Thụy My RFI (theo
Le Monde)
Dimanche
20 mai 2012
(Le Monde) Nắm quyền từ năm 1949, đảng Cộng sản Trung
Quốc liệu có thể trụ được lâu dài như đảng Cộng sản Liên Xô (74 năm) hay Quốc
dân đảng (tại Trung Quốc rồi đến Đài Loan, trong vòng 73 năm) hay không ? Không
có gì là chắc chắn cả ! Giáo sư Pei viết : « Sự thống trị của đảng Cộng sản
Trung Quốc bước vào một thời kỳ hiểm nghèo ».
Vốn nhanh chóng giải quyết những xung
đột trong hậu trường và cáo buộc mọi sự chỉ trích là can thiệp vào việc nội bộ
của nước khác, chính quyền Trung Quốc trong những tháng gần đây lại bị đặt
trong một hoàn cảnh khó xử chưa từng thấy. Những vụ đấu đá bí mật nhất trong
nội tình bỗng chốc bị lôi ra trước thanh thiên bạch nhật, phơi bày ra trước mắt
toàn thế giới, với hai câu chuyện hình sự ly kỳ.
Tất cả bắt đầu vào tháng Hai, khi một
viên chức công an cao cấp ở tỉnh cảm thấy nơi chốn tốt nhất để trốn tránh trận
lôi đình của cấp trên, là lãnh sự quán Mỹ. Vị siêu cớm đó là Vương Lập Quân ở
Trùng Khánh, đã được giao lại cho chính quyền trung ương Bắc Kinh. Còn thủ
trưởng của ông Vương là Bạc Hy Lai thì bị cách chức, nay đang chờ đợi hình
phạt, trong khi sự nghiệp chính trị của ông Bạc khởi đầu đầy hứa hẹn.
Một đột phá khẩu khác là từ một nhà
ly khai khiếm thị. Bị công an quấy nhiễu bằng cung cách mafia, vị luật sư mù
không có chọn lựa nào khác để kêu đòi công lý ngoài việc trông cậy vào sự bảo
vệ của Mỹ, ngay tại thủ đô Trung Quốc. Sự hoảng loạn của ông Trần Quang Thành -
khi phát hiện rằng, một khi đã được đưa vào bệnh viện ở Bắc Kinh hôm 02/05/2012
thì không còn có nhà ngoại giao nào được phép ở cạnh - đã trở thành một chủ đề
chính trị tại nước Mỹ.
Tuần báo Time đã chạy tít « Cộng hòa
Nhân dân Xì-căng-đan », và trang bìa này được cư dân mạng Trung Quốc truyền cho
nhau. Đã hẳn là các cơn bão tố chính trị lan đi khá chậm chạp, và tiếng vọng ở
thế giới bên ngoài đã được giảm sốc trong nội địa nhờ tuyên truyền. Nhưng dù
sao đi nữa nó cũng cho thấy sự mong manh của mô hình chủ nghĩa toàn trị kiểu
mới của Trung Quốc, trong lúc chỉ vài tháng nữa là đến đại hội Đảng lần thứ 18,
lúc đó « thế hệ thứ năm » sẽ lên nắm quyền lãnh đạo. Nghệ sĩ ly khai Ngải Vị Vị
nhận xét : « Giống như là một mảng lớn của bức tường thành đã bị lở ra, nó mang
tính quốc tế, liên quan tới rất nhiều người, và tại Trung Quốc mọi con mắt đều
đổ dồn vào đây ».
Ngay cả việc khóa kín thông tin trên
báo chí về vụ Trần Quang Thành cũng không hoàn hảo. « Trong sự yên tĩnh của đêm thâu,
đây là thời điểm để gỡ bỏ chiếc mặt nạ giả dối, để nói với cái nghiệp của chính
mình điều gì là sự thực : Rất tiếc. Chúc ngủ ngon ». Thông điệp trên
đây được Tân Kinh báo, một tờ báo có khuynh hướng tự do gởi đến 1,4 triệu thành
viên trên tài khoản Vi Bác của tờ này. Đó là vào buổi tối 04/05/2012, sau khi
toàn bộ các báo ở Bắc Kinh bị bắt buộc phải đăng các bài xã luận đả kích « âm
mưu của Mỹ » trong vụ Trần Quang Thành.
Cho dù muốn tăng trưởng bằng mọi giá,
sự thức tỉnh lương tri và những tiếng nói công dân trong nước đã xuẩt hiện rộng
khắp. Đó là cuộc khủng hoảng của một Nhà nước phi luật lệ, hay đúng hơn là quản
lý theo kiểu « cái lý của kẻ mạnh » – và thường thì ai mạnh nhất trong đảng là
thắng – đã gây nhiều bất bình.
Minh họa mới nhất cho sự phẫn nộ này
: Ngày 10/5 một phụ nữ trong lúc phải ký thỏa thuận giao lại căn nhà mình bị
một địa phương ở Vân Nam trưng thu để đập bỏ, đã kích hoạt chất nổ mang theo
bên mình, làm cho ba người khác chết cùng với bà ta. Hành động tuyệt vọng vừa
bi thảm vừa kịch tính này, đã cộng thêm vào một loạt các vụ tương tự, trong đó
có hơn một chục vụ tự thiêu của những người bị cưỡng chế và tiêu hủy nhà.
Sự chối bỏ Nhà nước pháp quyền là
trung tâm của cuộc khủng hoảng đang đe dọa Trung Quốc. Hai vụ mới đây là điển
hình. Trước hết, là trường hợp Vương Lập Quân được Bạc Hy Lai bổ nhiệm làm giám
đốc công an đồng thời cũng đứng đầu về tư pháp, trong một địa phương có đến 30
triệu dân. Nhân danh lợi ích của Đảng, Vương Lập Quân đã tiến hành một chiến
dịch chống mafia thuộc loại chóng vánh nhất. Còn ôngTrần Quang Thành từ nhiều
năm qua là tù nhân của một khoảng trống luật pháp, vì không bị buộc vào một tội
danh nào. Vị luật sư mù là hiện thân của những đòi hỏi không khoan nhượng của
công dân, trong cuộc thập tự chinh vì công lý.
Theo giáo sư Minxin Pei ở Claremont
McKenna College, California, « những triệu chứng thoái hóa của chế độ như
thế là điềm báo cho một cuộc khủng hoảng hệ thống ». Trong một bài báo
đăng trên Wall Street Journal ông đã viết rằng, đối với những người nghiên cứu
các chuyển đổi dân chủ như ông, thì các chỉ số đã vượt ngưỡng, hoặc đang vượt.
Trung Quốc đã vượt qua mức 6.000 đô la tổng sản phẩm nội địa trên đầu người.
Đây là giới hạn mà « rất ít quốc gia
không có nguồn tài nguyên dầu lửa có thể duy trì được sự trị vì (độc đoán) của
Nhà nước ».
Nắm quyền từ năm 1949, đảng Cộng sản
Trung Quốc liệu có thể trụ được lâu dài như đảng Cộng sản Liên Xô (74 năm) hay
Quốc dân đảng (tại Trung Quốc rồi đến Đài Loan, trong vòng 73 năm) hay không ?
Không có gì là chắc chắn cả ! Giáo sư Pei viết : « Sự cai trị của đảng Cộng sản Trung Quốc bước vào một thời kỳ hiểm
nghèo ».
Trong số tháng Năm, tạp chí nghiên
cứu lịch sử Viêm Hoàng Xuân Thu, cơ quan của các trí thức chủ trương cải cách
trong đảng, đã dành bảy trang cho cuộc hội thảo tổ chức vào tháng Tư về sự cần
thiết phải cải cách chính trị.
« Đảng chúng ta sinh ra từ cuộc nổi dậy, và điều này đã
tạo ra thói quen coi thường pháp luật rất khó sửa chữa ». Hồ Đức Hoa, con của Hồ Diệu Bang - nhà lãnh đạo cải cách
bị cách chức, mà đám tang ông đã khởi đầu cho các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn
năm 1989 - đã giải thích như thế. Ông Hồ Đức Hoa nói tiếp : « Hồi đó khi cha tôi, Hồ Diệu Bang, nói rằng
ông hy vọng biến Trung Quốc thành một đất nước bình thường, tôi không hiểu ông
muốn nói gì. Ngày nay tôi cho rằng điều đó có nghĩa là cần phải chọn lựa giữa
sự thống trị của đảng và sự ngự trị của luật pháp ».
Đối với nhà văn Mộ Dung Tuyết Thôn,
đây là một cách nói lịch sự thay cho câu «
cần phải nhốt con quái vật vào chuồng ». Nhà văn cho rằng : « Bộ máy Nhà nước, đó là một con quái vật
hợp thành bởi 80 triệu đảng viên ». Thời gian gần đây con quái vật đó làm
gì ? Ông trả lời : « Nó quanh đi quẩn lại
quanh chuồng mà không chịu vào».
No comments:
Post a Comment