Trần
Văn Minh
29-4-2012
Melbourne, vào lúc 5 giờ chiều Chúa nhật
29 tháng Tư Năm 2012. Nhân dịp kỷ niệm 37 năm biến cố đau thương của đất nước
Việt nam. Tại Nhà thờ Saint Margaret Mary’s Brunswick. Một Thánh lễ đồng tế do
Đức cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám mục phụ tá Tổng Giáo phận Melbourne chủ
tế cùng Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng chánh xứ Saint Margaret Mary, và Linh
mục Peter Huy, đã được cử hành để cầu cho các chiến sĩ, đồng bào, nạn nhân
chiến cuộc.
Chiều Thu nắng trong trời đẹp, cái lạnh se se khi nắng chiều vừa khuất, mọi người cảm thấy ấm áp hơn khi được nhìn lại bàn thờ tổ quốc do giáo xứ trang hoàng ở nơi cao quý. Bàn đồ Việt Nam yêu dấu với con chim hòa bình bay trên ngọn lửa thắp sáng lòng tin yêu. Cờ Úc và Việt Nam Cộng Hòa cũng được giương cao trên bàn thờ tổ quốc.
Thánh lễ được Đức cha Vincent và quý cha đồng tế bắt đầu bằng nghi thức dâng hương trước bàn thờ tổ quốc. Hương trầm nghi ngút bay để tưởng nhớ đến các chiến sĩ đồng bào đã hy sinh cho lý tưởng tự do.
Trong bài chia sẻ. Đức cha Vincent, Ngài đã dùng câu trích trong sách Tông đồ công vụ: “Phiến đá mà người thợ xây loại bỏ đã trở nên tảng đá góc tường (c.22) để nói nên một biến cố 30 tháng Tư.
Ngài muốn mọi người ôn cố tri tân không phải vì hận thù, mà để hiểu về lịch sử Việt Nam trong thời kỳ đen tối, nói về chiến tranh tàn ác. Và sau khi chiến tranh kết thúc lại đến sự trả thù hèn hạ đã đưa bao nhiêu người vào nơi tù ải, thương phế binh thì bị đầy đọa lê lết trên khắp quê hương yêu dấu, dân chúng thì đói nghèo, tụt hậu, xã hội băng hoại, hận thù chia rẽ làm tắc nghẽn giòng chảy lịch sử của dân tộc.
37 năm đã qua đi, đời sống của nhân dâng đã không khá hơn mà nhân quyền, tự do, dân chủ vẫn bị chà đạp, chỉ có những khẩu hiệu để lừa bịp cho những mưu đồ bất chính, bạo tàn. Họ vẫn bất chấp đạo lý, cướp đất của dân, những vụ nổi hơn như Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu, hay như những người phản đối ôn hòa đúng theo quyền của họ có cũng bị tra tấn tù tội, Việt Khang, một thanh niên vì lòng yêu nước viết lên bản nhạc cũng không thoát khỏi trù dập tù đày.
Hơn lúc nào hết, những người Việt Nam Hải ngoại cùng với đồng bào trong nước góp một bàn tay để khai thông giòng chảy để lịch sử Việt Nam thay đổi, để Việt Nam tươi sáng hơn, công bằng và tự do dân chủ hơn đưa đất nước Việt Nam đến phú cường no ấm và hoà bình.
Thánh lễ được Ca đoàn Don Bosco một ca đoàn lớn của Giáo xứ Saint Margaret Mary phụ trách. Đã dùng lời ca thật tuyệt vời dâng lên Thiên Chúa tâm tình và lời cầu xin cho các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh trong biến cố 30 tháng Tư, cùng những người đã chết trên đường vượt biển để tìm tự do mau được hưởng vinh phúc trên nước trời. Cùng cầu nguyện cho quê hương sớm thoát nạn cộng sản, độc tài. Mau được hưởng tự do, dân chủ, dân quyền và ấm no hạnh phúc.
Tưởng không cần nhắc lại thì ai cũng vẫn còn nhớ biến cố đau thương 30 tháng Tư 1975, cộng sản đã cưỡng chiếm miền Nam tự do, đưa cả dân tộc chìm đắm trong đau thương, hận thù, đói khổ và tước đoạt mọi quyền tự do, dân chủ và nhân quyền. Sau 37 năm, chúng càng ngày càng tàn ác, cướp đoạt đất đai, vơ vét và bán tài nguyên để làm giầu cho một nhóm có chức có quyền.
Sau lời cám ơn của đại diện cộng đoàn, mọi người được mời gọi ký thỉnh nguyện thư gửi quốc hội và chính phủ Úc Đại Lợi ủng hộ đòi hỏi nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
Melbourne 29/4/2012
Trần Văn Minh
Chiều Thu nắng trong trời đẹp, cái lạnh se se khi nắng chiều vừa khuất, mọi người cảm thấy ấm áp hơn khi được nhìn lại bàn thờ tổ quốc do giáo xứ trang hoàng ở nơi cao quý. Bàn đồ Việt Nam yêu dấu với con chim hòa bình bay trên ngọn lửa thắp sáng lòng tin yêu. Cờ Úc và Việt Nam Cộng Hòa cũng được giương cao trên bàn thờ tổ quốc.
Thánh lễ được Đức cha Vincent và quý cha đồng tế bắt đầu bằng nghi thức dâng hương trước bàn thờ tổ quốc. Hương trầm nghi ngút bay để tưởng nhớ đến các chiến sĩ đồng bào đã hy sinh cho lý tưởng tự do.
Trong bài chia sẻ. Đức cha Vincent, Ngài đã dùng câu trích trong sách Tông đồ công vụ: “Phiến đá mà người thợ xây loại bỏ đã trở nên tảng đá góc tường (c.22) để nói nên một biến cố 30 tháng Tư.
Ngài muốn mọi người ôn cố tri tân không phải vì hận thù, mà để hiểu về lịch sử Việt Nam trong thời kỳ đen tối, nói về chiến tranh tàn ác. Và sau khi chiến tranh kết thúc lại đến sự trả thù hèn hạ đã đưa bao nhiêu người vào nơi tù ải, thương phế binh thì bị đầy đọa lê lết trên khắp quê hương yêu dấu, dân chúng thì đói nghèo, tụt hậu, xã hội băng hoại, hận thù chia rẽ làm tắc nghẽn giòng chảy lịch sử của dân tộc.
37 năm đã qua đi, đời sống của nhân dâng đã không khá hơn mà nhân quyền, tự do, dân chủ vẫn bị chà đạp, chỉ có những khẩu hiệu để lừa bịp cho những mưu đồ bất chính, bạo tàn. Họ vẫn bất chấp đạo lý, cướp đất của dân, những vụ nổi hơn như Thái Hà, Đồng Chiêm, Cồn Dầu, hay như những người phản đối ôn hòa đúng theo quyền của họ có cũng bị tra tấn tù tội, Việt Khang, một thanh niên vì lòng yêu nước viết lên bản nhạc cũng không thoát khỏi trù dập tù đày.
Hơn lúc nào hết, những người Việt Nam Hải ngoại cùng với đồng bào trong nước góp một bàn tay để khai thông giòng chảy để lịch sử Việt Nam thay đổi, để Việt Nam tươi sáng hơn, công bằng và tự do dân chủ hơn đưa đất nước Việt Nam đến phú cường no ấm và hoà bình.
Thánh lễ được Ca đoàn Don Bosco một ca đoàn lớn của Giáo xứ Saint Margaret Mary phụ trách. Đã dùng lời ca thật tuyệt vời dâng lên Thiên Chúa tâm tình và lời cầu xin cho các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh trong biến cố 30 tháng Tư, cùng những người đã chết trên đường vượt biển để tìm tự do mau được hưởng vinh phúc trên nước trời. Cùng cầu nguyện cho quê hương sớm thoát nạn cộng sản, độc tài. Mau được hưởng tự do, dân chủ, dân quyền và ấm no hạnh phúc.
Tưởng không cần nhắc lại thì ai cũng vẫn còn nhớ biến cố đau thương 30 tháng Tư 1975, cộng sản đã cưỡng chiếm miền Nam tự do, đưa cả dân tộc chìm đắm trong đau thương, hận thù, đói khổ và tước đoạt mọi quyền tự do, dân chủ và nhân quyền. Sau 37 năm, chúng càng ngày càng tàn ác, cướp đoạt đất đai, vơ vét và bán tài nguyên để làm giầu cho một nhóm có chức có quyền.
Sau lời cám ơn của đại diện cộng đoàn, mọi người được mời gọi ký thỉnh nguyện thư gửi quốc hội và chính phủ Úc Đại Lợi ủng hộ đòi hỏi nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
Melbourne 29/4/2012
Trần Văn Minh
XEM HÌNH NƠI TRANG
CHÍNH : http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/2070-2070
*
*
*
28-4-2012
Khi Tháng Tư về tất cả các Cộng Động Người Việt Hải Ngoại, đâu đâu cũng bận rộn chuẩn bị cho các sinh hoạt, những chương trình cho Ngày Quốc Hận. Đã bao năm qua, để tưởng niệm Ngày Quốc Hận đông đảo đồng hương từ khắp mọi nơi trên đất nước Úc kéo về Canberra để biểu tình ngay trước toà đại sứ của CSVN.
Đồng hương Melbourne cũng không ngoại lệ, lịch trình của chuyến đi là rời Melbourne vào tối Thứ Sáu (27/04), đi suốt đêm lên tới Canberra đến ngay địa điểm biểu tình vào trưa Thứ Bảy (28/04), rồi ra Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong tại Việt Nam làm lễ, và sau đó lại lên xe trở về Melbourne, đến nơi là vào rạng sáng Chủ Nhật (29/04).
Để không bị lỡ chuyến xe có người đã phải rời từ 7, 8 giờ tối Thứ Sáu để đến các điểm hẹn, những người đi làm thì còn phải vội vã hơn, rồi từ đó xe buýt chở đến Đền Thờ Quốc Tổ. Tại đây đồng hương cùng nhau thắp một nén nhang để tưởng nhớ và tỏ lòng tri ân đến những người đã hy sinh, tuẩn tiết, bị sát hại, bị nạn trong suốt cuộc chiến Việt Nam, trong những ngày cuối của Tháng Tư đen, trong các trại tù cải tạo và trên đường vượt biên vượt biển đi tìm tự do.
Gặp nhau ai ai cũng thân mật chuyện trò, cười nói, háo hức, hăng say, ... trong cái không khí ấm cúng của tình đồng hương, của người Việt ly hương mặc dầu ngoài trời se lạnh. Rồi vội vàng ăn một tô cháo, uống một ly trà, ... cho ấm lòng trước khi lên đường đi Canberra. Xe buýt rời Đền Thờ Quốc Tổ vào lúc nữa đêm, dầu cho ai ai cũng đã chuẩn bị 2, 3 lớp áo, đi vớ dày, đầu đội mũ, cổ quấn khăn quàng, ... nhưng cái lạnh vẫn có chổ để chui vào.
Thương nhất là những người lớn tuổi, có vị năm nay đã được 90, có người phải đi gậy, có người khi ngồi lâu thì chân bắt đầu sưng lên đi không được, rồi có người mang theo bao, xách đùm đề cứ tưởng toàn là đồ ăn, nước uống nhưng khi lấy ra thì mới biết phần lớn chỉ toàn là thuốc men - đủ thứ thuốc bệnh!
Trên xe lại tiếp tục trò chuyện, cười nói, đến lúc mệt thì nhắm mắt cố tìm giấc ngũ trong một tư thế co ro, không thoải mái. Đoàn xe 3 chiếc nối đuôi nhau, lướt đi trong đêm đen, trên xa lộ vắng lạnh, với đôi lần dừng lại để cho mọi người co giản chân tay, ăn uống, nghĩ ngơi. Mổi lần nghĩ ngơi như vậy là mọi người lại cùng nhau chia sẽ, mời nhau một miếng bánh, một chai nước, một tô mì gói, ... rất chân tình làm cho mọi người cảm thấy thật ấm áp mặc dầu tiết trời lạnh ngắt.
Đoàn xe Melbourne đến Canberra trước nhất, tiếp đến là từ Sydney và khắp mọi nơi đổ về. Từ mọi hướng đoàn người biểu tình ùn ùn nhập chung vào đi đến địa điểm đã "hẹn" trước như những dòng sông nhỏ đổ vào con sông lớn cuồn cuộn tràn về trước toà đại sứ CSVN với những làn sóng Cờ Vàng đang dâng cao.
Việc đầu tiên là mọi người tìm đến gặp anh Trương Quốc Việt để tận mắt nhìn thấy anh Việt, căn lều và các tấm bảng tố cáo bọn CSVN đã cướp đất phá nhà của gia đình anh. Mọi người đều ân cần thăm hỏi Việt với lòng cảm mến, xin chụp hình lưu niệm cùng Việt, và trao tặng nào là bánh trái, thức ăn, nước uống, ... cùng với những lời tán dương đầy khích lệ. Quá cảm động trước việc làm của Việt có người đã ôm Việt khóc, rồi có người đã nài nĩ tặng Việt một số tiền nho nhỏ nhưng Việt đã một mực từ chối.
Trong đoàn biểu tình có rất nhiều người đến từ các tiểu bang xa, có đủ các thế hệ - từ các em bé đi chập chửng cho đến các người lớn tuổi đi khập khửng, nhưng đáng mừng nhất là sự có mặt của trên dưới 100 các em sinh viên - một thế hệ nối tiếp. Trong số những vị cao niên có một bà cụ năm này đã được tròn 100 tuổi, tuy đã được con cháu can ngăn vì lý do sức khỏe, nhưng bà cụ vẫn một mực khăng khăng đòi đi biểu tình. Khi được hỏi lý do tại sao thi bà cụ cho biết rằng mổi năm chỉ có một Ngày 30 Tháng Tư! Vậy mà đã có những người vì đồng tiền mà đành lòng quên đi Ngày Giỗ Mẹ Việt Nam, Ngày Đại Tang của cả một Dân Tộc! Phải chi họ là những người dân ngu khu đen, làm việc vất vã ngày đêm để kiếm sống nên đã quên khuấy đi ngày giỗ của mẹ mình thì còn có thể tha thứ được ....đằng này .....than ôi.!!!
Bắt đầu buổi biểu tình là nghi thức chào cờ Úc Việt và một phút mặc niệm, và dĩ nhiên năm nào cũng vậy toàn thể đồng hương đều xoay lưng vào toà đại sứ CSVN, xoay lưng lại với lá cờ thấm máu đồng bào.
Ông Nguyễn Thế Phong (Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu) đã khai mạc với bài nói chuyện về "Lịch sử và bằng chứng bán nước cho giặc Tàu của CSVN" trong đó ông Phong đã tố cáo CSVN:
"Tóm lại thành tích của Nguyễn Tấn Dũng qua thời
gian làm thủ tướng VC từ 2006-2/2009 là phục vụ quyền lợi cho chủ là TC. Bằng
chứng ‘ bán nước ‘ rõ ràng nhất của Dũng là ‘ Ký hoàn tất việc cấm mốc biên
giới Việt-Trung ‘ vào ngày 31-12-2009, để nhượng bán cho giặc Tàu một phần lảnh
thổ của đất nước, trong đó có nhiều vị trí chiến lược quan trọng cũng như các
di tích ngàn đời của dân tộc như Ải Nam Quan, Núi Ðất, Thác Bản Giốc, Bãi Tục
Lãm.. Ngoài ra còn có hải phận Vịnh Bắc Việt, các đảo lớn nhỏ trong hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dũng và đồng bọn Mạnh, Triết, Trọng.. giống như Hồ
Chí Minh, Phạm Văn Ðồng ngày trước, bất chấp sự ta thán, oán hờn, căm thù và
sôi sục máu, trước nổi lầm than của đồng bào, nhục hèn bán nước cho giặc."
Tiếp theo, ông Lê Công (Chủ Tịch CĐNVTD/ACT), khi nói về trách nhiệm của nhà cầm quyền CSVN đối với hiểm hoạ của TC xâm lấn nước VN, đã cụ thể cho đồng hương biết rằng CSVN đã cắt nhượng hơn 1,000 cây số vuông với một diện tích bằng 1/4 thủ đô Canberra.
Sau đó ông Nguyễn văn Thanh (Chủ Tịch CĐNVTD/NSW) đã nói về vấn đề đàn áp và bức hại tôn giáo của CSVN mà nạn nhân điển hình là HT Thích Quảng Độ và LM Nguyễn Văn Lý. Trước khi phát biểu ông Thanh đã xin ra mắt cùng đồng hương toàn Ban Chấp Hành của CĐNVTD/NSW trong đó có BS Nguyễn Mạnh Tiến là Phó Chủ Tịch Nội Vụ.
(Xin mở ngoạc ở đây nói thêm để cho mọi người được rỏ là BS Nguyễn Mạnh Tiến đã từng là Chủ Tịch CĐNVTD Tiểu Bang NSW, đã từng là Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu nhưng nay lại vui vẽ chấp nhận làm Phó Chủ tịch cho liên danh của ông Nguyễn Văn Thanh. Điều này đã chứng tỏ rằng những người có lòng với Cộng Đồng, với đất nước thì bao giờ cũng luôn luôn và sẳn sàng dấn thân cho những công việc chung chứ không bao giờ đặt cái tôi, lấy tự ái làm điều kiện tiên quyết. Ngoài BS Tiến ra còn có ông Võ Trí Dũng cũng đã tích cực đóng góp cho Cộng Đồng mặc dầu đã hết nhiệm kỳ từ lâu. Ở tiểu bang Victoria thì có ông Châu Xuân Hùng, từng là Chủ Tịch CĐNVTD/VIC, nhưng cũng đã vui lòng làm Phó Chủ Tịch trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Nguyễn Văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC). Còn bà Trần Hương Thủy tuy nay không còn giử chức vụ Chủ Tịch CĐNVTD Wollongong lại thêm rất bận rộn với gia đình nhưng luôn luôn có mặt cùng với Cộng Đồng những khi cần. Ngoài ra trong cộng đồng còn có biết bao nhiêu người đã âm thầm, lặng lẽ, vui vẽ đóng góp công sức và tiền bạc vô điều kiện cho những việc chung mà không một lời than van, không một đòi hỏi gì cho riêng mình.
Đây chính là một điểm son của Cộng Đồng Người Việt Úc Châu, những người có tâm huyết và có lòng đã nói lên tinh thần đoàn kết trong việc chống cộng, đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho VN khi biết đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi riêng tư và những dị biệt cá nhân.)
Hai người bạn trẻ Quốc Hưng và Việt Hùng đã ca bài "Việt Nam tôi đâu?" và "Anh là ai?" như để gởi gấm tâm tư của Việt Khang đến cùng mọi con dân nước Việt trong và ngoài nước. Nghe 2 bài nhạc này đã bao nhiêu lần rồi nhưng mổi lần nghe lại vẫn cảm thấy thật đau buồn cho thân phận người dân Việt, cho vận nước nổi trôi, đen tối.
Kế tiếp, ông Nguyên văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC) khi nói về vấn đề "Vi Phạm nhân quyền của CSVN về Truyền thông và Báo chí" thì đã nêu lên một sự thật hiển nhiên: "Ngay cả việc bán nước, phản quốc mà nhà cầm quyền CSVN còn dám làm thì có sá gì bưng bít báo chí, có sá gì cầm tù các nhà báo hay bloggers."
Cô Đỗ Thị Kiều Oanh một Phó Chủ Tịch trẻ tuổi của CĐNVTD Queensland đã mạnh mẽ lên tiếng đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền vì cô cho rằng không có tự do một đất nước không thể lớn mạnh, không có dân chủ, không có tiếng nói, không có nhân quyền, không có ngày mai.
Ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc (Chủ Tịch CĐNVTD/SA) thì đã cho rằng đảng CSVN là đồ dổm khi nêu lên sự lo sợ của ông Nguyễn Minh Triết qua lời nói với đại ý là “Bỏ Điều 4 Hiến pháp là tự sát”. Như vậy rỏ ràng đảng CSVN là đồ dỗm vì thiệt vàng thì đâu có sợ lữa.
Bà Trần Hương Thủy cựu Chủ Tịch CĐNVTD/Wollongong, thì nói về tệ nạn buôn bán trẻ em, phụ nữ vào các ổ mãi dâm. Giọng nói của bà chứa đầy sự uất ức và đớn đau vì chính bản thân bà là một người phụ nữ, là một người mẹ nên chi bà cảm thấy thật xót xa khi nghĩ đến các nạn nhân yếu đuối, thơ ngây, nhỏ bé.
Đại diện cho các anh em sinh viên người bạn trẻ Nguyễn Khoa đã lên phát biểu, tuy tiếng Việt của Khoa không được chỉnh lắm, nhưng với lời lẽ thật trong sáng và thành thật đã tạo được sự cảm mến của mọi người.
Sau cùng là anh Trương Quốc Việt đã bước lên khán đài trong tiếng hoan hô và sự chờ đợi của đồng hương. Anh Việt đã không quan tâm đến sự an nguy của bản thân khi cương quyết toạ kháng trước toà đại sứ CSVN tại Canberra để lên án việc CSVN cướp đất, phá nhà của gia đình và của hàng ngàn gia đình khác nhưng anh đã tỏ ra sâu sắc hơn khi nói rằng:
"Tôi ngồi đây để bày tỏ lòng quan tâm và lo sợ của tôi về căn nhà “CHUNG” của cả đất nước và dân tộc VN. Đối với tôi, căn nhà nhỏ của gia đình tôi không quan trọng bằng sự tồn vong của Đất Nước VN. Nói như anh Việt Khang: “Cội nguồn ở đâu, khi thế giới này đã không còn VN”. Có nghĩa gì nữa đâu nếu tôi lấy lại được căn nhà của gia đình tôi khi nước VN đã biến thành đất của Tàu? Tôi không thể ngồi yên nhìn Dân Tộc chúng ta rơi vào tay giặc Tàu và bị đô hộ thêm một lần nữa."
Buổi biểu tình đã được trực tiếp truyền đi khắp thế giới trên hệ thống paltalk, với số người theo dõi rất đông trong đó có cả những người ở Việt Nam.
Sau khi cuộc biểu tình chấm dứt, đoàn xe đã chạy sang Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong tại Việt Nam (Vietnam War Memorial), toạ lạc trên quảng trường ANZAC - ANZAC Parade, để làm lễ đặt vòng hoa theo như chương trình đã định.
Buổi lễ đã diễn ra thật long trọng tại Đài Tưởng Niệm với sự hiện diện của Hội cựu chiến binh Úc tham chiến tại Việt Nam (VVAA), một số các chính khách Úc, và vế phía Cộng Đồng ngoài các vị trong BCH của các tiểu bang, liên bang thì còn có các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo.
Đứng trước Tượng Đài là đội quân danh dự, nghiêm đứng thủ Quốc Quân Kỳ Úc-Việt trong trông thật oai phong, mang trở về trong ký ức những hình ảnh hào hùng của QLVNCH.
Sau nghi lễ đặt vòng hoa tri ân, đại điện cho cộng đồng ông Nguyễn Thế Phong đã dõng dạc nói rằng: Để đánh dấu 50 năm ngày Quân lực Úc tham chiến tại Việt Nam để chiến đấu bảo vệ cho nền tự do, dân chủ của VNCH, hôm nay chúng ta tề tựu về đây để vinh danh sự hy sinh của 514 chiến sĩ Úc và hàng chục ngàn chiến sĩ VNCH.
Ông nói tiếp: Hôm nay đây, việc vinh danh và tưởng niệm cho tất cả các chiến sĩ Úc-Việt là bổn phận của chúng ta để phản bác lại những tin tức xuyên tạc, bất công, một chiều của giới truyền thông phản chiến đã dìm (pin) các chiến sĩ Úc và VNCH. Vậy chúng ta là những người còn sống, là những chứng nhân của cuộc chiến Việt Nam thì chúng ta phải có bổn phận nói lên sự thật, nói lên tiếng nói của lương tâm về sự chiến đấu và hy sinh cao cả của các chiến sĩ Úc-Việt chống lại chủ nghiã CS, chống lại chế độ độc tài để bảo vệ tự do và dân chủ.
Sau khi chấm dứt bài diễn văn ông Nguyễn Thế Phong đã trao một tấm bảng lưu niệm cho vị chủ tịch Hội cựu chiến binh Úc tham chiến tại Việt Nam (VVAA), ông Ron Coxwell, để bày tỏ lòng tri ân về sự hy sinh của quân lực và các cựu chiến binh Úc để bảo vệ sự tự do cho VNCH. Lên nhận tấm bảng lưu niệm bên cạnh ông Ron Coxwell còn có vị Chủ Tịch Hội cựu chiến binh Úc tham chiến tại Việt Nam chi nhánh ACT (Canberra), ông Peter Ryan.
Kế tiếp, Dân Biểu Chris Hayes rồi TNS Gary Humphries đã cùng bày tỏ sự quan tâm về tình trạng nhân quyền, về chế độ độc tài tại Việt Nam trong phần phát biểu của mình. Riêng Dân biểu Chris Hayes, ông đã nói về sự thô bạo của nhà cầm quyền CSVN khi nhắc đến việc bắt giam nhạc sĩ Việt Khang chỉ vì hai bài hát "Việt Nam tôi đâu?" và "Anh là ai?".
Sau phần phát biểu, ông Huỳnh Bá Phụng (Chủ Tịch Tổng Hội Cựu Quân Nhân VNCH Úc Châu) đã cùng ông Nguyễn Thế Phong trao tặng tấm "banner" đánh dấu 50 năm ngày Quân lực Úc tham chiến tại Việt Nam cho ông Ron Coxwell. Tấm "banner" này sẽ được đem về đặt tại Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam (National Vietnam Veterans Museum) ở Phillip Island, Victoria.
Buổi lễ chấm dứt, đồng hương hân hoan ra về trong lòng cảm thấy nhẹ nhàng như đã làm được một điều gì đó cho đất nước, cho những người không còn nữa, cho những người hãy còn đây, trong cuộc sống tha hương trên xứ người.
Melbourne - Canberra
28/04/2012
Tiếp theo, ông Lê Công (Chủ Tịch CĐNVTD/ACT), khi nói về trách nhiệm của nhà cầm quyền CSVN đối với hiểm hoạ của TC xâm lấn nước VN, đã cụ thể cho đồng hương biết rằng CSVN đã cắt nhượng hơn 1,000 cây số vuông với một diện tích bằng 1/4 thủ đô Canberra.
Sau đó ông Nguyễn văn Thanh (Chủ Tịch CĐNVTD/NSW) đã nói về vấn đề đàn áp và bức hại tôn giáo của CSVN mà nạn nhân điển hình là HT Thích Quảng Độ và LM Nguyễn Văn Lý. Trước khi phát biểu ông Thanh đã xin ra mắt cùng đồng hương toàn Ban Chấp Hành của CĐNVTD/NSW trong đó có BS Nguyễn Mạnh Tiến là Phó Chủ Tịch Nội Vụ.
(Xin mở ngoạc ở đây nói thêm để cho mọi người được rỏ là BS Nguyễn Mạnh Tiến đã từng là Chủ Tịch CĐNVTD Tiểu Bang NSW, đã từng là Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu nhưng nay lại vui vẽ chấp nhận làm Phó Chủ tịch cho liên danh của ông Nguyễn Văn Thanh. Điều này đã chứng tỏ rằng những người có lòng với Cộng Đồng, với đất nước thì bao giờ cũng luôn luôn và sẳn sàng dấn thân cho những công việc chung chứ không bao giờ đặt cái tôi, lấy tự ái làm điều kiện tiên quyết. Ngoài BS Tiến ra còn có ông Võ Trí Dũng cũng đã tích cực đóng góp cho Cộng Đồng mặc dầu đã hết nhiệm kỳ từ lâu. Ở tiểu bang Victoria thì có ông Châu Xuân Hùng, từng là Chủ Tịch CĐNVTD/VIC, nhưng cũng đã vui lòng làm Phó Chủ Tịch trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Nguyễn Văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC). Còn bà Trần Hương Thủy tuy nay không còn giử chức vụ Chủ Tịch CĐNVTD Wollongong lại thêm rất bận rộn với gia đình nhưng luôn luôn có mặt cùng với Cộng Đồng những khi cần. Ngoài ra trong cộng đồng còn có biết bao nhiêu người đã âm thầm, lặng lẽ, vui vẽ đóng góp công sức và tiền bạc vô điều kiện cho những việc chung mà không một lời than van, không một đòi hỏi gì cho riêng mình.
Đây chính là một điểm son của Cộng Đồng Người Việt Úc Châu, những người có tâm huyết và có lòng đã nói lên tinh thần đoàn kết trong việc chống cộng, đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho VN khi biết đặt quyền lợi chung lên trên quyền lợi riêng tư và những dị biệt cá nhân.)
Hai người bạn trẻ Quốc Hưng và Việt Hùng đã ca bài "Việt Nam tôi đâu?" và "Anh là ai?" như để gởi gấm tâm tư của Việt Khang đến cùng mọi con dân nước Việt trong và ngoài nước. Nghe 2 bài nhạc này đã bao nhiêu lần rồi nhưng mổi lần nghe lại vẫn cảm thấy thật đau buồn cho thân phận người dân Việt, cho vận nước nổi trôi, đen tối.
Kế tiếp, ông Nguyên văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD/VIC) khi nói về vấn đề "Vi Phạm nhân quyền của CSVN về Truyền thông và Báo chí" thì đã nêu lên một sự thật hiển nhiên: "Ngay cả việc bán nước, phản quốc mà nhà cầm quyền CSVN còn dám làm thì có sá gì bưng bít báo chí, có sá gì cầm tù các nhà báo hay bloggers."
Cô Đỗ Thị Kiều Oanh một Phó Chủ Tịch trẻ tuổi của CĐNVTD Queensland đã mạnh mẽ lên tiếng đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền vì cô cho rằng không có tự do một đất nước không thể lớn mạnh, không có dân chủ, không có tiếng nói, không có nhân quyền, không có ngày mai.
Ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc (Chủ Tịch CĐNVTD/SA) thì đã cho rằng đảng CSVN là đồ dổm khi nêu lên sự lo sợ của ông Nguyễn Minh Triết qua lời nói với đại ý là “Bỏ Điều 4 Hiến pháp là tự sát”. Như vậy rỏ ràng đảng CSVN là đồ dỗm vì thiệt vàng thì đâu có sợ lữa.
Bà Trần Hương Thủy cựu Chủ Tịch CĐNVTD/Wollongong, thì nói về tệ nạn buôn bán trẻ em, phụ nữ vào các ổ mãi dâm. Giọng nói của bà chứa đầy sự uất ức và đớn đau vì chính bản thân bà là một người phụ nữ, là một người mẹ nên chi bà cảm thấy thật xót xa khi nghĩ đến các nạn nhân yếu đuối, thơ ngây, nhỏ bé.
Đại diện cho các anh em sinh viên người bạn trẻ Nguyễn Khoa đã lên phát biểu, tuy tiếng Việt của Khoa không được chỉnh lắm, nhưng với lời lẽ thật trong sáng và thành thật đã tạo được sự cảm mến của mọi người.
Sau cùng là anh Trương Quốc Việt đã bước lên khán đài trong tiếng hoan hô và sự chờ đợi của đồng hương. Anh Việt đã không quan tâm đến sự an nguy của bản thân khi cương quyết toạ kháng trước toà đại sứ CSVN tại Canberra để lên án việc CSVN cướp đất, phá nhà của gia đình và của hàng ngàn gia đình khác nhưng anh đã tỏ ra sâu sắc hơn khi nói rằng:
"Tôi ngồi đây để bày tỏ lòng quan tâm và lo sợ của tôi về căn nhà “CHUNG” của cả đất nước và dân tộc VN. Đối với tôi, căn nhà nhỏ của gia đình tôi không quan trọng bằng sự tồn vong của Đất Nước VN. Nói như anh Việt Khang: “Cội nguồn ở đâu, khi thế giới này đã không còn VN”. Có nghĩa gì nữa đâu nếu tôi lấy lại được căn nhà của gia đình tôi khi nước VN đã biến thành đất của Tàu? Tôi không thể ngồi yên nhìn Dân Tộc chúng ta rơi vào tay giặc Tàu và bị đô hộ thêm một lần nữa."
Buổi biểu tình đã được trực tiếp truyền đi khắp thế giới trên hệ thống paltalk, với số người theo dõi rất đông trong đó có cả những người ở Việt Nam.
Sau khi cuộc biểu tình chấm dứt, đoàn xe đã chạy sang Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong tại Việt Nam (Vietnam War Memorial), toạ lạc trên quảng trường ANZAC - ANZAC Parade, để làm lễ đặt vòng hoa theo như chương trình đã định.
Buổi lễ đã diễn ra thật long trọng tại Đài Tưởng Niệm với sự hiện diện của Hội cựu chiến binh Úc tham chiến tại Việt Nam (VVAA), một số các chính khách Úc, và vế phía Cộng Đồng ngoài các vị trong BCH của các tiểu bang, liên bang thì còn có các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo.
Đứng trước Tượng Đài là đội quân danh dự, nghiêm đứng thủ Quốc Quân Kỳ Úc-Việt trong trông thật oai phong, mang trở về trong ký ức những hình ảnh hào hùng của QLVNCH.
Sau nghi lễ đặt vòng hoa tri ân, đại điện cho cộng đồng ông Nguyễn Thế Phong đã dõng dạc nói rằng: Để đánh dấu 50 năm ngày Quân lực Úc tham chiến tại Việt Nam để chiến đấu bảo vệ cho nền tự do, dân chủ của VNCH, hôm nay chúng ta tề tựu về đây để vinh danh sự hy sinh của 514 chiến sĩ Úc và hàng chục ngàn chiến sĩ VNCH.
Ông nói tiếp: Hôm nay đây, việc vinh danh và tưởng niệm cho tất cả các chiến sĩ Úc-Việt là bổn phận của chúng ta để phản bác lại những tin tức xuyên tạc, bất công, một chiều của giới truyền thông phản chiến đã dìm (pin) các chiến sĩ Úc và VNCH. Vậy chúng ta là những người còn sống, là những chứng nhân của cuộc chiến Việt Nam thì chúng ta phải có bổn phận nói lên sự thật, nói lên tiếng nói của lương tâm về sự chiến đấu và hy sinh cao cả của các chiến sĩ Úc-Việt chống lại chủ nghiã CS, chống lại chế độ độc tài để bảo vệ tự do và dân chủ.
Sau khi chấm dứt bài diễn văn ông Nguyễn Thế Phong đã trao một tấm bảng lưu niệm cho vị chủ tịch Hội cựu chiến binh Úc tham chiến tại Việt Nam (VVAA), ông Ron Coxwell, để bày tỏ lòng tri ân về sự hy sinh của quân lực và các cựu chiến binh Úc để bảo vệ sự tự do cho VNCH. Lên nhận tấm bảng lưu niệm bên cạnh ông Ron Coxwell còn có vị Chủ Tịch Hội cựu chiến binh Úc tham chiến tại Việt Nam chi nhánh ACT (Canberra), ông Peter Ryan.
Kế tiếp, Dân Biểu Chris Hayes rồi TNS Gary Humphries đã cùng bày tỏ sự quan tâm về tình trạng nhân quyền, về chế độ độc tài tại Việt Nam trong phần phát biểu của mình. Riêng Dân biểu Chris Hayes, ông đã nói về sự thô bạo của nhà cầm quyền CSVN khi nhắc đến việc bắt giam nhạc sĩ Việt Khang chỉ vì hai bài hát "Việt Nam tôi đâu?" và "Anh là ai?".
Sau phần phát biểu, ông Huỳnh Bá Phụng (Chủ Tịch Tổng Hội Cựu Quân Nhân VNCH Úc Châu) đã cùng ông Nguyễn Thế Phong trao tặng tấm "banner" đánh dấu 50 năm ngày Quân lực Úc tham chiến tại Việt Nam cho ông Ron Coxwell. Tấm "banner" này sẽ được đem về đặt tại Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam (National Vietnam Veterans Museum) ở Phillip Island, Victoria.
Buổi lễ chấm dứt, đồng hương hân hoan ra về trong lòng cảm thấy nhẹ nhàng như đã làm được một điều gì đó cho đất nước, cho những người không còn nữa, cho những người hãy còn đây, trong cuộc sống tha hương trên xứ người.
Melbourne - Canberra
28/04/2012
XEM HÌNH NƠI TRANG CHÍNH : http://www.lyhuong.net/uc/index.php/30-04/2071-2071
Một số hình ảnh của trên 24 giờ đi và về
Ngay Quoc Han (Canberra 2012)
*
*
*
Biểu Tình Quốc Hận 2012 trước TĐS VC ở Canberra
Canberra, ngày 28-04-2012
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/30-04/2056-2056
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/30-04/2056-2056
Hơn 2000 đồng hương khắc nơi từ Sydney, Melbourne, Adelaide, Perth, Queensland và địa phương Canberra tập trung trước toà đại sứ Việt Công ở Canberra để tưởng niệm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư.
Các vị đại diện các tiểu bang đã lên án CSVN đàn áp
người dân, tước đoạt quyền làm người và dâng giang sơn gấm vóc cho giặc Tàu.
Năm nay có sự hiện diện của anh Trương Quốc Việt đã
toạ kháng trước toà đại sứ VC từ thứ Hai (23-04-12) cho đến nay và anh sẽ tiếp
tục toạ kháng ở đây để đòi lại căn nhà nhỏ cho anh và căn nhà lớn cho người dân
Việt.
Sau buổi lễ Tưởng niệm, đồng hương, các vị chính giới, dân biểu tiểu bang và liên bang Úc Đại Lợi và đại diên của Hội Chiến Binh Úc Đại Lợi đến Đài Chiến Sĩ Úc Việt trên đường ANZAC Parade ở Canberra để tưởng niệm 50 năm Quân đội Hoàng Gia Úc tham chiến vào chiến trường Việt Nam để bảo vệ nền tự do của miền Nam Việt Nam.
Sau buổi lễ Tưởng niệm, đồng hương, các vị chính giới, dân biểu tiểu bang và liên bang Úc Đại Lợi và đại diên của Hội Chiến Binh Úc Đại Lợi đến Đài Chiến Sĩ Úc Việt trên đường ANZAC Parade ở Canberra để tưởng niệm 50 năm Quân đội Hoàng Gia Úc tham chiến vào chiến trường Việt Nam để bảo vệ nền tự do của miền Nam Việt Nam.
XEM HÌNH KÈM ÂM THANH NƠI TRANG CHÍNH :
http://www.lyhuong.net/uc/index.php/30-04/2056-2056
Rất đặc biệt năm nay, khu thương mại Sài Gòn Place ở Bankstown, Sydney treo cờ Vàng để tưởng niện ngày Quốc Hận :
28.04.2012
Sài Gòn Place, trung tâm thương mại của Cộng Đồng
Người Việt ở Bankstown, Úc Châu treo cờ Vàng để tưởng niệm Ngày 30 tháng Tư.
XEM HÌNH NƠI TRANG
CHÍNH : http://www.lyhuong.net/uc/index.php/30-04/2055-2055
.
.
.
No comments:
Post a Comment