứng kiến những gian
nguy khổ cực của thuyền nhân khi chính gia đình của mình là người trong cuộc.
Vì thế nên Giám Sát Viên Janet Nguyễn hứa quyết tranh đấu đến cùng cho tự do
của Việt Nam.
Sau
phần phát biểu của quan khách, ban tổ chức đã mời các vị lãnh đạo các tôn giáo
ra trước Tượng Ðài Thuyền Nhân để cùng cầu nguyện theo nghi thức tôn giáo của
mình. Ðặc biệt Cao Ðài Giáo, các tín hữu đã cùng nhau cất lên tiếng cầu kinh
vang dội theo một đoạn kinh cầu nguyện trong Cao Ðài Giáo.
Buổi
lễ cầu nguyện trong Ngày Thuyền Nhân chấm dứt bằng một màn thả hàng chục bong
bóng xanh trắng thể hiện lòng mong mỏi cho anh linh các thuyền nhân không may
mắn sớm được siêu sinh tịnh độ.
––-
Liên
lạc tác giả: NgocLan@nguoi-viet.com, NguyenHuy@nguoi-viet.com
*
*
*
Trần Sơn
30-4-2012
San Diego: Hôm nay thứ hai ngày 30 tháng
04 năm 1975. Đúng vào ngày này 37 năm về trước, tập đoàn cộng sản Hà Nội đã xua
quân cưỡng chiếm miền Nam, đem chế độ độc tài, vô nhân thống trị trên toàn đất
nước, gây biết bao cảnh tang tóc đau thương.
Với tất cả tấm lòng thành kính, chúng tôi xin gởi đến gia đình quý chiến hữu, quý bằng hữu, có thân nhân bị mất mát trong biến cố lịch sử này một Nén Hương Lòng thắp cho người đã chết.
Vào tối hôm qua, chủ nhật, ngày 29 tháng 04 năm 1975, HIỆP HỘI NGƯỜ I VIỆT SAN DIEGO và LỰC LƯỢNG CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA SAN DIEGO đã tổ chức Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận năm thứ 37 để Tri Ân các chiến sĩ Vị Quốc Vong Thân, Tưởng Niệm đồng bào đã chết trên con đường tìm tự do và Vinh danh những người đấu tranh trong nước đang bị bắt bớ giam cầm, đánh đập dã man, chỉ vì họ muốn tranh đấu cho một quê hương Việt Nam dân chủ, tự do thực sự sớm thoát khỏi sự thống trị của cộng sản.
Xin gởi đến quý thân hữu, quý chiến hữu một Phóng sự bằng hình Lễ Tưởng Niệm và xin vui lòng tiếp tay phổ biến.
Trân trọng
Trần Sơn
Với tất cả tấm lòng thành kính, chúng tôi xin gởi đến gia đình quý chiến hữu, quý bằng hữu, có thân nhân bị mất mát trong biến cố lịch sử này một Nén Hương Lòng thắp cho người đã chết.
Vào tối hôm qua, chủ nhật, ngày 29 tháng 04 năm 1975, HIỆP HỘI NGƯỜ I VIỆT SAN DIEGO và LỰC LƯỢNG CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA SAN DIEGO đã tổ chức Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận năm thứ 37 để Tri Ân các chiến sĩ Vị Quốc Vong Thân, Tưởng Niệm đồng bào đã chết trên con đường tìm tự do và Vinh danh những người đấu tranh trong nước đang bị bắt bớ giam cầm, đánh đập dã man, chỉ vì họ muốn tranh đấu cho một quê hương Việt Nam dân chủ, tự do thực sự sớm thoát khỏi sự thống trị của cộng sản.
Xin gởi đến quý thân hữu, quý chiến hữu một Phóng sự bằng hình Lễ Tưởng Niệm và xin vui lòng tiếp tay phổ biến.
Trân trọng
Trần Sơn
XEM
HÌNH NƠI TRANG CHÍNH :
*
*
*
Tuesday, 01 May 2012 18:05
Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính
Trị Bắc California tưởng niệm Quốc Hận 30 Tháng Tư lúc 11 giờ sáng ngày 28
tháng tư năm 2012 tại trụ sở mới số 111 E. Gish Road, San Jose, CA, 95112 với
khoảng 200 đồng hương đến tham dự. Mời quý độc giả xem một số hình ảnh buổi lễ
này do Mỹ Lợi - vietvungvinh thực hiện (và đón xem video phóng sự):
*
*
*
Monday, 30 April 2012 08:22
Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn
CS tại Quận Marin County đã tổ chức buổi lễ Tưởng Niệm 30 tháng tư năm 1975 và
tuần hành quanh hồ Civic Cente lúc 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa ngày 29 tháng Tư
năm 2012 tại San Rafael Civic Center, 3501 Civic Center Drive, San Rafael, CA
94903. Mời quý vị xem một số hình ảnh và đón xem phóng sự về buổi lễ này:
*
*
*
05/01/2012
Ngày 26 tháng Tư năm 2012 vào lúc 6:30 chiều, Liên Đoàn Sinh
Viên Việt Nam tại đại học UCLA đã cử hành một buổi lễ kỷ niệm ngày 30-4-1975,
mất miền Nam vào tay Cộng Sản 37 năm trước. Buổi lễ đã được tổ chức khá long
trọng và cảm động với tất cả nghi thức như chào Quốc Kỳ Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa
với ban đồng ca là các sinh viên trong ban Awechords; và cảm động nhất là tất
cả các em sinh viên đều trong trang phục mầu đen để tang cho ngày Black April.
Nhóm Awechords được thành lập vào năm 2006, là một nhóm Liên Á Châu Acapella tại University of California tại Los Angeles, ban đầu được biết với tên "Nhip Am" là ban hợp xướng cho Đêm Văn Hóa Việt Nam. Sau đó Awechords đã trở thành ban đa dân tộc, bao gồm cả các sinh viên Nam Hàn, Trung Hoa, và những người không nguồn gốc Á Châu. Tất cả đã kết hợp lại thành ban hợp xướng Awechords vào năm 2010.
Nhóm Awechords được thành lập vào năm 2006, là một nhóm Liên Á Châu Acapella tại University of California tại Los Angeles, ban đầu được biết với tên "Nhip Am" là ban hợp xướng cho Đêm Văn Hóa Việt Nam. Sau đó Awechords đã trở thành ban đa dân tộc, bao gồm cả các sinh viên Nam Hàn, Trung Hoa, và những người không nguồn gốc Á Châu. Tất cả đã kết hợp lại thành ban hợp xướng Awechords vào năm 2010.
Các diễn giả: (từ trái sang phải) Bà BS Saeromi Kim, các anh Thụy
Châu, Phạm Gia Đại, và Jonathan Trần
Buổi lễ kỷ niệm Black April ngày 26-04-2012 đã quy tụ được gần
hai trăm sinh viên, hiện đang theo học tại trường đại học UCLA cùng quan khách
và gia đình.
Liên Đoàn Sinh Viên Việt Nam (The Vietnamese Student Union: VSU) được thành lập năm 1977, là tiếng nói chính thức của tất cả sinh viên Việt Nam tại đại học UCLA, nhằm cổ vũ cho sự phát triển và bảo tồn văn hoá, giáo dục, chính trị và xã hội cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại.
Mục tiêu của VSU là phục vụ cộng đồng trong khuôn viên đại học và cả bên ngoài trường học, trong những chương trình có giá trị hầu giúp cho sinh viên nhận biết và phát triển tài năng kinh nghiệm của mình để trở thành những người lãnh đạo trong tương lai và giúp cho VSU tăng trưởng và củng cố chỗ đứng của mình trong cộng đồng.
Ban tổ chức của ngày 26-04-2012 bao gồm anh Diệu Huynh (chủ tịch), cô Tammy Mac (phối trí viên truyền thông và MC), Jack Ly (phối trí viên về ngân quỹ), An Bùi (phối trí viên về thực phẩm), Franklin Bùi (phối trí viên về địa điểm), Jesse Cao (phối trí viên kỹ thuật), Tom Bùi, Bryan Lương, và Danson Lee (phối trí viên dã ngoại), và David Trinh, Serena Le (tình nguyện viên).
Các diễn giả được mời gồm có các anh Châu Thụy, một cựu thuyền nhân, một kỹ sư và nhà phác thảo chữ (caligraphy) tài ba, Jonathan Trần, một program nanager của SEARAC, Phạm Gia Đại, một cựu tù nhân chính trị, và bà bác sỹ tâm lý trị liệu Saeromi Kim thuộc Chương Trình Tư Vấn và Tâm Lý Trị Liệu của đại học UCLA
Các diễn giả đề cập đến nguồn gốc di dân của mình, những cố gắng của bản thân để có được một mảnh bằng ngõ hầu vươn lên trong cuộc sống mới tại Hoa Kỳ, và sự hội nhập của mình vào giòng chính như thế nào; về cuộc chiến tranh Quốc-Cộng 1954-1975, những thảm họa mà Cộng Sản đã đưa lại cho đất nước Việt Nam kể cả hàng triệu người đã bị tù đầy sau khi Saigon sụp đổ, và những tâm lý bất thường đã xẩy ra cho một số người Việt di dân sang Hoa Kỳ.
Liên Đoàn Sinh Viên Việt Nam (The Vietnamese Student Union: VSU) được thành lập năm 1977, là tiếng nói chính thức của tất cả sinh viên Việt Nam tại đại học UCLA, nhằm cổ vũ cho sự phát triển và bảo tồn văn hoá, giáo dục, chính trị và xã hội cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại.
Mục tiêu của VSU là phục vụ cộng đồng trong khuôn viên đại học và cả bên ngoài trường học, trong những chương trình có giá trị hầu giúp cho sinh viên nhận biết và phát triển tài năng kinh nghiệm của mình để trở thành những người lãnh đạo trong tương lai và giúp cho VSU tăng trưởng và củng cố chỗ đứng của mình trong cộng đồng.
Ban tổ chức của ngày 26-04-2012 bao gồm anh Diệu Huynh (chủ tịch), cô Tammy Mac (phối trí viên truyền thông và MC), Jack Ly (phối trí viên về ngân quỹ), An Bùi (phối trí viên về thực phẩm), Franklin Bùi (phối trí viên về địa điểm), Jesse Cao (phối trí viên kỹ thuật), Tom Bùi, Bryan Lương, và Danson Lee (phối trí viên dã ngoại), và David Trinh, Serena Le (tình nguyện viên).
Các diễn giả được mời gồm có các anh Châu Thụy, một cựu thuyền nhân, một kỹ sư và nhà phác thảo chữ (caligraphy) tài ba, Jonathan Trần, một program nanager của SEARAC, Phạm Gia Đại, một cựu tù nhân chính trị, và bà bác sỹ tâm lý trị liệu Saeromi Kim thuộc Chương Trình Tư Vấn và Tâm Lý Trị Liệu của đại học UCLA
Các diễn giả đề cập đến nguồn gốc di dân của mình, những cố gắng của bản thân để có được một mảnh bằng ngõ hầu vươn lên trong cuộc sống mới tại Hoa Kỳ, và sự hội nhập của mình vào giòng chính như thế nào; về cuộc chiến tranh Quốc-Cộng 1954-1975, những thảm họa mà Cộng Sản đã đưa lại cho đất nước Việt Nam kể cả hàng triệu người đã bị tù đầy sau khi Saigon sụp đổ, và những tâm lý bất thường đã xẩy ra cho một số người Việt di dân sang Hoa Kỳ.
Quan khách và các sinh viên chụp chung một tấm ảnh lưu niệm
Theo VSU, trong những năm đầu của thập niên 1970, một làn sóng
di tản từ Cambodia, Laos và Việt Nam đến Hoa Kỳ vì nạn diệt chủng, vì những xáo
trộn chính trị trong những vùng đất này và vì cuộc chiến tranh tại miền Nam
Việt Nam. Tổng số 1,146,650 người Đông Nam Á đã được tái định cư tại Mỹ trong
những năm 1975-2002. Theo kiểm kê của Census 2002 ước lượng dân số trong cộng
đồng đã lên tới khoảng 2 triệu người trên toàn quốc
Sau khi các diễn giả thuyết trình xong, VSU trình chiếu một tài liệu nhỏ Internship Video 10 phút phỏng vấn một số người Việt đến tỵ nạn ở Hoa Kỳ vào tháng 4-1975 lúc miền Nam VN rơi vào tay Cộng Sản hay là những thuyền nhân vượt biển đã đến được bến bờ Tự Do sau ngày Saigon sụp đổ, và những hình ảnh về chiến tranh Việt Nam
Một cuộc mạn đàm ngắn giữa các nhóm trong cử tọa về cuộc đổi đời của mình từ Việt Nam sang Mỹ và ý thức của tuổi trẻ về những thử thách trong tương lai và mối liên hệ trong gia đình giữa nhiều thế hệ. Các bạn sinh viên trẻ cũng ý thức được vì sự áp bức bất công trong xã hội Cộng Sản nên cha mẹ các em đã phải bỏ nước ra đi và đó là lý do các em có mặt trên đất Mỹ hiện nay
Giáo sư Quyên Di tóm tắt lại các cuộc mạn đàm và buổi lễ đã được tiếp nối và kết thúc với mọi người quây quần thành một vòng tròn trong màn Đốt Nến Cho Ngày Black April để tưởng nhớ và cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân, các đồng bào, và các chiến sỹ VNCH đã thiệt mạng và hy sinh trong cuộc chiến Quốc-Cộng đã kéo dài hơn hai thập niên 37 năm trước
Buổi lễ tối ngày 26-04-2012 diễn ra trong vòng ba tiếng đồng hồ, tuy ngắn ngủi nhưng đã nói lên được tấm lòng đáng trân trọng của các em sinh viên Việt Nam trẻ trong lứa tuổi hai mươi, các em đều sinh ra sau ngày Saigon sụp đổ tại miền Nam VN, hay sinh ra và lớn lên trên đất nước tự do Hoa Kỳ, nhưng vẫn nhớ về quê hương và mong ước cho quê hương mình sớm được hưởng tự do dân chủ và có một đời sống xứng đáng như các quốc gia khác trên thế giới.
Phạm G. Đại
Sau khi các diễn giả thuyết trình xong, VSU trình chiếu một tài liệu nhỏ Internship Video 10 phút phỏng vấn một số người Việt đến tỵ nạn ở Hoa Kỳ vào tháng 4-1975 lúc miền Nam VN rơi vào tay Cộng Sản hay là những thuyền nhân vượt biển đã đến được bến bờ Tự Do sau ngày Saigon sụp đổ, và những hình ảnh về chiến tranh Việt Nam
Một cuộc mạn đàm ngắn giữa các nhóm trong cử tọa về cuộc đổi đời của mình từ Việt Nam sang Mỹ và ý thức của tuổi trẻ về những thử thách trong tương lai và mối liên hệ trong gia đình giữa nhiều thế hệ. Các bạn sinh viên trẻ cũng ý thức được vì sự áp bức bất công trong xã hội Cộng Sản nên cha mẹ các em đã phải bỏ nước ra đi và đó là lý do các em có mặt trên đất Mỹ hiện nay
Giáo sư Quyên Di tóm tắt lại các cuộc mạn đàm và buổi lễ đã được tiếp nối và kết thúc với mọi người quây quần thành một vòng tròn trong màn Đốt Nến Cho Ngày Black April để tưởng nhớ và cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân, các đồng bào, và các chiến sỹ VNCH đã thiệt mạng và hy sinh trong cuộc chiến Quốc-Cộng đã kéo dài hơn hai thập niên 37 năm trước
Buổi lễ tối ngày 26-04-2012 diễn ra trong vòng ba tiếng đồng hồ, tuy ngắn ngủi nhưng đã nói lên được tấm lòng đáng trân trọng của các em sinh viên Việt Nam trẻ trong lứa tuổi hai mươi, các em đều sinh ra sau ngày Saigon sụp đổ tại miền Nam VN, hay sinh ra và lớn lên trên đất nước tự do Hoa Kỳ, nhưng vẫn nhớ về quê hương và mong ước cho quê hương mình sớm được hưởng tự do dân chủ và có một đời sống xứng đáng như các quốc gia khác trên thế giới.
Phạm G. Đại
.
.
.
No comments:
Post a Comment