VOA
Thứ Sáu, 04 tháng 5 2012
Phúc trình của
Liên minh Báo chí Đông Nam Á (The Southeast Asian
Press Alliance - SEAPA) về tình
hình tự do báo chí năm qua tại các nước Đông Nam Á vừa công bố ngày 3/5 nói
rằng Việt Nam là một trong
những quốc gia kiểm soát truyền thông gắt gao nhất trên thế giới.
Theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, chuyên vận động cho quyền tự do báo chí ở Đông Nam Á này, trong suốt năm 2011, chính phủ Việt Nam đã áp dụng các biện pháp trừng phạt nặng tay đối với các ký giả dám chống lại sự kiểm duyệt của nhà nước, cũng như không dung chấp tự do ngôn luận hay phê phán nhà nước qua các phương tiện truyền thông, nhất là những sự chỉ trích về quyền cai trị độc đảng hay tình trạng tham nhũng của các quan chức cấp cao.
Bà Kulachada Chaitipat, viên chức phụ trách lĩnh vực vận động của tổ chức SEAPA, phát biểu với VOA Việt Ngữ:
“Tự do bày tỏ quan điểm và tự do báo chí ở Việt Nam trong năm qua không cải thiện mà ngược lại đang ngày càng tồi tệ đi, thể hiện qua con số kỷ lục về các blogger, ký giả, và các nhà hoạt động nhân quyền bị bắt giam và truy tố theo các điều luật về an ninh quốc gia. Chúng tôi cho rằng một trong những vấn đề cần giải quyết giúp cải thiện tình hình là phải xem xét lại luật lệ của Việt Nam để có thể bảo vệ được quyền tự do bày tỏ ý kiến và ngôn luận của công dân nước này.”
Vẫn theo phúc trình của SEAPA, dù mở cửa cho đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, giới cộng sản cầm quyền ở Việt Nam vẫn lo ngại về những ảnh hưởng, tư tưởng từ Tây phương, đặc biệt như các phong trào dân chủ từ cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập ở Trung Đông trong năm 2011. Đó cũng là lý do mà Hà Nội đã tiến hành các biện pháp siết chặt kiểm soát internet, trong số này có các cuộc tấn công tin tặc vào các trang mạng chỉ trích chính phủ, theo ghi nhận của Liên minh Báo chí Đông Nam Á.
SEAPA thống kê trong năm vừa qua, có ít nhất 22 blogger, ký giả, và người làm truyền thông bị tống giam tại Việt Nam.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền khu vực Đông Nam Á có trụ sở ở Bangkok này dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường đàn áp quyền tự do internet của người dân vì các diễn đàn trên mạng là nơi phơi bày những gì mà báo chí chính thống của nhà nước không đề cập tới.
Theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, chuyên vận động cho quyền tự do báo chí ở Đông Nam Á này, trong suốt năm 2011, chính phủ Việt Nam đã áp dụng các biện pháp trừng phạt nặng tay đối với các ký giả dám chống lại sự kiểm duyệt của nhà nước, cũng như không dung chấp tự do ngôn luận hay phê phán nhà nước qua các phương tiện truyền thông, nhất là những sự chỉ trích về quyền cai trị độc đảng hay tình trạng tham nhũng của các quan chức cấp cao.
Bà Kulachada Chaitipat, viên chức phụ trách lĩnh vực vận động của tổ chức SEAPA, phát biểu với VOA Việt Ngữ:
“Tự do bày tỏ quan điểm và tự do báo chí ở Việt Nam trong năm qua không cải thiện mà ngược lại đang ngày càng tồi tệ đi, thể hiện qua con số kỷ lục về các blogger, ký giả, và các nhà hoạt động nhân quyền bị bắt giam và truy tố theo các điều luật về an ninh quốc gia. Chúng tôi cho rằng một trong những vấn đề cần giải quyết giúp cải thiện tình hình là phải xem xét lại luật lệ của Việt Nam để có thể bảo vệ được quyền tự do bày tỏ ý kiến và ngôn luận của công dân nước này.”
Vẫn theo phúc trình của SEAPA, dù mở cửa cho đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, giới cộng sản cầm quyền ở Việt Nam vẫn lo ngại về những ảnh hưởng, tư tưởng từ Tây phương, đặc biệt như các phong trào dân chủ từ cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập ở Trung Đông trong năm 2011. Đó cũng là lý do mà Hà Nội đã tiến hành các biện pháp siết chặt kiểm soát internet, trong số này có các cuộc tấn công tin tặc vào các trang mạng chỉ trích chính phủ, theo ghi nhận của Liên minh Báo chí Đông Nam Á.
SEAPA thống kê trong năm vừa qua, có ít nhất 22 blogger, ký giả, và người làm truyền thông bị tống giam tại Việt Nam.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền khu vực Đông Nam Á có trụ sở ở Bangkok này dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cường đàn áp quyền tự do internet của người dân vì các diễn đàn trên mạng là nơi phơi bày những gì mà báo chí chính thống của nhà nước không đề cập tới.
Nguồn: SEAPA
Press Release
.
.
.
No comments:
Post a Comment