Saturday 19 May 2012

CHÍN CON RỒNG KHUẤY ĐỘNG BIỂN ĐÔNG (David Pilling - Financial Times)




David Pilling
 
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

"Lắm rồng, ồn ào quá". Đó là cách giải thích những cuộc cọ sát liên tục trong vùng Biển Đông của một học giả Trung Quốc, nơi việc khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh phải ma xát với những khẳng định cạnh tranh từ một số quốc gia Đông Nam Á.

Cuộc ma sát mới nhất là với Philippine. Tháng trước, một tàu hải quân Philippines đã toan bắt giữ một số tàu của Trung Quốc được cho là đánh cá bất hợp pháp gần quần đảo tranh chấp đuợc gọi bằng hai địa danh không thể tránh khỏi: Scarborough Shoal của Philippine và quần đảo Hoàng Nham của Trung Quốc. Các tàu hải giám Trung Quốc đã nhanh chóng đến hiện trường, ngăn không để người Philippine bắt giữ.

Các cuộc đụng độ trên biển đã dẫn đến sự bế tắc ngoại giao khó giải quyết trên đất liền. Tuần trước, sau những bài xã luận giận dữ trên một số báo Trung Quốc đòi hỏi Hải quân Giải phóng Nhân dân phải dạy Philippine một bài học, thậm chí còn đồn đại rằng Trung Quốc đang chuẩn bị chiến tranh. Dường như Bắc Kinh đã lùi lại khỏi bờ vực hiếu chiến đó. Tuy nhiên, Trung Quốc đã làm tổn thương Philippine bằng những cách khác. Họ đã bỏ mặc những con tàu chở chuối thối rữa trên cầu cảng, đe dọa sinh kế đến 200.000 nông dân Philippines. Và các đại lý du lịch Trung Quốc đã hủy bỏ các tour du lịch đến Philippine, bề ngoài viện lý do vì sự an toàn.

Khả năng không bảo vệ được những gì từng đưọc Manila rõ ràng xem là quyền lãnh hải của mình tiếp tục bị đau đớn. Năm ngoái, tổng thống Benigno “Noynoy” Aquino đã thừa nhận khá duyên dáng, rằng nghĩ về lực lượng vũ trang thiếu thốn đủ thứ của Philippines phải đương đầu với Trung Quốc thì cũng giống như nghĩ đến một vận động viên quyền Anh phải cố gắng thi đấu trong thế kẹt. Vấn nạn của Philippines, cũng như của Việt Nam – một quốc gia khác từng chọc giận Bắc Kinh trong câu chuyện Biển Đông – là Bắc Kinh đưa ra khẳng định đòi hỏi gần như toàn bộ vùng biển chiến lược. Để đánh dấu vùng biển này, họ tạo ra bản đồ “đường chín vạch” tai tiếng, trông như hình một cái lưỡi khổng lồ thò ra, liếm vào bờ biển của các nước láng giềng. Trong mấy năm qua, các sự cố trên biển đã gia tăng, cho thấy Bắc Kinh đang trở nên liều lĩnh hơn. Năm 2009, tàu Trung Quốc đã vây một tàu khảo sát của Mỹ, gây ra một trận chiến về ngoại giao với Washington. Năm ngoái, tàu hải giám Trung Quốc đụng độ với tàu khảo sát đọa chấn của cả Philippines lẫn Việt Nam. Đối với một số nước, việc Trung Quốc khăng khăng bảo vệ các yêu sách chủ quyền (thái quá) của họ là bằng chứng cho thấy họ đang triển khai một thứ tương tự như học thuyết Monroe trong ao nhà của mình.

Trong cuốn sách của mình về những gì ông xem như một cuộc xung đột Trung-Mỹ để làm chủ ở châu Á , Aaron L. Friedberg, thuộc Trường Ngoại giao và chính sách quốc tế Woodrow Wilson của Princeton, nói rằng Trung Quốc có ba phương châm chính về chính sách nước ngoài: "tránh đối đầu", "xây dựng sức mạnh quốc gia toàn diện"và "tiến từng bước". Việc Bắc Kinh đang tố mạnh trông rất giống với phương châm "tiến từng bước".

Đó có thể là mục tiêu lâu dài của Bắc Kinh. Còn hiện nay, theo một bản báo cáo tuyệt vời của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế,(International Crisis Group) một tổ chức giải quyết xung đột có trụ sở ở Brussels cho biết, tình hình thực tế có thể hỗn loạn và nguy hiểm hơn. Thực tế ấy chính vì sự gia tăng của các cơ quan ban ngành- chứ không phải bản thân chính phủ Trung Quốc - có lẽ đang thúc đẩy làm dãn rộng ranh giới về chính sách của Trung Quốc. Đây là những con rồng "khuấy động vùng biển". Chúng bao gồm Cơ quan Thực thi Luật Hải quan, Bộ Tư lệnh Thi hành Luật Nghề cá, Cơ quan Quản lý An toàn Hàng hải, Cơ quan Hải giám Trung Quốc, v.v.

"Có một cuộc chơi đa thành phần đang diễn ra," Michael Wesley, Giám đốc điều hành của Viện Chính sách Quốc tế Lowy, một tổ chức tư vấn tại Sydney, cho biết, người từng nói rằng các thành phần cạnh tranh ấy muốn giữ căng thẳng cao để đạt được ngân sách lớn hơn.

"Mẹo chơi là dùng việc thực thi pháp luật như một sự đại diện ủy quyền cho các tranh chấp chủ quyền lớn hơn", Stephanie Kleine-Ahlbrandt, một trong những tác giả của bản báo cáo ICG cho biết.

Cuộc "Chạy đua vũ trang" được tiến hành bởi các cơ quan đại dương này thậm chí có thể nguy hiểm hơn thực tế, bà cảnh báo, bởi vì các tàu bè của họ được triển khai dễ dàng hơn và họ có những quy định mù mờ hơn để mà tham dự.

Ông Wesley nói rằng mục tiêu dài hạn của Trung Quốc là thoát khỏi Biển Đông để đi vào Thái Bình Dương rộng lớn hơn. Bà Kleine-Ahlbrandt lo sợ rằng đây chỉ là một vấn đề thời gian trước khi Trung Quốc hoặc chi phối các tranh chấp về ngư nghiệp hoặc sẽ tấn công các tàu của Philippines. Khi Đặng Tiểu Bình nói đến việc Bắc Kinh nên che giấu bớt ánh sáng của mình, rõ ràng ông không tính đến những đôi mắt sáng rực của chín con rồng Trung Quốc.

Nguồn: Financial Times








No comments:

Post a Comment

View My Stats