Thanh Phương - RFI
Thứ tư 09 Tháng
Năm 2012
Theo tin từ báo chí trong nước, hôm qua, 08/05/2012, công an tỉnh Gia
Lai, phối hợp với lực lượng cảnh sát cơ động Bộ Công an, đã bắt giữ một số người ở ba làng thuộc tỉnh Gia Lai, vì họ bị cáo buộc có « hoạt động chống phá chính quyền ». Cụ thể họ bị xem là “ lợi dụng tà đạo Hà Mòn để hoạt động Fulro”, chống phá chính quyền.
Theo cơ quan điều tra,
người cầm đầu nhóm này khai nhận đã "tuyên truyền kêu gọi dân 3 làng tham gia hoạt động Fulro, lập Nhà nước riêng cho người Tây Nguyên do Ksor Kok làm tổng thống". Ksor Kok là một trong
những người sáng lập tổ chức Montagnard Foundation, được coi như là tổ chức Fulro lưu vong, tại Hoa Kỳ.
Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Gia
Lai hôm qua đã khởi tố những người vừa bị bắt chiếu theo điều 87 Bộ luật Hình sự về tội phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc.
Tổ chức Fulro, nay đã bị giải tán, vẫn bị chính quyền Hà Nội cáo buộc là đã gây ra những vụ biểu tình bạo động tại Tây Nguyên từ năm 2001. Trong những năm 2001 và 2004, người dân thuộc nhiều sắc tộc thiểu số ở Tây Nguyên, đa số theo Thiên chúa giáo, đã biểu tình rầm rộ để phản đối các vụ trưng thu đất đai và đàn áp tôn giáo. Những cuộc biểu tình này đã bị đàn áp thô bạo, khiến hàng ngàn người đã phải chạy sang Cam Bốt tỵ nạn.
Cho tới nay, vùng Tây Nguyên vẫn bị kiểm soát rất chặt chẽ và rất ít phóng viên được đặt chân đến đây.
--------------------------------
BBC
Cập nhật: 12:50 GMT - thứ tư, 9 tháng 5, 2012
Việt Nam đã bắt tạm giam ba
người thuộc sắc dân thiểu số ở Tây Nguyên vì tội ‘chống phá Nhà
nước’, hãng tin AFP dẫn nguồn truyền thông trong nước cho biết hôm thứ
Tư ngày 9/5.
Những người này thuộc các sắc
tộc Ê đê và Gia Rai cư ngụ tại tỉnh Gia Lai nằm ở bắc Tây Nguyên.
Báo chí trong
nước cho biết ba người bị bắt, có tên là Runh, Byưk và Jơnh, là thành
viên của Fulro, một nhóm vũ trang đòi ly khai để thành lập một nhà
nước riêng ở Tây Nguyên.
Bắt hàng
chục người
Đây là ba ‘đối
tượng cầm đầu’, theo Thông tấn xã Việt Nam, và họ đã bị Công an tỉnh
Gia Lai chính thức khởi tố về tội ‘phá hoại đoàn kết dân tộc’ theo
điều 87 Bộ luật hình sự.
Ngoài ba người
bị bắt tạm giam để khởi tố, dường như chính quyền cũng đã bắt giữ
hàng chục người liên quan, mà họ gọi là "theo tà đạo Hà Mòn".
Trong bản tin
về vụ bắt giữ này, Thông tấn xã Việt Nam không cho biết là bao nhiêu
người bị bắt mà chỉ nói là ‘một số đối tượng Fulro’.
Tuy nhiên, báo mạng VnExpress đưa ra con số ‘62
người bị bắt trong vụ chống phá chính quyền’.
Báo này cho
biết vụ bắt giữ này được sự phối hợp giữa công an tỉnh với Trung
đoàn cảnh sát cơ động Tây Nguyên trực thuộc Bộ Công an.
Những người bị bắt ngụ tại các
làng Kret Krot, K Dùng 1 và BChắt thuộc xã Hra, huyện Mang Yang.
Đây là những
ngôi làng mà ‘tổ chức phản động’ Fulro tập trung vào để ‘lôi kéo,
kích động’ người dân theo họ để thành lập quốc gia của người Thượng
ở Tây Nguyên, Thông tấn xã cho biết.
“Mặc dù đã được chính quyền... vận động, giáo
dục kiểm điểm nhiều lần, nhưng các đối tượng này (những người bị bắt) vẫn
ráo riết lôi kéo một số người nhẹ dạ nghe theo Fulro hoạt động chống phá chính
quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ tôn giáo, gây mất an ninh
trật tự tại địa phương,” bản tin của Thông tấn xã viết.
Tịch thu vũ
khí
Cùng với việc
bắt giữ những người này thì công an cũng thu được ‘rất nhiều vũ khí
như cung nỏ, giáo mác’ được dùng ‘để chống lại người thi hành công
vụ’.
VnExpress cho
biết cơ quan điều tra đã xác định Runh, 32 tuổi, là người đứng đầu
các hoạt động tại ba ngôi làng này.
Báo này dẫn
lời cơ quan điều tra cho biết Runh đã khai nhận ‘tuyên truyền kêu gọi dân
3 làng tham gia hoạt động Fulro, lập Nhà nước riêng cho người Tây Nguyên do
Ksor Kơk làm tổng thống’.
Ksor Kơk là
thành viên Fulro hiện đang lưu vong ở Mỹ. Người này từng kêu gọi người
dân Tây Nguyên ‘giành độc lập’ sau các cuộc bạo loạn vào năm 2001.
Fulro là chữ
viết tắt theo tiếng Pháp của Mặt trận thống nhất giải phóng các dân
tộc bị áp bức được thành lập vào những năm 1950.
Nhóm này đã
chiến đấu các chế độ khác nhau ở Việt Nam với mục tiêu thành lập
một nhà nước độc lập cho các sắc dân thiểu số ở Tây Nguyên.
Trong cuộc
chiến tranh ở Việt Nam thì Fulro đã đứng về phía những người Mỹ. Cho
đến đầu những năm 1990 thì nhóm này chính thức giải tán.
Trong khoảng
thời gian từ năm 2001 cho đến 2004, khoảng 2.000 người Thượng ở Tây
Nguyên đã bỏ chạy đến Campuchia sau các cuộc biểu tình của họ bị
chính quyền đàn áp.
Trong nhiều năm
qua, nhiều người Thượng đã phản đối việc tịch thu đất đai của họ và
phân biệt đối xử đối với họ vì lý do tôn giáo.
Những người bị bắt giữ bị giam
theo hai nhóm tại Trại giam Gia Trung của Bộ Công an và Trại giam T20
của Công an tỉnh Gia Lai để điều tra.
-------------------------------------
TIN TỨC TRÊN BÁO
CHÍ NHÀ NƯỚC CVSN :
.
.
.
No comments:
Post a Comment