Thanh Hải - Lao
Động Cuối Tuần Online
Chủ nhật 20/05/2012 09:00
Đã đến lúc nhiều vị lãnh đạo ở các tỉnh miền Trung
phải ngửa mặt kêu trời: “Chúng tôi quá ân hận, đã sai lầm khi cho xây dựng
nhiều dự án thủy điện...” (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - Đinh Văn Thu).
Hàng loạt các di hại - mặt trái của việc xây dựng,
khai thác thủy điện như nạn phá rừng, bất ổn tái định cư, xả hồ thủy điện gây
ngập lũ hạ du, nứt thân đập đe dọa cả vạn dân (Sông Tranh 2)... liên tục xảy ra
nhiều năm nay. Và bây giờ, Quảng Nam, Đà Nẵng đang đối mặt với nạn hạn hán,
thiếu nước ngọt sinh hoạt, tưới tiêu, sản xuất công nghiệp, đối mặt với nguy cơ
biến đổi hệ sinh thái, sự đa dạng sinh học ở hệ thống sông Vu Gia- Thu Bồn...
Cảnh báo
Khi phát hiện thiết kế xây dựng nhà máy thủy điện ĐắkMi 4 (tại huyện Phước Sơn, Quảng Nam) cắt hoàn toàn dòng ĐắkMi để phát điện, nhưng không trả nước về dòng cũ, từ đầu năm 2009, UBND TP.Đà Nẵng đã liên tục gửi công văn khiếu nại lên Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Chính phủ để “đòi” ĐắkMi 4 trả nước về dòng cũ. Theo chính quyền Đà Nẵng và các chuyên gia về thủy lợi, sông ĐắkMi chiếm 1/3 lưu vực dòng Vu Gia, nhưng chiếm 50% lưu lượng nước của hệ thống sông chính này. Nếu thủy điện ĐắkMi 4 không trả về dòng cũ sau khi cắt nước ở thượng nguồn phát điện, sẽ gây cạn kiện hạ lưu, ảnh hưởng nội thủy TP.Đà Nẵng. Ngoài những hệ lụy về môi sinh, môi trường, gần 1,7 triệu người dân vùng hạ lưu sẽ ảnh hưởng trực tiếp.
Đây là vụ tranh chấp nguồn nước đầu tiên ở VN, nhưng diễn biến phức tạp và kéo dài. Những nỗ lực quyết liệt của Đà Nẵng liên tiếp không được đáp ứng từ phía nhà đầu tư thủy điện ĐắkMi 4 - Tổng Cty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp VN (IDICO) cũng như các bộ, ngành trung ương. Đầu năm 2010, Chính phủ mới có kết luận buộc IDICO xây dựng cống (ở thân đập chính), trả nước về dòng cũ với lưu lượng 8m3/s. Kết quả này không được Đà Nẵng chấp thuận và Bộ TNMT đã phải vào cuộc, làm trọng tài từ đầu tháng 4.2010.
Sau khi xem xét, tính toán cân bằng nước, Bộ TNMT đã tham mưu Chính phủ, buộc IDICO phải xây dựng cống lớn hơn, tăng lưu lượng nước trả về dòng cũ là 25m3/s. Theo tinh thần này, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chỉ đạo (tại công văn 2840/VPCP-KTN), buộc ĐắkMi 4 phải trả về dòng cũ ít nhất 25m3/s, tương đương với lưu lượng mùa kiệt tại dòng sông ĐắkMi. Nhưng thỏa thuận này chỉ nằm trên văn bản...
Đối mặt
Trước nguy cơ sẽ xảy ra thảm họa khi thủy điện ĐắkMi 4 cắt hẳn dòng ở thượng lưu để phát điện mà không trả lại dòng cũ, chính quyền Đà Nẵng không chỉ cảnh báo, khiếu nại mà còn tranh chấp quyết liệt đến tận cùng. Nhiều chuyên gia thủy lợi, khí tượng thủy văn, môi trường đã dày công nghiên cứu, để đi đến việc tham mưu chính xác cho Chính phủ.
Thế nhưng, chỉ vì quyền lợi của nhà đầu tư, của ngành điện mà NM thủy điện ĐắkMi 4 đã bất chấp chỉ đạo của Chính phủ, cắt dòng nước của thượng nguồn sông Vu Gia. Ngày 10.5.2012, Thủy điện ĐắkMi 4 phát điện tổ máy thứ 2, cũng là lúc nhà máy này chặn tiệt dòng sông. Từ sau thân đập chính, ĐắkMi rồi Vu Gia dần trở thành dòng sông chết. Gần 2 triệu dân cư vùng hạ lưu cùng hệ sinh thái môi trường đa dạng ven sông đang đối mặt với thảm họa sa mạc hóa.
Cảnh báo
Khi phát hiện thiết kế xây dựng nhà máy thủy điện ĐắkMi 4 (tại huyện Phước Sơn, Quảng Nam) cắt hoàn toàn dòng ĐắkMi để phát điện, nhưng không trả nước về dòng cũ, từ đầu năm 2009, UBND TP.Đà Nẵng đã liên tục gửi công văn khiếu nại lên Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương, Chính phủ để “đòi” ĐắkMi 4 trả nước về dòng cũ. Theo chính quyền Đà Nẵng và các chuyên gia về thủy lợi, sông ĐắkMi chiếm 1/3 lưu vực dòng Vu Gia, nhưng chiếm 50% lưu lượng nước của hệ thống sông chính này. Nếu thủy điện ĐắkMi 4 không trả về dòng cũ sau khi cắt nước ở thượng nguồn phát điện, sẽ gây cạn kiện hạ lưu, ảnh hưởng nội thủy TP.Đà Nẵng. Ngoài những hệ lụy về môi sinh, môi trường, gần 1,7 triệu người dân vùng hạ lưu sẽ ảnh hưởng trực tiếp.
Đây là vụ tranh chấp nguồn nước đầu tiên ở VN, nhưng diễn biến phức tạp và kéo dài. Những nỗ lực quyết liệt của Đà Nẵng liên tiếp không được đáp ứng từ phía nhà đầu tư thủy điện ĐắkMi 4 - Tổng Cty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp VN (IDICO) cũng như các bộ, ngành trung ương. Đầu năm 2010, Chính phủ mới có kết luận buộc IDICO xây dựng cống (ở thân đập chính), trả nước về dòng cũ với lưu lượng 8m3/s. Kết quả này không được Đà Nẵng chấp thuận và Bộ TNMT đã phải vào cuộc, làm trọng tài từ đầu tháng 4.2010.
Sau khi xem xét, tính toán cân bằng nước, Bộ TNMT đã tham mưu Chính phủ, buộc IDICO phải xây dựng cống lớn hơn, tăng lưu lượng nước trả về dòng cũ là 25m3/s. Theo tinh thần này, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải chỉ đạo (tại công văn 2840/VPCP-KTN), buộc ĐắkMi 4 phải trả về dòng cũ ít nhất 25m3/s, tương đương với lưu lượng mùa kiệt tại dòng sông ĐắkMi. Nhưng thỏa thuận này chỉ nằm trên văn bản...
Đối mặt
Trước nguy cơ sẽ xảy ra thảm họa khi thủy điện ĐắkMi 4 cắt hẳn dòng ở thượng lưu để phát điện mà không trả lại dòng cũ, chính quyền Đà Nẵng không chỉ cảnh báo, khiếu nại mà còn tranh chấp quyết liệt đến tận cùng. Nhiều chuyên gia thủy lợi, khí tượng thủy văn, môi trường đã dày công nghiên cứu, để đi đến việc tham mưu chính xác cho Chính phủ.
Thế nhưng, chỉ vì quyền lợi của nhà đầu tư, của ngành điện mà NM thủy điện ĐắkMi 4 đã bất chấp chỉ đạo của Chính phủ, cắt dòng nước của thượng nguồn sông Vu Gia. Ngày 10.5.2012, Thủy điện ĐắkMi 4 phát điện tổ máy thứ 2, cũng là lúc nhà máy này chặn tiệt dòng sông. Từ sau thân đập chính, ĐắkMi rồi Vu Gia dần trở thành dòng sông chết. Gần 2 triệu dân cư vùng hạ lưu cùng hệ sinh thái môi trường đa dạng ven sông đang đối mặt với thảm họa sa mạc hóa.
Sông chết từ sau chân đập thủy điện - ảnh: Thanh Hải
Đúng như những cảnh báo trước đấy, TP.Đà Nẵng - cuối nguồn của dòng sông này là nơi gánh chịu hệ lụy trực tiếp, bộc lộ những thiệt hại rõ nhất. Nhà máy nước Cầu Đỏ - nơi cung cấp nguồn nước ngọt sinh hoạt cho 90% dân số cả TP đã phải điêu đứng. Liên tiếp mấy tuần qua, các họng nhận nước đã phải dừng hoạt động vì nhiễm mặn, vẩn đục và cạn dòng. Để “cấp cứu” nhà máy, đáp ứng cơn khát đột ngột của cả triệu dân thành phố, nhà máy đã phải khởi động hết công suất trạm bơm ở đập ngăn mặn An Trạch - cách hồ chứa chính gần 10km - để đưa nước về. Đồng thời, đưa 3 máy đào, xúc trên thượng nguồn để nạo vét, thông dòng. Hàng trăm hécta đất nông nghiệp đã bị khô cằn, một số bị nhiễm mặn.
Cả chục nhà máy chế biến thủy hải sản, nhà máy dệt, nhuộm... tại Đà Nẵng cũng đang bị đe dọa ảnh hưởng nghiêm trọng nếu nguồn nước bị nhiễm mặn, thiếu hụt. Những thiệt hại hữu hình, trực tiếp này các DN và người dân Đà Nẵng đang phải gánh chịu. GĐ Cty Cấp nước Đà Nẵng, ông Nguyễn Trường Ảnh cho biết, thường niên, hạn hán chỉ xuất hiện cuối tháng 6 đến tháng 8, nhưng do thủy điện chặn dòng, năm nay mới tháng 3, nguồn nước kiệt dòng. Chúng tôi đã phải huy động các trạm bơm, tăng cường nhân lực... hiệu quả kinh doanh rõ ràng kém đi. Tuy vậy, Cty cũng chỉ mới dừng lại việc... “chịu trận”, làm báo cáo gửi sở NN&PTNT, UBND TP.Đà Nẵng chứ chưa khởi kiện, đòi thủy điện bồi thường.
Chính quyền Quảng Nam ngày 14.5 đã phải họp khẩn để yêu cầu các nhà máy thủy điện ĐắkMi 4, A Vương, Sông Bung... xả nước cứu hạ du. Nhưng ngày 15.5, thủy điện ĐắkMi 4 cũng chỉ “bắt ống kỹ thuật”, trả lại dòng cũ lưu lượng 10m3/s, không đủ “giải khát” cho một đoạn sông khi bị cắt kiệt những ngày qua. Thảm họa về môi trường từ việc “giết chết” một dòng sông bắt đầu từ thời điểm này...
Thanh Hải
---------------------------
Hoàng Dũng – Hồng
Ánh (Người Lao Động Online)
Thứ
Hai, 21/05/2012 00:56
Gần 34.000 ha ruộng vụ hè thu của 2 tỉnh Quảng Nam, Phú Yên và TP
Đà Nẵng đang chờ nước để gieo sạ; người dân thì đang phải dùng nước nhiễm mặn
Nắng nóng liên tục kéo dài, mạch nước ngầm tụt sâu và các hồ thủy
điện xả nước cầm chừng khiến dòng chảy trên hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn
xuống mức kỷ lục so với mọi năm nên không bảo đảm nguồn nước phục vụ khu vực hạ
du. Hơn 10.000 ha ruộng vụ hè thu của tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng sử dụng
nguồn nước tưới từ hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn đang chờ nước.
Cánh
đồng ở xã Điện Thắng Bắc, huyện Điện Bàn - Quảng Nam khô cháy, người dân cho
rằng do lượng nước ở thượng nguồn đã bị hệ thống thủy điện dày đặc trên sông Vu
Gia - Thu Bồn (ảnh nhỏ) tích hết Ảnh: HOÀNG DŨNG
“Chết” khát
Từ ngày 15-5, nông dân tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng bắt đầu gieo
sạ vụ lúa hè thu. Tuy nhiên, do lượng nước tưới tiêu chưa về kịp nên những cánh
đồng trở nên khô khốc.
Tại đội 8, thôn Quá Giáng, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang - Đà Nẵng,
trước mặt chúng tôi là những đám ruộng khô hạn như một bãi sa mạc. Cả cánh đồng
rộng lớn đã được bà con nông dân cày xới để chuẩn bị đưa nước vào ngâm, rồi
dùng máy cày băm nhuyễn gieo sạ. Tuy nhiên, do nguồn nước chưa về kịp nên người
dân đành vác cuốc ra đồng tán nhỏ từng mảnh đất để chờ đưa nước vào ruộng, gieo
sạ cho kịp thời vụ.
Bà Trần Thị Mai (ngụ xã Hòa Phước) cho biết mọi năm, lượng nước
chảy về rất mạnh nên cánh đồng phía trên và dưới đều được gieo sạ cùng lúc. Năm
nay, lượng nước chảy về quá yếu, chỉ cung ứng cho cánh đồng phía trên, còn cánh
đồng dưới phải chờ. “Không có nước nên đành sạ trễ, nếu gặp bão lụt nhất định
bị mất mùa” - bà Mai lo lắng.
Cánh đồng Hồ Mộ Tiêu (xã Điện Thắng Bắc, huyện Điện Bàn - Quảng
Nam) cũng chịu chung cảnh ngộ thiếu nước gieo sạ. Mặc dù cái nắng như thiêu như
đốt nhưng nông dân Ngô Văn Điểu vẫn cần mẫn băm đất để chờ gieo sạ. Lau những
giọt mồ hôi trên trán, ông Điểu bộc bạch: “Không chỉ đám ruộng của tôi bị khô
hạn mà cả cánh đồng Hồ Mộ Tiêu này cũng không có nước để gieo sạ đúng thời vụ.
Hầu hết những cánh đồng nằm dưới đồng bằng ở các xã Điện Nam, Điện An (huyện
Điện Bàn) và những cánh đồng nằm phía trên vùng hạ du ở huyện Đại Lộc cũng đang
chờ “ông” thủy điện xả nước để gieo sạ”.
Nước mặn xâm nhập
Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam, cho
biết hơn một tháng qua, các nhà máy thủy điện xả nước nhỏ giọt khiến mực nước
các con sông vùng hạ nguồn luôn ở mức thấp. Nước mặn đã xâm nhập các cửa sông
Vĩnh Điện, Thu Bồn... Tại trạm bơm Tứ Câu (trên sông Thu Bồn), nồng độ mặn lên
đến 10,5%0; trạm bơm Cẩm Sa xấp xỉ 6%0, vượt quá mức cho phép nhiều lần nên
không thể bơm tưới cho sản xuất trong khi mùa vụ gieo sạ lúa hè thu đã đến.
Tại TP Đà Nẵng, mực nước từ thượng nguồn về “nhỏ giọt” cũng khiến
tình trạng xâm nhập mặn vào sông Hàn, sông Yên và hạn hán diễn ra nghiêm trọng.
Khu vực sông Hàn ngay Nhà máy nước Cầu Đỏ (Công ty Cấp nước TP Đà Nẵng -
DAWACO), nơi cung cấp nước sinh hoạt toàn TP Đà Nẵng, mực nước xuống thấp,
nhiễm mặn và đục bất thường. Độ mặn đo được tại điểm lấy nước của Nhà máy nước
Cầu Đỏ lên đến 500 mg/lít. Vì vậy, từ đầu tháng 5 đến nay, Nhà máy nước Cầu Đỏ
ngừng lấy nước từ sông Hàn tại khu vực quận Cẩm Lệ. Để bù vào nguồn nước thiếu
hụt này, Xí nghiệp Sản xuất nước Cầu Đỏ đã bơm khoảng 160.000 m³ nước tại Trạm
bơm An Trạch chuyển về bể nước thô của Nhà máy nước Cầu Đỏ để dự phòng. DAWACO
cũng tăng khả năng cung cấp nước sạch từ trạm cấp nước Sơn Trà (lấy nguồn nước
từ suối Sơn Trà) với công suất bình quân gần 150.000 m³/ngày đêm. “Đây chỉ là
biện pháp tình thế, nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài thì không bao lâu nữa nguồn
nước từ trạm bơm An Trạch sẽ cạn kiệt” - ông Nguyễn Trường Ảnh, Giám đốc
DAWACO, cảnh báo.
Trong khi đó, theo phản ánh của nhiều hộ dân ở các quận Ngũ Hành
Sơn và Sơn Trà, do nước chảy về rất yếu nên họ phải thức đêm hứng mới đủ dùng.
“Nước hơi đục và lờ lợ như bị nhiễm mặn khiến nhiều người bất an” - một người
dân cho biết.
“Uống” cạn nước sông Ba
Các ngành chức năng cùng đại diện những thủy điện trên địa bàn
tỉnh Phú Yên vừa có cuộc họp về việc điều tiết nước cho vùng hạ du sông Ba nhằm
bảo đảm nguồn nước tưới cho 23.500 ha ruộng vụ hè thu ở địa phương này.
Tại cuộc họp, Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên thừa nhận việc bảo đảm nước
tưới cho diện tích lúa hè thu sẽ gặp khó khăn do nắng nóng diễn biến phức tạp
và việc thiếu nước trầm trọng cho vùng hạ du như năm 2011 sẽ tái diễn nếu các
thủy điện không điều tiết nước hợp lý. Ông Biện Minh Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT
tỉnh Phú Yên, cho biết để bảo đảm nước tưới vùng hạ du, Công ty CP Thủy điện
Sông Ba Hạ và Công ty CP Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh sẽ luân phiên chạy máy
liên tục. Nếu không, 2 nhà máy thủy điện này phải có trách nhiệm xả nước liên
tục ở mỗi nhà máy là 20 m3/giây. “Thực hiện được việc này, vùng hạ du mới mong
không bị khát nước” - ông Tâm nói.
Cánh
đồng khô hạn ở xã Đại An, huyện Đại Lộc - Quảng Nam đang chờ nước để gieo sạ.
Ảnh: HOÀNG DŨNG
Theo ông Trần Tiến Anh, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thủy
nông Đồng Cam, để bảo đảm nước tưới, lưu lượng nước sông Ba về đập Đồng Cam
phải tối thiểu 30 m3/giây. Hiện tại, lưu lượng nước về đập xấp xỉ con số này
nhưng chỉ mới vào mùa khô, các hồ thủy điện trên sông Ba còn nước để xả chạy
máy. “Một khi nắng nóng kéo dài, các hồ này bị cạn thì không lấy gì bảo đảm
nguồn nước về đập” - ông Anh nói.
Thiếu nước do thủy điện “nắn dòng”
Theo ông Trần Tiến Anh, hơn 80 năm hoạt động, chưa khi nào đập
Đồng Cam thiếu nước như năm 2011. Nguồn nước về đập ít nên nước dẫn vào 2 kênh
chính Bắc và chính Nam giảm từ 35 cm đến 40 cm so với bình thường. “Lưu lượng
nước về đập Đồng Cam giảm bất thường là do Nhà máy Thủy điện An Khê - Ka Nak
“nắn dòng”, lấy nước sông Ba nhưng lại trả nước sau chạy máy về sông Kôn (Bình
Định)” - ông Anh nói.
Lãnh đạo tỉnh Phú Yên đã có công văn gửi Quốc hội, Chính phủ, Bộ
Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề nghị xem xét quy trình vận hành
của thủy điện An Khê - Ka Nak nhưng vẫn không thay đổi được gì. “Họ cho rằng đã
xây dựng nhà máy theo thiết kế được duyệt nên không thể sửa đổi” - ông Lê Văn
Trúc, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phú Yên, cho biết.
Kỳ tới: Đấu đến cùng
HOÀNG DŨNG - HỒNG ÁNH
Tin liên quan
-----------------------
Hoàng Dũng, Hồng Ánh (Người Lao Động
Online)
Thứ Hai, 21/05/2012 23:04
Trước
yêu cầu quyết liệt của các địa phương, có nhà máy thủy điện đã chấp nhận xả
nước để từng bước giải hạn cho hạ du
Sở
NN-PTNT tỉnh Phú Yên vừa có văn bản gửi đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam, yêu cầu Nhà
máy Thủy điện Sông Ba Hạ thực hiện đúng quy trình vận hành đã được phê duyệt,
bảo đảm nước sản xuất cho hạ du; yêu cầu chạy máy hoặc phải xả nước liên tục 14
giờ trong ngày…
Đến mực nước chết cũng phải xả!
Văn bản
cũng yêu cầu Nhà máy Thủy điện Sông Hinh sớm xây dựng quy trình vận hành, phối
hợp với Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ xả nước xuống hạ du sông Ba 40 m³/giây để
cung ứng đủ nước cho đập Đồng Cam. “Chúng tôi yêu cầu khi cần thiết, các thủy
điện Sông Ba Hạ và Sông Hinh sử dụng cả mực nước chết để cứu lúa hè thu. Khi
nước hồ thủy điện xuống đến mực nước chết, không thể chạy máy, thủy điện vẫn
phải xả nước để cứu lúa” - ông Lê Chí Trọng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú
Yên, cho biết.
Tương
tự, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Nam vừa yêu cầu thủy điện A Vương
phải xả nước qua một tổ máy với lưu lượng 39m³/giây, Sông Tranh 2 xả 110
m³/giây, Sông Côn 2 xả 16 m³/giây. Riêng Đắk Mi 4 thường xuyên xả nước qua một
tổ máy với lưu lượng 50 m³/giây, đồng thời vận hành cống xả hồ thủy điện có lưu
lượng xấp xỉ lưu lượng nước đến hồ trong ngày. Lãnh đạo sở quyết tâm yêu cầu
cho bằng được các nhà máy thủy điện phải xả nước, cứu hạ du.
Trong
khi đó, TP Đà Nẵng cũng cấp thiết yêu cầu thủy điện Đắk Mi 4 nhanh chóng xả nước về
sông Vu Gia để cứu những cánh đồng khô cạn và giúp trên 1,7 triệu dân tránh
nguy cơ dùng nước nhiễm mặn.
Trao đổi
với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT
TP Đà Nẵng, cho biết khi xây dựng thủy điện Đắk Mi 4, Công ty Phát triển Đô thị
và KCN Việt Nam (IDICO) không thực hiện nguyên tắc trả nước về sông cũ như 6
nhà máy thủy điện khác ở thượng lưu sông Vu Gia đã làm mà lại chuyển nước về
sông Thu Bồn để phát điện nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Cách làm này khiến hạ du
sông Vu Gia thiếu nước nghiêm trọng, có thể dẫn tới thảm họa môi trường và bất
ổn xã hội. Vì vậy, theo ông Thắng, TP Đà Nẵng sẽ đấu tranh đến cùng để IDICO
trả nước về sông Vu Gia.
Lo thiệt hại nhưng phải nhượng bộ
Trước
quyết tâm của các địa phương, một vài thủy điện đã có động thái nhượng bộ. Sáng
21-5, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động vì sao không chịu xả nước cứu hạ
du, ông Đỗ Xuân Yến, Trưởng Ban Quản lý Nhà máy Thủy điện Đắk Mi 4, nói: “Phó
Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo phải xây dựng hệ thống ống xả trả nước về
sông Vu Gia ít nhất đạt 25 m³/giây, còn xả như thế nào thì phải điều tiết cho
phù hợp với điều kiện tích nước từng thời điểm của thủy điện. Bởi hồ thủy điện
Đắk Mi 4 có dung tích 310 triệu m³, trong đó dung tích hữu ích 158 triệu m3 và
dung tích vô ích 152 triệu m³, trong khi 2 tổ máy hoạt động phát điện tiêu thụ
11,059 triệu m³ nước/ngày. Như vậy, nếu không có lượng nước tích trữ bổ sung
hằng ngày thì chỉ cần 14 ngày sau, hồ sẽ hết nước. Lúc đó, nhà máy sẽ ngưng
hoạt động. Lượng nước bổ sung hằng ngày về hồ trong những ngày nắng hạn vừa qua
chỉ dao động từ 13 - 18 m³/giây, vì vậy nếu xả nước 25 m³/giây như TP Đà Nẵng
yêu cầu thì chỉ vài ngày sau, nhà máy sẽ đóng cửa và dẫn đến phá sản”. Ông Yến
cũng cho biết nếu xả nước 15 m³/giây, một ngày Nhà máy Thủy điện Đắk Mi 4 thiệt
hại 474,2 triệu đồng.
Tuy
nhiên, để đáp ứng nhu cầu gieo sạ của nông dân ở hạ du, theo ông Yến, từ nay
đến ngày 10-6, thủy điện Đắk Mi 4 chấp nhận chịu thiệt để xả nước từ 15 đến 18
m³/giây về sông Vu Gia.
Hoàng
Dũng - Hồng Ánh
No comments:
Post a Comment