Sunday 13 May 2012

NỖI ĐAU TỪ MỘT LÀNG QUÊ NGHÈO (Hồ Hồng Tuyến)




Hồ Hồng Tuyến
22:18 - 12/05/2012

Làng Dinh, xã Tam Hợp, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An có 70% người dân tộc thiểu số. Năm 2007 làng Dinh trong diện chương trình 135, nhưng đến nay vẫn chưa có dự án ưu đãi nào của Chính phủ rót về đây.

Xóm có 160 hộ, trong đó có 31 hộ nghèo, còn lại cận nghèo và đủ ăn. Tết nguyên đán 2012 trên phân về cứu đói cho xóm Dinh 1,55 tấn gạo, nhưng dân nghèo chưa ai rờ được đến hạt gạo thì cán bộ xóm đã bán sạch để mua loa đài bàn ghế… chuẩn bị đón làng văn hóa, theo dự định vào 30/7/2012.
Nhận được đơn phản ánh của dân nghèo chúng tôi về làng Dinh đang trong màu hạn hán, giáp hạt. Tại nhà văn hóa làng Dinh ông Phạm Đình Tam xóm trưởng, ông Nguyễn Văn Tưhội trưởng người cao tuổi tiếp chúng tôi xem ra không mặn mà lắm khiđề cập đến số gạo cứu đói của dân nghèo bị bán hết.

Qua trao đổiđược biết năm 2006 xóm khởi công làm nhà văn hóa cộng đồng, mỗi hộđóng góp 1 triệu đồng, ngoài ra ông hội trưởng NCT Nguyễn Văn Tư còn đi vận động xin, quyên góp từ các nhà hảo tâm được 50 triệu, xã cho 1,2 nghìn ngói.

Làm xong nhà văn hóa, tổng kinh phí hết hơn 180 triệu, hiện nay còn nợ nhà thầu 70 triệu vì nhiều hộ vẫn chưa có tiềnđóng góp. Tuy nhiên đúng hôm chúng tôi có mặt ông xóm trưởng và hội trưởng NCT đang chỉ đạo xây tường rào quanh nhà văn hóa, dự toán hết 60 triệu, mỗi hộ phải đóng góp 360 nghìn.

Các ông cán bộ xóm cho biết, theo kế hoạch 30/7/2012 xóm sẽ đón làng văn hóa nên cở sở hạtầng phải gấp rút hoàn thiện. Số gạo cứu đói của Chính phủ cấp phát cho dân ăn tết tổng 1,55 tấn chúng tôi bán giá 90 đông/kg, được 13 triệu 900 đ, để mua loa đài, bàn tủ, ghế, tất cả hết 12 triệu, cũngđể phục vụ chung, tài sản này là của con cháu, của chung của dân xóm chứ chúng tôi không bỏ túi đồng nào.

Trước lúc bán gạo chúng tôi đã họp xóm quán triệt, nếu không tranh thủ lúc này thì khó lòng mà thu được của dân, mà bán gạo thì dân không phải nộp tiền, đàng nào cũng thế cả. Đi một vòng quanh làng Dinh nghèo, hầu như con đường nào cũng chưa có bê tông hóa. Dân phản ánh, cán bộ xóm chỉ chạy theo bề nổi mà chưa thấu hết đói nghèo của mọi người, gạo của Chính phủ là cho dân ăn đói, sao lại bán để mua loa đài, bàn ghế. Xóm cũng có họp, lấy ý kiến dân, nhưng mọi chuyện đã đâu vào đó cả rồi. Chúng tôi chưa nói các ông cán bộ xóm có ý định tham ô, tham nhũng, nhưng làm sai trái chính sách thì đã quá rõ.

Một điều nữa là làng văn hóa phải có tiêu chícủa nó, không thể bằng mọi cách để đạt bằng được. Xét về làng Dinh này 2 năm có 2 vụ hiếp dâm trẻ em, tỷ lệ hộ nghèo cao, sinh con thứ3, thứ 4 đang tràn lan, tệ nạn xã hội khác không nói hết…Thử hỏi làng văn hóa như thế để làm gì, có xứng đáng không? Ghi nhận của chúng tôi về “nạn phong trào làng văn hóa” như làng Dinh là có thật.

Không chỉ riêng huyện Qùy Hợp mà các huyện khác đều có chung một “phong trào” nhà nhà văn hóa, làng làng văn hóa. Đây là cái được giả dối, cái mất lại trút lên đầu dân nghèo đóng góp. Và sâu xa hơn, nhỏ thì cán bộ xóm, xã, lớn hơn làcấp huyện nở mạt, nở mày trong các hội nghị mà nói : chúng tôi córất nhiều làng văn hóa, cũng đồng nghĩa với thành tích lãnh đạo, mà đó là một trong những tiêu chí cơ cấu, tái cơ cấu nhân sự để lên chức cao hơn.

Không thế mà đã xẩy ra nhiều nơi, lãnh đạo mới, đập phá cái cũ của lãnh đạo trước để xây mới, khang trang hơn, mà không cần biết đến sự lãng phítiền của. Vấn đề tiêu chí làng văn hóa nói riêng đã đến lúc báođộng, tiếc là chưa có cơ quan nào vào cuộc khảo sát “để lỗ hổng càng lan ra”.

Cán bộ làng Dinh tiếp tục bắt dân đóng góp xây tường rào nhà văn hóa, kinh phí 60 triệu .

Chuyện bán gạo Chính phủ cứuđói cho dân ở làng Dinh xã Tam Hợp đã rõ ràng. Ông Phạm Đình Tam xóm trưởng lý giải “ Chúng tôi chỉ làm sai nguyên tắc, còn đúng mục đích là phục vụ dân, vì dân. Vừa qua huyện chỉ đạo xã, xã bắt chúng tôi mua gạo trả lại cho dân, chúng tôi vay mượn tiền lãi xuất đã thực hiện đầy đủ, sau này dân phải đóng góp trả.

Nói thật với các anh, chúng tôi là kẻ đầu binh cuối cán, sai một tý thì báo chí lên tiếng, trên kỷ luật, còn…huyện Qùy Hợp này không nói chứ nhiều nơi các quan tham nhũng, mua chức bán tước, lấy tiền tỷ nhà nước ăn chơi thì xử lý nội bộ, hoặc chuyển công tác”.

Câu nói của cán bộ xóm làm tôi liên tưởng đến một vị cán bộ làm trưởng phòng ở huyện Qùy Hợp, chỉ sau vài lần về TP Vinh học đã mê mệt ả ca ve, về nhà bỏcon, bỏ vợ. Chị vợ là giáo viên kiện lên kiện xuống mà ông chồng (đảng viên) cũng chỉ bị “ khiển trách”, chuyển công tác…từ trưởng phòng nông nghiệp sang trưởng phòng TN- MT. Ông chủ tịch huyện này “đầy tai tiếng” chuyển về làm cán bộ tỉnh…

Đất nước đang sôi lên vềnạn tham nhũng, nóng bỏng về đất đai tư liệu sản xuất của nông dân bị mất trắng. Vụ án Tiên Lãng, Hải Phòng chưa lắng xuống lại đến chuyện Vĩnh Phúc “ nuốt đất”.

Đau đớn nhất là Vụ Bản, Nam Định, dân chít khăn tang để giữ đất, hai nhà báo bị đánh đập vì dám nói sựthật…Khi chúng tôi đang chụp ảnh, một người dân đến gần nói như chỉđể chúng tôi nghe “ Các anh đi nhiều, biết nhiều, chúng tôi chỉ nói một sự thật nho nhỏ : Cấp cao hơn thì có mánh khóe cao hơn, ăn to hơn. Cán bộ cấp xóm cũng ti toe học đòi quá trắng trợn, bắt dân đóng góp xây dựng nhà văn hóa cho có tiếng tăm, gạo cứu đói của dân đưa vềchưa ai thấy gạo đã bán thẳng thừng. Thử hỏi họ không có lợi lộc gì thì tại sao lại làm trái ? Một lũ ăn cắp vì “ Thượng bất chính thì hạ tắc loạn”.

Nhà văn hóa làng Dinh.


Nghĩ cho cùng thì chuyện bán gạo cứu đói ở làng Dinh chỉ là chuyện nhỏ, nhưng lại là nỗi đau của “ Thập loại chúng sinh”.

Rời làng Dinh đìu hiu trong nắng hạn. Quay nhìn nhà văn hóa xóm nhỏ dần, lấp khuất sau những lũy tre bơ phờ gió Lào. Không biết nghĩ gì về những cán bộ xóm này lấy gạo cứu đói của dân bán mua loa đài, bàn ghế để xứng tầm đón làng văn hóa nay mai. Đây là lỗi, hay một căn bệnh lây truyền ?

Chúng tôi lại tìm đến nhà ông Hoàng Xuân Ngư chủ tịch xã Tam Hợp. Dinh cư của ông cổng sắt tường cao, nhà rộng thênh thang, mát rượi, cây cảnh xum xuê, ngoài sân bàn ghế bằng gốc gỗ lim, lát gì đó bóng lộn. Thật tiếc, khi nghe cô con gái béo trắng của cựu chủ tịch thông báo “Bố đi nghỉ mát cùng đoàn cán bộ xãcòn lâu mới về” rồi đi thẳng vào nhà để mặc khách ngơ ngác nghĩ vềmột chút văn hóa tối thiểu cũng không có.

Làng Dinh và bao nhiêu làng quê nữa đến lúc nào mới hết khổ ?

Hồ Hồng Tuyến.
Tác giả gửi thẳng cho DienDanCTM





No comments:

Post a Comment

View My Stats