Hoàng Kim (Đồng Tháp)
6-5-2012
Nông dân chúng tôi có gì?
Chúng
tôi có thửa vườn, mảnh ruộng.
Nhưng,
đất
đai thuộc sở hữu toàn dân:
thửa
vuờn, mảnh ruộng là của Nhà nước?!
Nhà
nước muốn lấy đất của nông dân chỉ cần ra quyết định thu hồi,
và
áp cho một mức đền bù rẻ mạt.
Nhận
tiền đền bù thì yên thân, không nhận bị cưỡng chế.
Dù
đất bị lấy để phân lô bán nền,
với
tên gọi mỹ miều là những dự án phát triển đô thị.
Hãy nhìn huyện Văn
Giang (*)
Nơi
cách thủ đô Hà Nội 9 km đường chim bay.
Nơi
năm 2020 sẽ trở thành đô thị loại 4, rồi trở thành thị xã.
Nơi
đang nhộn nhịp đầu tư bất động sản.
Nơi
giá đất tăng lên từng ngày.
Giá
căn hộ hiện thời rẻ nhất là 20 triệu đồng một mét vuông.
Biệt
thự và nhà phố giá 45 triệu đồng một mét vuông.
Vậy mà:
Chính
quyền hào phóng đền bù cho nông dân 135.000 đồng một mét vuông,
Lại
nổ ran trời: giá cao nhất tỉnh,
Nông
dân lại không chịu mức đền bù này.
Chính quyền nghĩ:
“Quả
là bọn dân đen cứng đầu cứng cổ, được voi đòi tiên,
bọn
này không cưỡng chế không được”
Vậy
là 1.000 chiến sĩ công an, dân quân với dùi cui súng đạn,
tiến
hành thắng lợi việc cưỡng chế lấy đất của 200 nông dân chống đối.
Đất
vùng sâu, vùng xa giá rẻ mạt nông dân an tâm sử dụng lâu dài, chẳng ai thèm để
ý.
Đất
sắp thành đô thị giá tăng cao Nhà nước lấy lại.
Đất
tăng giá chủ dự án và những người ký dự án thu lợi, nông dân mất đất.
Đô
thị càng phát triển càng có nhiều cán bộ bỗng dưng giàu sụ, càng có nhiều nông
dân vác bị lên đường tha phương cầu thực.
Nông dân chúng tôi có gì?
Chúng
tôi có lúa gạo.
Nhưng,
lúa gạo chúng tôi làm ra thuộc quyền sở hữu của Hiệp hội Lương
thực Việt Nam,
là những doanh nghiệp Nhà nước.
Hiệp
hội Lương thực ViệtNammuốn bán gạo của chúng tôi cho nước ngoài bao nhiêu thì
bán.
Giá
bán gạo là một bí mật, nông dân không bao giờ được biết.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam muốn mua lúa chúng tôi giá bao
nhiêu thì mua.
Lợi
nhuận hằng năm của Hiệp hội Lương thực Việt Nam là một bí mật, nông dân không
bao giờ được biết.
Để
ăn cướp hết lợi nhuận của nông dân – để bóc lột nông dân tận xương tủy –
Hiệp hội Lương thực ViệtNam bày ra quỉ kế “mua lúa tạm trữ”.
Lừa
bịp nông dân rằng mua lúa tạm trữ để giữ giá cho nông dân.
Đông
xuân năm 2012,
giá
lúa đang là 6.200 đồng/kg, Hiệp hội Lương thực Việt Nam tuyên bố mua lúa tạm
trữ với giá không dưới 5.000 đồng/kg, để giữ giá lúa.
Vậy
là giá lúa xuống còn 5.500 đồng/kg.
Giữ giá lúa cái con… khỉ khô, ăn cướp thì có.
Chỉ
có bọn thần kinh không bình thường, hay bọn độc quyền mới ăn nói ngang ngược
như vậy.
Vậy
mà Chính phủ lại tin và cho Hiệp hội Lương thực Việ Nam vay không lãi để mua
tạm trữ.
Cho
Hiệp hội Lương thực Việt Nam vay không lãi để mua lúa giá không dưới 5.000
đồng/ kg khi giá lúa đang là 6.200 đồng/ kg.
Trò
hề này không biết còn diễn đến bao lâu.
Cơ chế xuất khẩu gạo bất nhân, bất trí và bất lương này
sao cứ tồn tại ngang nhiên? Phải chăng vì “gởi giá”?
Chính sách bần cùng hóa nông dân này không biết còn thực
hiện đến bao giờ?
Nông dân chúng tôi có gì?
Chúng
tôi có sự lo lắng đất bị thu hồi.
Chúng
tôi có nỗi nhọc nhằn làm ra hạt lúa.
Chúng
tôi có nỗi uất hận lúa bị Hiệp hội Lương thực Việt Nam mua giá rẻ rồi bán lại
giá cao.
Lạy
trời, cho có sự thay đổi:
Chính
phủ Việt Nam giống như Chính phủ Thái Lan.
Nông dân chúng tôi có gì?
Đất
đai: thuộc sở hữu toàn dân.
Lúa
gạo: thuộc sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước trong Hiệp hội Lương thực Việt
Nam.
Chẳng có gì. Chúng tôi là vô sản.
Mọi
thành phần kinh tế khác được phép hữu sản.
Chỉ
có nông dân bị bắt mãi làm vô sản.
Người
anh em công nhân thuộc liên minh vô sản, cũng được phép sở hữu nhà máy của
mình.
Tại
sao nông dân không được phép sở hữu ruộng đất của cha ông để lại?
Hay
để dễ bề lấy đất của nông dân chia chác phân lô bán nền?
Nhân
danh lý tưởng nào đem công an cưỡng chế đất của nông dân giao cho bọn nhà giàu
làm dự án thu siêu lợi nhuận?
Hãy
giải thích xem những “thầy dùi” của Đảng: nhân danh lý tưởng nào lại đi tước
đoạt quyền sở hữu của nông dân?
Nông dân chúng tôi có gì?
Chúng
tôi có một lòng tin Nhà nước.
Và
mỗi ngày lòng tin ấy mỗi mất đi.
H.
K.
(*)
Thời báo Kinh tế ViệtNam, bài “Nhộn nhịp đầu tư bất động sản tại Văn Giang”
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN
.
.
.
No comments:
Post a Comment