Wieland Wagner
Phan Ba dịch từ Der Spiegel 21 / 2012
Tháng Năm 26, 2012
Không cần những biện pháp của một nhà nước pháp quyền,
nhà cầm quyền Trung Quốc giam giữ các nhà hoạt động chính trị không được ưa
thích trong những trại lao động. Một người được trả tự do tường thuật lại đoạn
đường đau khổ của mình.
Những người bị tuyên án ở Trùng Khánh 2010. Ảnh: Der Spiegel
Đó là mùa Xuân,
khi Fang Hong bị đưa vào “Trại cải tạo lao động và cai nghiện”. Fang không phải
là dân nghiện ngập mà là một blogger, người chống đối và phê phán các ông to
trong Đảng. Đầu tiên, cơ quan nhà nước về an ninh công cộng ở thành
phố Trùng Khánh trong miền Tây Nam Trung Quốc chỉ mời ông ấy đến và cảnh cáo,
thế nhưng vài ngày sau đó, nhà bất đồng chính kiến 45 tuổi này đã biến mất vào
trong trại mà không cần đến tòa án xét xử.
Đó là trong tháng 4 năm 2011. Trong khi bên ngoài cây cỏ
đang xanh tươi thì những người canh trại đã bàn tán sôi nổi về Giáng Sinh sắp
tới. Họ phải giữ đúng những thời hạn cung cấp nghiêm ngặt, và với một sự cứng
rắn không thương tiếc, họ thúc giục những người trong trại sản xuất dây đèn
trang trí – để xuất khẩu sang Đức.
Một ngày khắt khe trong khu nhà nhiều tầng ở quận Bồi
Lăng trong Trùng Khánh bắt đầu với lần đánh thức dậy mỗi sáng vào lúc sáu giờ.
Một giờ sau đó, Fang và những người cùng bị giam phải bắt đầu sản xuất hàng
trang sức cho cây Giáng Sinh, bản thân ông thì hàn những điốt phát quang vào dây.
Đấy là một việc làm cực nhọc, những người bị cưỡng bức
lao động nhận được tám nhân dân tệ (khoảng một euro) như là tiền lương tháng.
Sản lượng được quy định trước cho họ cao gấp rưỡi so với công nhân trong các
nhà máy Trung Quốc bình thường, Fang nói.
Một Chủ nghĩa Tư bản hiện thực thống trị cuộc sống trong
trại cải tạo Xã hội Chủ nghĩa: tù nhân phải mua đồng phục của họ bằng chính
tiền riêng của mình. Và ai còn có dư đôi chút thì được phép cải thiện một ít
phần ăn của mình với số tiền đó.
Tất cả mọi người đều có nhiệm vụ phải làm việc, tù nhân
chính trị cũng như những người nghiện ngập. Fang thuật lại: “Ai làm việc chậm
quá và không đạt được chỉ tiêu sẽ bị những người canh tù xịt nước lạnh như băng
vào mắt hay dùng gậy đánh.”
Có những người tù rõ ràng là đã mất trí vì những cực hình
hàng ngày. Một người trong số họ, Fang nói, đã móc mắt ra vì tuyệt vọng.
Cho tới lúc nghỉ trưa, tù nhân chỉ được phép đi nhà vệ
sinh một lần duy nhất, vào buổi trưa là hai. Thông thường, ca làm việc kéo dài
cho tới 18 giờ. Nhưng họ hay phải làm thêm giờ để sản xuất cho Giáng Sinh –
thường cho tới trước nửa đêm.
Cựu tù nhân Fang Hong. Ảnh: Der Spiegel
Fang rót một tách trà có màu đỏ nâu và nhìn ra cửa sổ căn
hộ của ông ấy. Vào cuối tháng tư, sau một năm, ông ấy được trả tự do, nhưng sự
hành hạ đấy đã để lại dấu ấn lên người ông. Nhờ cuộc khủng hoảng mới vừa rồi
trong giới lãnh đạo mà nói chung là ông ấy mới có thể thuật lại được sự đau khổ
của mình mà không bị gây phiền toái. Trong tháng 3, Bạc Hy Lai, bí thư nhiều
tham vọng của Trùng Khánh, mất chức, chẳng bao lâu sau đó, các địch thủ của ông
ấy ở Bắc Kinh cũng tước bỏ toàn bộ các chức vụ còn lại trong Đảng Cộng sản của
ông ấy. Người cựu quan chức cấp cao ở tỉnh bị tố cáo là đã “vi phạm kỷ luật”.
Kể từ lúc đấy, giới lãnh đạo ở Bắc Kinh rõ ràng là vẫn
còn bàn cách làm sao và với lý do gì để vô hiệu hóa vĩnh viễn Bạc. Thuộc vào
trong cuộc đấu tranh giành quyền lực ở Bắc Kinh cũng là việc đối thủ của Bạc đã
liên tục tung lên giới truyền thông Phương Tây và các trang mạng ở nước ngoài
những phác giác mới về con người đã bị lật đổ này, để nói xấu ông ấy như một
bạo chúa tham lam ở địa phương.
Và trong lúc đó,
cựu tù Fang bước vào cuộc. Đối với chế độ ở Bắc Kinh, ông ấy hiện giờ là một
nhân chứng được chào đón: Fang, một nhân viên nhà nước trong sở kiểm lâm ở địa
phương, biến mất vào trong trại lao động, vì ông ấy đã phê phán Bạc và sếp cảnh
sát Vương Lập Quân của người này trên Internet.
Nhưng nhân chứng buộc tội người lãnh đạo Đảng đã bị lật
đổ cũng tường thuật về sự chuyên quyền của những kẻ đang cầm quyền mà cả đất
nước đang phải chịu đựng họ. Khi Fang bị nhà chức trách triệu tập vì blog của
mình trên Internet, ông ấy đã chuẩn bị tinh thần cho tất cả mọi việc. Cha mẹ
của ông ấy đã bị thất sủng trong cuộc Cách mạng Văn hóa; ông biết rằng Đảng vẫn
trừng trị những người nổi dậy một cách không thương xót như thế nào.
Là tù nhân chính trị, ông ấy bị đối xử khắt khe hơn là
mười một người bạn tù trong phòng giam của ông ấy: ông không được phép ăn thịt,
không được phép hút thuốc lá và trên thực tế là hầu như không được nghỉ ngơi.
Mỗi tối, khi bạn tù của ông ấy ngủ bắt đầu từ lúc chín
giờ rưỡi, Fang phải thức thêm một giờ. Nếu những người canh tù bắt quả tang ông
ấy đang ngủ gật, họ sẽ giật chăn của ông hay đổ nước lên giường ông.
Khi những người tù còn sản xuất dây đèn trang trí, chuyên
viên của công ty xuất khẩu Shenzhen Kingland Lighting (khẩu hiệu quảng cáo.
“Hãy để cho cả thế giới sáng lên”) luôn kiểm tra chất lượng, Fang tường thuật.
Một nhân viên của công ty xác nhận theo chất vấn của SPIEGEL, rằng công ty cho
sản xuất trong trại lao động. Tuy vậy, không ai muốn cho biết rằng công ty có
cung cấp các dây đèn trang trí đó sang Đức hay không.
Nhưng Fang lại rất chắc chắn. Họ sợ nhất “là các dây đèn
trang trí đó có chứa vật liệu độc hại”. Giám thị trại giam đã có thể trấn an
được những người bị cưỡng bức lao động. “Họ nói với chúng tôi: ‘Đèn Giáng Sinh
là cho nước Đức, và không có quốc gia nào quan tâm đến bảo vệ môi trường nghiêm
ngặt như người Đức.’”
Sau này, Fang quấn dây đồng cho ổ cứng máy tính xách tay,
người đặt hàng là một công ty điện tử ở Trùng Khánh. Sau đấy, ông làm ống hút
một công ty dược phẩm của thành phố. Nhiều tù nhân mang bệnh truyền nhiễm, Fang
thuật lại. Ông ấy nghi ngờ rằng các sản phẩm của trại thật sự là hoàn thiện về
mặt vệ sinh.
Bạc Hy Lai lúc còn đương chức. Ảnh: Der Spiegel
Bây giờ, sau khi ra tù, Fang đặc biệt lo lắng cho người
con trai đã trưởng thành của mình. Cùng với cô bạn gái, anh ấy đầu tiên đã bị
giữ lại trong một công viên vui chơi giải trí trong mùa Hè năm 2011. Anh ấy bị
bắt giam từ tháng 10. Anh ấy đã cố gắng nhờ qua luật sư và giới truyền thông nước
ngoài để người cha được trả tự do.
Cả câu chuyện mà bây giờ Fang kể về người con trai của
ông ấy cũng có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào trong Trung Quốc. Chúng kể về việc
các cơ quan an ninh bắt cả thân quyến của những người bất đồng chính kiến về
chính trị cũng phải cùng chịu trách nhiệm – tương tự như gia đình của nhà bất
đồng chính kiến mù Trần Quang Thành hiện đang phải chịu đựng ở miền Đông Trung
Quốc.
Trong trường hợp của Fang, các cơ quan an ninh đe dọa
rằng người con trai có thể thiệt mạng trong một tai nạn ô tô hay chết đuối
trong một con sông nếu như người cha đang bị giam cầm không thuyết phục người
con trai từ bỏ chiến dịch vận động.
Fang nhượng bộ. Ông ấy ký tên vào một tờ tuyên bố mà theo
đó ông ấy và người con trai sẽ không tiếp xúc với luật sư hay nhà báo. Ông ấy
cũng sẽ không phát biểu ý kiến trong Internet. Đánh đổi qua đó, Fang đồng thời
cũng được thả ra khỏi trại.
Nhưng khi nhà bất đồng chính kiến vừa mới được tự do thì
ông ấy đã chat như thường lệ trên Internet và ngoài ra còn cố gắng liên lạc với
Đại sứ quán Đức ở Bắc Kinh. Qua đó, ông đã tạo cớ cho cơ quan nhà nước lại đưa
ông trở vào trại lao động ngay lập tức. Cuối cùng thì chỉ nhờ cuộc lật đổ chính
trị ở Trùng Khánh mà ông ấy lại được tự do tuy vẫn không chịu khuất phục.
Fang muốn yêu cầu đền bù cho những bất công mà ông ấy đã
phải chịu đựng trong trại lao động, một tòa án ở Trùng Khánh đã nhận đơn kiện
của ông rồi.
Đối diện với lần thay đổi đường lối triệt để trong thành
phố quê hương của mình, cơ hội của người phê phán Bạc không phải là xấu. Nhưng
Fang vẫn chưa cảm thấy an toàn thật sự: “Ở Trung Quốc không có nhà nước pháp
quyền”, ông ấy nói, “ngày hôm nay là tôi, ngày mai có thể là bạn.”
Wieland Wagner
Phan Ba dịch từ Der Spiegel 21 / 2012
No comments:
Post a Comment