J.B
Nguyễn Hữu Vinh
11/05/2012
Sau
đúng 15 ngày vụ cưỡng chế ở Văn Giang, trong đó những người dân và có hai nhà
báo bị đập te tua, (những hình ảnh đó hầu như ngay lập tức đã được đưa lên mạng
internet) thì ông Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên Bùi Huy
Thanh mới cho báo chí biết là “Chưa có bằng chứng hay nhân chứng khẳng định
2 nhà báo VOV chính là 2 người bị đánh trong clip đang phát tán trên mạng vì
hình ảnh quay quá xa và mờ không thể nhìn rõ mặt người bị đánh và người đánh”
và “Để xử lý cán bộ thì theo ông phải cần “đầy đủ nhân chứng, vật chứng và
quan trọng nhất là băng gốc” quay cảnh được cho là có hai nhà báo VOV bị hành
hung, “thậm chí tìm ra cả người quay”. Ngay lập tức, các phản ứng trên mạng
xã hội đã đáp lại lời ông Bùi Huy Thanh về quan điểm này.
Bùi
Huy Thanh
Nếu
giả sử không có cái video clip mà các nhà báo công dân quay được đưa lên mạng,
thì có nghĩa là không có vụ đánh đập nhân dân, nhà báo? Điều này cũng rất logic
với cách đưa thông tin của UBND Tỉnh Hưng Yên. Trong báo cáo trước Thủ tướng ở
Hội nghị trực tuyến toàn quốc, Nguyễn Khắc Hào Phó chủ tịch UBND Tỉnh Hưng Yên
đã không hề nhắc đến việc người dân, nhà báo bị đánh đập mà chỉ có hai chiến sĩ
CSCĐ bị thương nhẹ do dân tấn công. Như vậy, đây là một báo cáo dối trá và lừa
dối Thủ tướng và cả nước.
Thế
rồi, sau đó các thông tin trên mạng công bố danh tính hai nhà báo, thì ngay cả
Đài Tiếng nói Việt Nam cũng không thể ngậm bồ hòn làm ngọt được nữa, đành phải
có động tác yêu cầu điều tra. Hai ông phóng viên cũng đành phải thú nhận “Chúng
tôi bị đánh”.
Nhưng
ngay lập tức UBND Tỉnh Hưng Yên giở con bài “đầy đủ nhân chứng, vật chứng và
quan trọng nhất là băng gốc” quay cảnh được cho là có hai nhà báo VOV bị hành
hung, “thậm chí tìm ra cả người quay”(!). Vậy cơ quan nào là nơi cần điều
tra cho đủ “tang chứng vật chứng” Tang chứng vật chứng ở đây đâu chỉ là cái
video mà là sự thật đã xảy ra trên thực tế. Đây chỉ là cách đánh đố nạn nhân.
Khi nạn nhân bị đánh tới tấp, ai có khả năng quay phim chụp hình lại việc mình
bị đánh?
Thực
tế, nếu là một cơ quan chức năng, không cần phải có video, chỉ cần có đơn trình
báo của các nạn nhân, thì công an cũng đã phải tìm được bằng chứng cụ thể chứ
không cần nạn nhân cung cấp băng video hoặc các chứng cứ khác như ông Bùi Huy
Thanh yêu cầu. Lực lượng công an Việt Nam xưa nay vẫn tự sướng là “nhiệm vụ nào
cũng hoàn thành, kẻ thù nào cũng đánh thắng” lẽ nào chỉ có chiến thắng được
nhân dân mà thôi?
Nhưng,
ở đây ông Bùi Huy Thanh đã đặt các phóng viên, cũng như người dân vào thế không
thể đáp ứng. Và như thế là một cách đánh tháo bằng việc đánh đố. Thực sự, nếu
xét trên khía cạnh đạo đức của người làm quan, thì đây là một sự đểu giả.
Video hai nhà báo bị
đánh tại Xuân Quan, Văn Giang ngày 24/4/2012:
Đểu
giả ở chỗ, không cần nói thì ai cũng biết rằng những người quay phim, chụp hình
những hình ảnh khi lực lượng nhà nước tiến hành cướp đoạt, cưỡng chế đất đai
của người dân thì sẽ được hưởng hậu quả như thế nào từ phía chính quyền. Điển
hình như hai chàng phóng viên VOV “Trong quá trình tác nghiệp, ghi nhận
những hình ảnh một số người dân quá khích tấn công công an, 2 nhà báo nói trên
đã bị lực lượng công vụ tại đây hành hung gây thương tích, còng tay và tịch thu
máy ảnh, điện thoại, các giấy tờ liên quan như: thẻ nhà báo, thẻ đảng viên,
chứng minh nhân dân, thẻ hội viên Hội Luật gia Việt Nam”, thì thử hỏi các
nhà báo nhân dân sẽ được đối xử như thế nào nếu ông Thanh phát hiện ra?
Pháp
luật và pháp quyền, món hàng xa xỉ và là những tấm lưới bắt nhân dân
Nghe
câu chuyện của các quan chức Hưng Yên trong vụ Văn Giang, người quan sát không
lạ gì mấy cách trả lời, đưa thông tin trước sau như lửa với nước của các vị
này. Trong một nhà nước gọi là “Pháp quyền XHCN” ở Việt Nam, luật lệ đầy rẫy
như rừng, kể cả những thứ luật lệ hiếm có trên thế giới như “cấm tập trung đông
người nơi công cộng” và “đông người được tính là từ 5 người trở lên”. Đấy là
những thứ luật lệ đảm bảo cho nhà nước thoải mái, rộng tay muốn thực hiện, muốn
làm gì thì làm vì tất cả theo… luật. Thậm chí khi không có luật thì đã có lệ,
có nghị định, thông tư… tất cả đảm bảo cho quan chức luôn luôn đúng và việc
cướp đất đai, tài sản của dân, thậm chí đánh dân đến chết luôn được bảo hộ bằng
những khái niệm mơ hồ như “thi hành công vụ”. May chăng, chỉ có những bộ luật
trực tiếp tác động đến quyền lợi người dân được Hiến pháp bảo hộ hẳn hoi như
quyền tư hữu, luật biểu tình, lập hội… là nhà nước cố tính lờ đi mà thôi.
Thế
nhưng, trong cái rừng luật đó, nó được sử dụng lúc nào, khi nào và cho ai là
điều cần nói.
Người
ta ví rằng, ở VN, nhà nước cứ ra luật rồi để đó, nó cũng như những tấm lưới
giăng trong hồ cá, đủ các loại lưới to, lưới nhỏ, lưới dày lưới mỏng, sẵn sàng
cất lên để bắt bất cứ con cá nào. Nhưng chỉ là bắt những con cá nào nhà nước
thấy cần bắt mà thôi, còn những con cá thuộc hệ thống, dù là cá ăn thịt,
cá làm hại môi trường… các tấm lưới vẫn nằm yên bất động. Và vấn đề cần nói ở
đây, là ở chỗ ai là người cầm lưới để kéo lên.
Thì
đã rõ, những tấm lưới đó chỉ kéo lên khi nhà nước thấy cần xử lý một ai đó,
hoặc đám người nào đó, còn lại thì đàn cá ăn thịt vẫn cứ nhở nhơ tung tăng bơi
lội như chỗ không người đấy thôi.
Nói
đến việc cái video và vụ đánh người tại Văn Giang, sau hơn nửa tháng vẫn chưa
có chứng cứ khẳng định và yêu cầu nhà báo cung cấp video gốc… làm người ta nhớ
đến những vụ án ở VN đã xảy ra trong thực tế.
Cô gái
trong clip tát cảnh sát nhận 9 tháng tù.
Câu
chuyện cô gái tát cảnh sát giao thông giữa phố được đưa
lên internet chẳng có bản gốc nào được đưa đến nộp công an, thế nhưng chỉ sau
một thời gian ngắn đến không tưởng được, công an đã xác định được ngay người
tát cảnh sát và khởi tố vụ án, cô gái đi tù 9 tháng. Nhưng công
an đạp vào mặt người biểu tình thì Giám đốc Công an không xác
định được có thật hay không, dù tên công an đó rất rõ ràng tên tuổi, người bị
đạp mặt đang sờ sờ ra đó và những người chứng kiến không hề thiếu.
Việc
8 giáo dân Thái Hà bị bắt như bắt giặc, đưa ra tòa kết án vì đập mấy cục gạch
nhưng khi đưa ra tòa thì chứng cứ, tang vật không có, nhưng hai cái đĩa ghi
hình không biết từ đâu ra thì lại được sử dụng kết án họ. Hãy đọc bản luận cứ bào chữa để thấy rõ vấn đề như sau: “Cáo
trạng số 178a/KSĐT ngày 11/11/2008 của Viện Kiểm sát quận Đống Đa ghi rõ “Tang
vật: Không” (Trang 17), vậy 2 đĩa hình ghi trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử
số 720/2008/HSST-QĐ ngày 21/11/2008 của Tòa Án quận Đống Đa lấy ở đâu ra? 2 đĩa
hình này đã được cơ quan chuyên môn nào giám định tính trung thực, tính nguyên
bản của nó chưa? Hay nó chỉ là những hình ảnh được cắt xén lắp ghép? Khoản 1
Điều 64 BLTTHS quy định: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo
trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và
Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực
hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải
quyết đúng đắn vụ án”. 2 đĩa hình ghi trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử số
720/2008/HSST-QĐ của Tòa Án quận Đống Đa đã không được thu thập đúng quy định
nhưng Tòa Án quận Đống Đa coi đó là “vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên
tòa” là trái với khoản 1 Điều 64 BLTTHS vì đã sử dụng hai đĩa hình chưa được
giám định, không được thu thập theo trình tự luật định để kết tội các bị cáo là
việc làm hết sức tùy tiện, bất chấp quy định của TA cấp sơ thẩm”.
Thế
nhưng, họ vẫn bị kết án mà không cần dựa vào một chứng cứ nào khác.
Đây
là cách thường dùng của các cơ quan pháp luật và cơ quan chính quyền Việt Nam
trong những trường hợp có sự vi phạm pháp luật của các cơ quan chính quyền hoặc
công an. Chẳng hạn, khi đoàn quân hùng hậu bao vây nhà Đoàn Văn Vươn, dùng xe
ủi phá sập tan tành ngôi nhà hai tầng của gia đình ông, mấy ngày sau quan chức
Hải Phòng vẫn nhơn nhơn: “Chưa nhận được đơn trình báo”. Thậm chí khi
không thể tránh né, cãi chày cãi cối hết đường buộc phải khởi tố vụ án, thì đến
nay mấy tháng đã trôi qua vẫn không hề khởi tố bị can. Trong khi chỉ cần sau vụ
cưỡng chế, một vụ án “giết người và chống người thi hành công vụ” lập tức được
khởi tố và anh em nhà Đoàn Văn Vươn lập tức được vào tù.
Đại úy
Hải Minh trong clip đang đạp vào mặt người biểu tình yêu nước: Không xác định
được
Trong
những vụ việc như đạp mặt người yêu nước, Đoàn Văn Vươn, Văn Giang… thì
dù có bằng chứng vẫn cần điều tra hoặc chứng cứ gốc gác và nhiều yêu cầu khác
nữa.
Đưa
những dẫn chứng trên đây, để thấy sự đểu giả và mưu đồ đánh tháo của vị quan
chức Hưng Yên này đối với thủ phạm đã gây tội ác.
Đưa
những dẫn chứng trên đây, để hiểu rằng với hệ thống pháp luật hiện nay, cán bộ,
công chức đặc biệt là công an và nhà nước tha hồ muốn làm gì trên đầu người dân
thì làm, tất cả đã có luật pháp bảo vệ. Còn người dân đòi công lý? Đó là những
món hàng xa xỉ không phải khi nào cũng có thể mua, có thể dùng, đặc biệt với
những người được xếp vào hàng ngũ thế lực thù địch và phản động. Mà lực lượng
này ngày càng được bổ sung càng nhiều qua các vụ cướp đất, cướp tài sản, đòi
quyền công dân, nói lên sự thật…
Mọi
người đều bình đẳng: Chỉ quan tâm nhà báo bị đánh, còn người dân?
Câu
chuyện hai nhà báo bị đánh ở Văn Giang, cuối cùng thì các báo vẫn mở miệng để
nói lên, nói theo ngôn ngữ dân gian, thì báo chí đã dám “ẳng” lên một tiếng.
Thế nhưng nếu chú ý thì trong cái xã hội mà “mọi người luôn bình đẳng trước
pháp luật” này, người ta đặt câu hỏi tại sao lại chỉ phải làm rõ việc đánh
hai nhà báo mà thôi.
Trong
vụ việc này, sự đểu giả hơn nữa là không chỉ ông Thanh, mà cả hệ thống quan
chức cũng như báo chí đã chăm chăm vào hai phóng viên bị đánh mà cố quên đi tội
ác tày trời lớn hơn, đó là việc cướp đất của dân bằng bạo lực, hàng chục người
bị đánh, bị bắt, để giao đất đai của hàng ngàn hộ dân cho một nhóm những kẻ lắm
tiền. Có phải chỉ vì những đồng tiền làm mưa làm gió trên đất nước này mà những
việc làm tội ác nghiễm nhiên được coi như bình thường? Tính mạng, tài sản của
người dân chỉ là thứ cỏ rác?
Trong
cuộc họp báo trên, Chánh văn phòng UBND Tỉnh Hưng Yên nói: “Giữa chuyện
nhà báo đang tác nghiệp mà bị đánh và người chống đối bị đánh có
tính chất rất khác nhau”. Khác nhau chỗ nào thì chưa rõ, nhưng rõ ràng
là cách xử sự của cả hệ thống hiện nay đã phán ảnh rất rõ não trạng là với dân,
muốn đánh đập hay tính mạng bị chà xát, ngược đãi thế nào cũng chẳng ai quan
tâm.
Rõ
ràng, trên mạng đã đưa lên trong vụ cướp đất tại Văn Giang không chỉ hai nhà
báo mặc áo trắng, đội mũ bảo hiểm bị đánh mà thôi. Ngay tại thời điểm đó,
thì tại hành lang nhà văn hóa thôn Xuân Quan 1, một người dân mặc
áo xanh bị đánh tơi bời khi đã nằm xuống đất, trong video thấy rõ ràng
một toán hơn chục cảnh sát khác, kết hợp một số người không sắc phục, không có
bất cứ một cái gì chứng tỏ đang làm nhiệm vụ, đã đánh hội đồng người này. Nhìn
những hành động của đám người này, chắc chắn bất cứ người nào cũng chỉ có thể
gọi bằng một từ không thể thay thế: Ác ôn.
Đoạn
video cho thấy những hành động của những tên ác ôn mang sắc phục cảnh sát và
không mang sắc phục đối với nạn nhân, đối với người dân như thế nào. Khi một
người đã bị đè xuống đất vô phương chống cự. Một đoàn cảnh sát đã đạp, dùng gậy
chọc vào người, tên côn đồ không mặc sắc phục ráng sức đá vào đầu nạn nhân. Đặc
biệt tên đội mũ CSGT màu vàng đã thể hiện đầy đủ thú tính trong con người hắn.
Tên này đã đạp liên tục vào người dân, dùng gậy chọc vào người đang nằm dưới
đất, rồi dùng gậy giáng sức đập vào chân. Thậm chí khi người này được lôi dậy
tên cảnh sát ác ôn này còn lấy đà đá thẳng vào mặt người dân đó.
Tên ác ông đạp vào
người nhân dân và ráng sức vung gậy đập vào chân người dân đang vô phương chống
đỡ
Cú đá cực mạnh tạt
nghiêng vào mặt người dân của tên Công an đội mũ vàng.
Nạn nhân bị đánh tại
nhà văn hóa thôn Xuân Quan 1
Tên ác ôn đánh người
man rợ
Video người dân bị
đánh tại nhà Văn hóa thôn Xuân Quan1, (ngoài hai nhà báo) ngày 24/4/2012:
Nhưng,
báo chí tuyệt nhiên không hề đả động đến tội ác này đối với người dân. Thậm chí
cả văn phòng Chủ tịch nước cũng không hề có ý kiến gì khi làm việc với
Hưng Yên về người dân bị đánh mà chỉ là hai nhà báo? Có phải chỉ vì hai nhà báo
mới là quan trọng, còn tính mạng nhân dân như ngời dân mặc áo xanh bị đánh kia
chỉ là cỏ rác mà cả xã hội không ai quan tâm nên bị đánh là không có vấn đề gì?
Cẩm nang của “Nhà
nước pháp quyền”? tác giả TBT Nguyễn Phú Trọng mà dân gian hỗn hào đặt hỗn
danh: Trọng Lú
Phải
chăng, trong xã hội này chỉ có những người thuộc hệ thống nhà nước, vốn được
định nghĩa là “các đầy tớ của nhân dân” thì mới đáng được quan tâm, còn “ông
chủ” thì sống chết mặc bay? Thử hỏi trên thế giới, xưa nay có bao giờ luật pháp
chỉ bảo vệ đầy tớ mà ngược đãi, bỏ qua ông chủ hay không?
Phải
chăng, điều này phản ánh rõ nét về cái đạo lý xã hội treo ngược?
Chúng
ta hãy nhìn cách xử sự của nhà cầm quyền Hưng Yên, sẽ hiểu được cái gọi là “Nhà
nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa” trên thực tế là gì và ở đó, người dân Việt
Nam có giá trị gì.
Việc
hàng loạt vụ án trong xã hội được cơ quan công an và các cơ quan khác lập tức
điều tra, lập tức thi hành nhiều khi bất chấp các quy trình pháp luật để chỉ
bảo vệ những “công bộc của dân”. Còn quyền lợi người dân khi bị xâm phạm thì
“hãy đợi đấy” đã phản ánh rõ ràng và chứng minh thực tế câu nói tôi đã được
nghe từ miệng ông Vũ Văn Đông, Phó Chủ tịch UBND Huyện Chương Mỹ: “Nhà nước nào sinh ra pháp luật đó.
Pháp luật là để bảo vệ chế độ”. Câu nói này, nghiễm nhiên đã đá vào
mặt những cái miệng leo lẻo “Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân”
Câu
nói huỵch toẹt này chắc có lẽ còn thuyết phục được người nghe hơn là cách kêu
gào to miệng về “nhà nước
pháp quyền, mọi người bình đẳng…” rồi “Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” nghe đến nhàm tai
mà thực chất là “treo đầu
kinh tế thị trường nhưng bán thịt… cộng sản”.
Hà
Nội 11/5/2012
J.B
Nguyễn Hữu Vinh
No comments:
Post a Comment