LÃO MÓC
Posted
on Tháng Tư 30, 2012 by BÁO TỔ QUỐC | 11
phản hồi
“Đây chén rượu nồng xin rưới xuống
Giải oan cho cuộc bể dây này!”
(thơ Tô Thùy Yên)
Giải oan cho cuộc bể dây này!”
(thơ Tô Thùy Yên)
Còn đúng một ngày nữa
là đến lần thứ 37 ngày Quốc
Hận 30 tháng 4.
Năm ngoái, cũng vào đúng ngày này, những người Việt tỵ nan cộng
sản tại hải ngoại lại phải “xúc động khi nghe tin tìm ra 22 hài cốt tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa, bên cạnh 7 thẻ bài ở Sàigòn”.
Nguyên văn bản tin như sau:
“Sàigòn – Hàng chục thi hài chiến binh VNCH vừa được
thấy tại ngoại ô Sàigòn, trong đó có những hố chôn chung 3 hay 4 hài cốt. Bản tin từ thông tấn quốc nội VNmedia đăng tải tin này trong đó có ghi rõ nhiều
số quân và đăng hình 2
thẻ bài. Bản
tin nói rằng
công nhân xây cất ở phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, Sàigòn đang tìm kiếm thêm, nên chưa rõ sẽ có thêm hài cốt
nào nữa
hay không. Địa danh vừa nêu trên có lẽ là vùng gần Trung tâm Huấn
luyện Quang Trung cũ. Bản
tin cho biết trong lúc thi
công xây cất nền móng của
trường Đại học
Giao thông Vận
tải Sàigòn ở cơ sở 3 thuộc Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, các công nhân đã phát hiện
nhiều bộ hài cốt.
Một công nhân đang tìm
những bộ hài cốt
còn lại
cho biết khoảng một tuần trước, trong lúc đào các hố móng sâu gần 1 thước thì họ phát hiện nhiều bộ hài cốt nằm rải rác trong khu vực đang xây dựng. Trong đó nhiều hố chôn chung từ 3 đến 4 bộ hài cốt. Đến nay tìm được 22 bộ, một số hài cốt
có kèm theo thẻ làm bằng kim loại ghi rõ tên họ, số quân,
nhóm máu, quê quán.
Hiện các bộ hài cốt được các công nhân rửa
sạch, sắp xếp vào hộp
giấy, rồi lập bàn thờ
ngay tại công
trường để thắp
hương cho họ.
Cho đến thời điểm này, các công nhân tìm được 7
thẻ bài ghi
rõ họ tên, quê quán, số quân, nhóm máu. Công An
đã đến hiện trường lập biên bản
và ghi
nhận sự việc trên
nhưng chưa cho biết sẽ làm gì với những bộ hài cốt này.
Hiện các công nhân đang tiếp tục tìm kiếm
nên cũng chưa biết là còn hài cốt
hay đã hết.
Những người dân sinh
sống lâu năm gần khu vực này cho biết nơi phát hiện ra các bộ hài cốt là khu vực quân sự dưới thời VNCH. Hiện cũng nên nói rõ là các
chương trình tìm kiếm hài cốt giữa Hoa Kỳ và VN chỉ chú trọng
hài cốt
lính Mỹ
và bộ đội CS, còn những người lính VNCH thì hoàn toàn bị
bỏ rơi không một
ai tìm kiếm hoặc tổ chức mai táng cho
họ” (VNOnline 4-29-2011).
*
Thực ra không phải tới bây giờ người ta mới nói đến chuyện tìm cách xóa bỏ hận thù, hoà giải hòa hợp để xây đắp lại quê hương đổ nát, mà ngay từ năm 1991, ngay trong bản “Tự Bạch” dày 16 trang viết tay được
ghi là viết trong tù, nhà văn Dương Thu Hương cho rằng người ta không chịu bước tới gặp nhau chỉ vì họ “đều là những
người khăng khăng ôm chặt lấy định
kiến và mặc
cảm cũ, không mảy may khoan dung, không mảy may đoái thương tới đồng bào, đồng loại. Tất cả đều không muốn đi đến cội nguồn của Sự Thật. Tất cả đều không muốn nói đến hai chữ THA THỨ”.
Và nhà văn Dương Thu Hương đã bày tỏ quan điểm của bà như sau:
“… Tại sao các ông lại không thể hình dung rằng: vào cùng một thời khác, có
hai đứa bé chào đời. Một đứa ở Hà Nội, đứa kia ở Sàigòn. Mười tám năm sau, đứa bé miền Bắc đi theo
lời kêu gọi “chống
Mỹ cứu nước”, “vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa”;
đứa bé ở
miền Nam bị lôi cuốn
bởi “lý tưởng quốc gia”, bởi “chiến dịch chận đứng làn sóng đỏ”, bởi những câu thơ “thành ngăn sóng đỏ mây sừng sửng…” và hai đứa bé hăm hở ra đi, rắp ranh
lập công với
quốc gia Cộng Hòa hay
tổ quốc Xã Hội
Chủ Nghĩa. Rồi
chúng bắn
giết. Rồi chúng trúng thương, cùng tàn phế, cùng
chết chui chết lủi trong rừng, cùng rữa
nát giữa
bùn
chiến địa (…) Hai đứa bé ấy liệu có tội gì trong trò chơi oan nghiệt của số phận? (…) Với tôi, hai chàng thiếu niên ấy đều là con tôi cả.
Máu chúng chảy ra là máu của tôi. Và
trong bàn thờ tâm linh
mình, tôi thắp hai nén hương như nhau mà vọng tưởng!”
Rằng hay thì thật
là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!
Thực ra thì “chuyện vậy mà không phải vậy”:
“… Trước mặt tôi đang có quyển “Việt Nam sau 10
năm” của ký giả Tim Page thực hiện khi được nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa mời các phóng viên ngoại quốc đến dự mừng chiến thắng (30-4-1985) lần thứ 10.
Nơi chương 6 với chủ đề “Giải Phóng”, tác giả ghi mấy câu hát của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vào năm 1966, tạm dịch: “Hỡi thằng giặc Mỹ – Tao thề với mầy bằng lời bén như dao – Rằng đây là Việt Nam – Vậy hễ tao đến đây rồi – Thì mầy phải ra đi”.
Phía dưới tóm lược những thay đổi của thành phố Sàigòn sau ngày 30-4-1975 khi chiếc xe tăng
T.54 số 844 của Nga từ Hà Nội tràn vào ủi sập cổng Dinh Độc Lập Sàigòn… Tim Page là ký giả thiên Cộng, tại Nữu Ước từ năm
1967, ông đã tham gia nhiều cuộc biểu tình
phản chiến, cho nên được nhà nước XHCN tin cậy, cho
phép tự do để làm phóng sự. Nhờ vậy ông thu
được vào ống kính những cảnh nầy:
Sau trang 100 là hình mộ bia của chiến sĩ nằm ở Nghĩa Trang Quân Đội Thủ Đức bị đâm thủng cả hai con mắt
với lời chú thích: “Mộ chí của
quân nhân Việt Nam Cộng Hoà tại nghĩa trang quân đội bị lăng mạ”.
Kế tiếp là bức ảnh to của một
người mù cả hai mắt đang ngửa tay xin tền với lời chú giải: “Người lính của
chế độ cũ mù lòa, không được cấp dưỡng, đang ăn xin bên ngoài nhà thờ Ban Mê Thuột sau buổi lễ Chúa Nhật”.
Nơi trang 113 là ảnh
một người đàn ông lưng trần mặcquần đùi đen rách đít, lòi mông, chân bị băng bó, đang nằm ngủ trước bậc thềm gạch của một căn phố không mền chiếu, với lời
chú thích: “Vừa được
thả ra từ trại cải tạo, vô gia cư trên đường Đồng Khởi (trước là đường Tự Do) tại thành phố
Hồ Chí Minh” (recently released from re-education
camp, homeless of Đồng
Khởi (Revolution –
formely Tự Do).
Như vậy, giả thử có viện
trợ mắt giả hoặc nhà cửa, tiền bạc từ bên ngoài vào cho Việt Nam, liệu những người lính VNCH tượng trưng bằng hình ảnh
trên đây có được chia đồng đều như “lính cụ Hồ” không? Chắc chắn là không rồi. Người chết xuống mồ còn muốn
lôi sống dậy giết thêm lần nữa để thỏa hận lòng “chưa phỉ”, thì còn nói chi đến việc nhường cơm, xẻ áo cho
kẻ thù còn sống sót. (1).
*
Trong 37 năm cai trị đất
nước:
-CSVN đã triệt hạ khoảng 50 nghĩa trang QĐVNCH trong toàn miền Nam bằng cách đào các mộ phần, lấy hài cốt mang đi thủ tiêu và san thành bình địa; trong khi đó CSVN
cho xây cất rất “hoành tráng” một số tương đương các nghĩa trang liệt sĩ của QĐND khắp các tỉnh thành miền Nam. Đây là việc làm có chủ tâm gây chia rẽ không thể
hòa giải giữa hàng triệu thân nhân 2 phe ngườiViệt.
-CSVN đã cố tình
triệt hạ Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà , nơi an nghỉ của 16.000 anh hùng tử sĩ của QLVNCH bằng cách giật sập và mang đi thủ tiêu bức tượng Thương
Tiếc. CSVN đã đập phá các mộ bia, san bằng các ngôi mộ, không cho thân nhân sửa sang, tảo mộ.
CSVN chủ tâm để cho thời gian tàn phá di sản lịch sử Quốc Gia này. (Như
Tim Page đã dẫn
chứng trong “Việt
Nam sau 10 năm”). Trong khi đó, cách đấy không xa, CSVN đã xây cất một Nghĩa
trang Liệt sĩ rất quy mô, “hoành tráng”, được canh gác, tu bổ, sơn phết hàng ngày, có cửa hàng bán quà lưu niệm. (2).
*
Trong 37 năm qua, đã có rất nhiều người lên tiếng kêu gọi hòa giải, hoà hợp. Có người đưa ra chuyện Hoa Kỳ đã di dời tất cả các mộ của các chiến sĩ Nam, Bắc trong cuộc nội chiến về chôn chung trong nghĩa
trang Arlington với lời thơ:
“Dưới nấm mồ này là hồn Nam, dưới nấm mồ kia là hồn Bắc.
Tất cả được chôn chung bằng thân thể nhuộm đầy máu đỏ”.
Tất cả được chôn chung bằng thân thể nhuộm đầy máu đỏ”.
Đề nghị này cũng hòa giải, hòa hợp xóa bỏ hận thù, tha thứ cho nhau – giống
như nhà văn miền Bắc Dương Thu Hương “thắp ném hương vong linh như nhau” mà
vọng tưởng hai đứa bé miền Bắc “chống Mỹ cứu nước” và đứa bé miền Nam hy sinh vì “lý tưởng Quốc Gia”.
Cũng giống như hai câu thơ
cũng vô cùng hòa giải, hòa hợp của nhà thơ miền Nam đã từng
nhiều năm là tù binh chiến tranh Tô
Thùy Yên:
“Quen, lạ, bạn, thù chung
giấc ngủ
Chung lời thương tiếc khắc trên bia”.
Chung lời thương tiếc khắc trên bia”.
Nhưng,
với những việc làm của Đảng và Nhà Nước
vô cùng phân biệt đối xử
đối với những mộ phần của những người lính trong QLVNCH và những
người lính của
Quân Đội Nhân Dân như đã trình bày ở
phần trên thì không biết bao giờ mơ ước:
“Đây chén rượu nồng xin rưới xuống
GIẢI OAN CHO CUỘC BỂ DÂU NÀY”
GIẢI OAN CHO CUỘC BỂ DÂU NÀY”
(thơ Tô Thùy Yên)
sẽ trở
thành
hiện thực?!
(1) Dương Thu Hương và Con Hùm Ngủ – tiểu luận của Nguyễn
Việt Nữ.
(2) Con đường hòa giải hòa hợp – Đỗ Ngọc Uyển.
(2) Con đường hòa giải hòa hợp – Đỗ Ngọc Uyển.
.
.
.
No comments:
Post a Comment