05/24/2012
Trong một đời sống tất bật bận với năm con (bốn trai, một gái),
đôi uyên ương Đặng Hoàng với Nguyễn Thị Thanh Bình vẫn có thời giờ cho nhau
trong một ngôi nhà rộng rinh tưởng như ở giữa rừng hay một khu công-viên. Thanh
Bình không chỉ viết truyện, làm thơ, chị còn thích nấu ăn nữa, trong khi anh
Hoàng là một người chồng lý-tưởng lúc nào cũng yểm-trợ hết mình.
Khách mới tới lần đầu còn ngỡ đi nhầm địa-chỉ: Tại sao lại vào công-viên thế này? Có cả bàn picnic trong rừng, chim hót líu lo. Đang tính đi ra nhìn lại xem có trúng địa-chỉ không thì may thay, chủ nhà bước ra đón và còn đỡ một tay đem ghế vào--bởi tuy là party ở nhà song cũng vẫn trông chờ là có khoảng 60-70 người đến.
Lý-do?
Hôm nay (thứ Sáu, 18/5/2012), nhân có nhà biên khảo nổi tiếng ở Pháp, Thuỵ Khuê, sang để ra mắt sách Nhân Văn-Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc (do nhà xb Tiếng Quê Hương in ra) vào Chủ-nhật 20/5, Thanh Bình bèn nảy ý tổ-chức một bữa cơm thân mật ở nhà vừa là để đón chị Thuỵ Khuê (và phu-quân, Kỹ-sư Lê Tất Luyện) vừa là để "vòi" chị Thuỵ Khuê nói chuyện về hai nhà Hán-Nôm-học nổi tiếng ở Pháp, ông Hoàng Xuân Hãn và G.S. Tạ Trọng Hiệp. Tuy cả hai người đã mất nhưng cả hai vị đã tìm cách trong nhiều năm nhờ người ở Hà-nội chép cho hoặc cho một phóng-bản cuốn Lưu Hương Ký, thơ chữ Hán và chữ Nôm của Hồ Xuân Hương, mà không làm sao có được.
Nhưng nhờ Anh Nguyễn Ngọc Bích đã có được người bạn ở Hà-nội chuyển sang cho một phóng-bản tập thơ từ năm 2010 nên anh đã phiên âm được đầy đủ cả 44 bài thơ trong đó (15 bài chữ Hán và 29 bài thơ Nôm), một việc làm vừa tiếp nối tham-vọng của ông Hoàng Xuân Hãn vừa hoàn-tất công việc làm mà hơn nửa thế-kỷ các học-giả ở Hà-nội không làm xong (họ chỉ phiên âm được có 3/4 các bài trong sách trong suốt thời-gian đó). Nhờ đó, ngày nay ta mới lần đầu có được một bản phiên âm và chú thích đầy đủ của tác-phẩm Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương (đã có mặt từ 1814, tức gần 200 năm nay).
Nhiều bộ mặt văn-hoá trong vùng
Vì làm ở tư-gia nên nhà chủ đã phải giới-hạn số người mời. Mặc dầu vậy, người ta cũng để ý thấy nhiều bộ mặt văn-hoá trong vùng đến trong buổi ra mắt sách này. Từ các giáo-sư đại-học như G.S. Nguyễn Mạnh Hùng đến G.S. Phạm Trọng Lệ, G.S. Nguyễn Hữu Trí và người bạn đời Tú Anh, G.S. Nguyễn Nhân (Tiến-sĩ Xã-hội-học) và người phối-ngẫu Minh-Châu, ông bà triệu-phú Lê Thiệp, nhà văn H.O. Trần Nhật Kim, ông bà Trần Tử Thanh, ông bà Thomas Phạm, ông bà Dược-sĩ Nguyễn Mậu Trinh, ông Lê Khắc Hiển và ông Lê Minh Thiệp đến từ Maryland, bà Mỹ Hạnh-Lê Chí Thảo v.v. đến các nghệ-sĩ như Hoạ-sĩ Thanh Nhàn, ông Trương Hồng Sơn (Tiến-sĩ Không-gian song cũng là một hoạ-sĩ nổi tiếng), Hoạ-sĩ Đinh Cường, Hoạ-sĩ Vũ Hối (người có nhã-ý viết thư-pháp cho cái "poster" ra mắt sách), không kể những nhà hoạt-động trong lãnh-vực âm-nhạc, có lẽ đông đảo nhất.
Với chương-trình văn nghệ do ngâm-sĩ và ca-sĩ Bạch Mai phối-hợp với sự tiếp tay của ban nhạc Chí Tài, chúng ta thấy có anh Nguyễn Xuân Thưởng ngâm thơ Hồ Xuân Hương (bài "Thu-tứ-ca"), ca-sĩ Kiều Nga hát "Đưa em tìm động hoa vàng," Bạch Mai hát "Có những niềm riêng" (của Lê Tín Hương), Bạch Mai và Kiều Nga song-ca bài "Dòng An Giang," anh Thành hát nhạc Pháp rất tới, chị Trương Cam Vĩnh giọng rất ngọt ngào, thậm chí cả anh Bích hát bài "Khóc Thị Bằng" của Dực-tông Hoàng-đế (tức vua Tự Đức) do chính anh phổ nhạc. Ngoài ra, cũng còn có sự có mặt của những ca-sĩ khác như chị Hoàng Dung nhưng không tham-gia trong chương-trình văn nghệ.
Nhưng đông nhất phải kể các nhà văn, nhà thơ có mặt như nữ-sĩ Vi Khuê, nhà văn-nhà thơ Trương Anh Thụy, nhà thơ tiểu-thuyết-gia kiêm ca-sĩ Ngọc Dung (chủ-nhiệm Cỏ Thơm), chị Lê Thị Nhị (chủ-bút Kỷ Nguyên Mới), nhà thơ Lê Thị Ý, chị Hồng Thuỷ (truyện ngắn), nhà thơ Lãm Thuý, bên cạnh các nhà thơ nam như Phan Khâm, Vũ Hối, Đăng Nguyên, nhà báo Đào Trường Phúc (của Phố Nhỏ). Tóm lại, phải nói là một tập hợp của nhiều bộ mặt quen thuộc và khả ái trong giới văn-học nghệ-thuật ở trong vùng Thủ-đô. Bên cạnh đó còn phải kể cả những khách đến từ khá xa (Baltimore) như hai ông bà Nguyễn Nghĩa và Phương, bà Thịnh Starr, bà Kim Chi, cô Quỳnh, v.v...
Trong giới truyền-thông còn có Nguyễn Tự Tín của SBTN Hoa Thịnh Đốn, hai anh chị Bùi Dương Liêm của Truyền hình VN Hoa-thịnh-đốn, hay cả anh Chu Lynh của Câu Lạc Bộ Làm Phim Tài-liệu.
Tâm Việt
Khách mới tới lần đầu còn ngỡ đi nhầm địa-chỉ: Tại sao lại vào công-viên thế này? Có cả bàn picnic trong rừng, chim hót líu lo. Đang tính đi ra nhìn lại xem có trúng địa-chỉ không thì may thay, chủ nhà bước ra đón và còn đỡ một tay đem ghế vào--bởi tuy là party ở nhà song cũng vẫn trông chờ là có khoảng 60-70 người đến.
Lý-do?
Hôm nay (thứ Sáu, 18/5/2012), nhân có nhà biên khảo nổi tiếng ở Pháp, Thuỵ Khuê, sang để ra mắt sách Nhân Văn-Giai Phẩm và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc (do nhà xb Tiếng Quê Hương in ra) vào Chủ-nhật 20/5, Thanh Bình bèn nảy ý tổ-chức một bữa cơm thân mật ở nhà vừa là để đón chị Thuỵ Khuê (và phu-quân, Kỹ-sư Lê Tất Luyện) vừa là để "vòi" chị Thuỵ Khuê nói chuyện về hai nhà Hán-Nôm-học nổi tiếng ở Pháp, ông Hoàng Xuân Hãn và G.S. Tạ Trọng Hiệp. Tuy cả hai người đã mất nhưng cả hai vị đã tìm cách trong nhiều năm nhờ người ở Hà-nội chép cho hoặc cho một phóng-bản cuốn Lưu Hương Ký, thơ chữ Hán và chữ Nôm của Hồ Xuân Hương, mà không làm sao có được.
Nhưng nhờ Anh Nguyễn Ngọc Bích đã có được người bạn ở Hà-nội chuyển sang cho một phóng-bản tập thơ từ năm 2010 nên anh đã phiên âm được đầy đủ cả 44 bài thơ trong đó (15 bài chữ Hán và 29 bài thơ Nôm), một việc làm vừa tiếp nối tham-vọng của ông Hoàng Xuân Hãn vừa hoàn-tất công việc làm mà hơn nửa thế-kỷ các học-giả ở Hà-nội không làm xong (họ chỉ phiên âm được có 3/4 các bài trong sách trong suốt thời-gian đó). Nhờ đó, ngày nay ta mới lần đầu có được một bản phiên âm và chú thích đầy đủ của tác-phẩm Lưu Hương Ký của Hồ Xuân Hương (đã có mặt từ 1814, tức gần 200 năm nay).
Nhiều bộ mặt văn-hoá trong vùng
Vì làm ở tư-gia nên nhà chủ đã phải giới-hạn số người mời. Mặc dầu vậy, người ta cũng để ý thấy nhiều bộ mặt văn-hoá trong vùng đến trong buổi ra mắt sách này. Từ các giáo-sư đại-học như G.S. Nguyễn Mạnh Hùng đến G.S. Phạm Trọng Lệ, G.S. Nguyễn Hữu Trí và người bạn đời Tú Anh, G.S. Nguyễn Nhân (Tiến-sĩ Xã-hội-học) và người phối-ngẫu Minh-Châu, ông bà triệu-phú Lê Thiệp, nhà văn H.O. Trần Nhật Kim, ông bà Trần Tử Thanh, ông bà Thomas Phạm, ông bà Dược-sĩ Nguyễn Mậu Trinh, ông Lê Khắc Hiển và ông Lê Minh Thiệp đến từ Maryland, bà Mỹ Hạnh-Lê Chí Thảo v.v. đến các nghệ-sĩ như Hoạ-sĩ Thanh Nhàn, ông Trương Hồng Sơn (Tiến-sĩ Không-gian song cũng là một hoạ-sĩ nổi tiếng), Hoạ-sĩ Đinh Cường, Hoạ-sĩ Vũ Hối (người có nhã-ý viết thư-pháp cho cái "poster" ra mắt sách), không kể những nhà hoạt-động trong lãnh-vực âm-nhạc, có lẽ đông đảo nhất.
Với chương-trình văn nghệ do ngâm-sĩ và ca-sĩ Bạch Mai phối-hợp với sự tiếp tay của ban nhạc Chí Tài, chúng ta thấy có anh Nguyễn Xuân Thưởng ngâm thơ Hồ Xuân Hương (bài "Thu-tứ-ca"), ca-sĩ Kiều Nga hát "Đưa em tìm động hoa vàng," Bạch Mai hát "Có những niềm riêng" (của Lê Tín Hương), Bạch Mai và Kiều Nga song-ca bài "Dòng An Giang," anh Thành hát nhạc Pháp rất tới, chị Trương Cam Vĩnh giọng rất ngọt ngào, thậm chí cả anh Bích hát bài "Khóc Thị Bằng" của Dực-tông Hoàng-đế (tức vua Tự Đức) do chính anh phổ nhạc. Ngoài ra, cũng còn có sự có mặt của những ca-sĩ khác như chị Hoàng Dung nhưng không tham-gia trong chương-trình văn nghệ.
Nhưng đông nhất phải kể các nhà văn, nhà thơ có mặt như nữ-sĩ Vi Khuê, nhà văn-nhà thơ Trương Anh Thụy, nhà thơ tiểu-thuyết-gia kiêm ca-sĩ Ngọc Dung (chủ-nhiệm Cỏ Thơm), chị Lê Thị Nhị (chủ-bút Kỷ Nguyên Mới), nhà thơ Lê Thị Ý, chị Hồng Thuỷ (truyện ngắn), nhà thơ Lãm Thuý, bên cạnh các nhà thơ nam như Phan Khâm, Vũ Hối, Đăng Nguyên, nhà báo Đào Trường Phúc (của Phố Nhỏ). Tóm lại, phải nói là một tập hợp của nhiều bộ mặt quen thuộc và khả ái trong giới văn-học nghệ-thuật ở trong vùng Thủ-đô. Bên cạnh đó còn phải kể cả những khách đến từ khá xa (Baltimore) như hai ông bà Nguyễn Nghĩa và Phương, bà Thịnh Starr, bà Kim Chi, cô Quỳnh, v.v...
Trong giới truyền-thông còn có Nguyễn Tự Tín của SBTN Hoa Thịnh Đốn, hai anh chị Bùi Dương Liêm của Truyền hình VN Hoa-thịnh-đốn, hay cả anh Chu Lynh của Câu Lạc Bộ Làm Phim Tài-liệu.
Tâm Việt
No comments:
Post a Comment