Lưu Trần Sinh
Chủ
Nhật, 13/05/2012
Dân nghèo đói sẽ vùng lên với ý chí "không còn gì để
mất". Tầng lớp cầm quyền chia rẽ, xâu xé nhau nên không còn toàn tâm toàn
ý thống nhất cùng nhau diệt dân nữa. Lại thêm không còn sự hà hơi tiếp sức từ
bên ngoài (Tàu lo cho mình chưa xong thì còn hơi sức đâu lo cho người khác), sẽ
làm cho chế độ này lung lay đến độ chỉ cần lực lượng nào biết chớp thời cơ lãnh
đạo dân chúng ẩy nhẹ cái là nó sụp tương tự như ngày 19/8/1945.
1. Cắn xé nhau vì lợi:
1.1 Khởi đầu là bòn rút ngân sách
1.2 Ngân sách cạn rồi thì bán tài nguyên
1.3 Tài nguyên cạn rồi thì cướp của dân
1.4 Dân không còn gì để cướp nữa thì (cộng sản) sẽ xoay
sang cướp lẫn của nhau
* * *
2. Chia rẽ nhau vì quyền:
2.1 Hiện nay, tiếng là một nước độc lâp nhưng thực tế,
nhìn chung, đảng viên cộng sản Việt Nam nào muốn có quyền lực đều phải luồn cúi
cộng sản Tàu. Cho nên, dù trong nội bộ có lục đục thì coi như vẫn có cộng sản
Tàu nắm chịch, tạm có thể yên.
2.2 Tàu yếu đi hoặc chủ tâm nện Việt Nam như là bước đầu
của sự bành trướng để hòng bước lên ngôi bá chủ hoàn cầu thì (cộng sản Việt) sẽ
thi nhau đi tìm chỗ dựa mới. Năm bè bẩy mối không ai phục ai.
2.3 Các nước lớn xung đột nhau thì VN như một thế giới
thu nhỏ, các phe phái cũng xung đột nhau. Đấy là lúc có thể gọi là "quần
dương tranh hùng".
* * *
3. Nạn đói hoành hành khắp cả nước bởi nạn "chảy máu
gạo":
3.1 Dân số ngày càng tăng trong khi đất đai sản xuất lúa
ngày càng thu hẹp vì:
- Nước mặn xâm lấn vùng ven biển các vựa lúa
- Tình trạng hoang mạc hóa diễn ra khắp cả nước do biến
đổi khí hậu và do phá rừng, khai thác tài nguyên bừa bãi.
- Bờ xôi ruộng mật liên tục bị chuyển đổi thành nhà máy,
sân gôn, khu đô thị.
3.2 Chính sách quản lý kém, người sản xuất lúa không có
lợi hoặc rất ít lợi, dẫn đến chuyển cây trồng khác cây lương thực hoặc bỏ hoang
đồng ruộng chuyển làm nghề khác.
3.3 Do biến đổi khí hậu, dẫn đến hạn hán sâu bệnh (ví dụ
rầy nâu) hoành hành không những ở Việt Nam mà còn ở khắp các nước xung quanh.
Nhu cầu lương thực tăng đột biến. Việc xuất khẩu gạo ở Việt Nam cũng tăng đột
biến, giá lương thực tăng cao.
3.4 Phía nam Việt Nam là Indonesia với hơn hai trăm triệu
dân, phía đông là Philipin với mấy chục triệu dân. Đặc biệt, phía bắc Việt Nam
là Trung Quốc với hơn một tỷ dân. Khi xảy ra mất mùa, những nước này sẽ hút gạo
của Việt Nam khiến giá gạo tăng siêu cao.
3.5 Vì lợi nhuận, gạo sẽ được gom lại bằng mọi cách và
xuất đi bằng mọi cách, mặc kệ dân nghèo chết đói vì không có tiền mua. Các gia
đình công chức nhỏ, người về hưu lương thấp, công an tép riu, bộ đội quèn cũng
chịu chung số phận.
* * *
Dân nghèo đói sẽ vùng lên với ý chí "không còn gì để
mất". Tầng lớp cầm quyền chia rẽ, xâu xé nhau nên không còn toàn tâm toàn
ý thống nhất cùng nhau diệt dân nữa. Lại thêm không còn sự hà hơi tiếp sức từ
bên ngoài (Tàu lo cho mình chưa xong thì còn hơi sức đâu lo cho người khác), sẽ
làm cho chế độ này lung lay đến độ chỉ cần lực lượng nào biết chớp thời cơ lãnh
đạo dân chúng ẩy nhẹ cái là nó sụp tương tự như ngày 19/8/1945.
* * *
Bây giờ, không phải tầng lớp cộng sản cầm quyền không
nhìn ra vấn đề nhưng phần vì lợi ích cá nhân, phần vì lợi ích nhóm đã thao túng
khắp trong đảng và nhà nước nên họ bất lực. Chứng cớ rõ nhất của sự bất lực là
sau vụ Tiên Lãng lại vẫn xảy cưỡng chế đất trồng lúa ở Văn Giang và mới đây là
ở Vụ Bản.
Lẽ ra, trước tương lai đen tối như đã phân tích ở trên,
phải ra ngay luật "cấm xâm phạm và chuyển đổi đất nông nghiệp". Nhưng
thực tế, họp hành chán rồi mà chỉ đưa ra được cái qui định "muốn chuyển
đổi đất lúa sang đất khác thì phải có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền".
Hỡi ơi! Chỉ cần tiền đấm mõm là "cơ quan có thẩm quyền" sẽ đồng ý
ngay, khó gì đâu!
Bệnh nan y đã biết nhưng không chữa được vì toàn đảng và
toàn quân TA không có (hay không còn) dũng khí, chế độ này chỉ còn tồn tại tính
bằng năm bằng tháng chứ không còn đủ phúc tính bằng chục năm nữa.
Lưu Trần Sinh
_____________________________
_____________________________
Ghi thêm: Từ một nước xuất khẩu than mà nay chuẩn bị phải
nhập khẩu than. Cái ngày thiếu gạo cũng không còn xa.
No comments:
Post a Comment