Quốc Việt, thông tín viên RFA
2012-05-11
Báo
cáo viên đặc biệt về nhần quyền của LHQ bày tỏ sự lo ngại về tình trạng thiếu
tiến bộ trong quyền sở hữu đất đai và tự do phát biểu ý kiến.
Báo cáo viên LHQ
Surya Subedi . Ảnh RFA
Ông
Surya Subedi phát biểu điều này trong buổi họp báo ở Phnom Penh, sau một tuần
làm việc với người dân ở một số tỉnh thuộc vùng sâu vùng xa và cộng đồng người
dân sống ở thủ đô Phnom Penh đang chịu ảnh hưởng bởi việc cấp đất tô nhượng của
chính phủ, bị chính quyền dùng bạo lực cưỡng chế.
Ông
nói rằng mục đích chính của chuyến thăm này là để giám sát và giải quyết các
vấn đề vi phạm nhân quyền tại xứ chùa Tháp, như quyền tự do phát biểu, tự do
hội họp, các hoạt động bảo vệ nhân quyền, đồng thời đánh giá việc chuẩn bị cho
cuộc bầu cử phường– xã sắp tới. Báo cáo này sẽ được ông gửi lên Hội đồng Nhân
quyền của LHQ để xem xét, tại cuộc họp diễn ra trong tháng 9 năm 2012.
Ông
nhấn mạnh trong buổi họp báo việc cấp đất và quản lý đất vẫn là vấn đề phức tạp
khiến người dân phẫn nộ. Chính phủ và công ty tư nhân phải tôn trọng nhân quyền
và chịu trách nhiệm về sự thiệt thòi do kế hoạch phát triển. Tuy nhiên, trong
thời gian gần đây chính quyền đã khắt khe, đe dọa, thậm chí còn dùng bạo lực
cưỡng chế đất dân.
Ông Surya Subedi
phát biểu:
“Về
nguyên tắc, sang nhượng đất đai không nên ảnh hưởng tới đất cá nhân, đất cộng
đồng hoặc tài sản của cộng đồng. Chính phủ cho biết chính phủ được áp dụng một
chính sách da beo (leopard skin) nhằm mục đích để cho phép các cộng đồng sống
phụ bên cạnh các ưu đãi, nhưng cộng đồng thông báo cho tôi rằng chính sách này
không hiệu quả, hoặc không áp dụng trong một số trường hợp. Tôi kêu gọi các cơ
quan có thẩm quyền để đảm bảo một giải pháp khả thi, minh bạch và cùng tồn tại.
Nếu người hưởng được đất tìm kiếm để có đất và tài sản cá nhân, chính phủ phải
khắc phục và bồi thường thích hợp cho cộng đồng.”
Ông Subedi còn cho biết ông đã gặp các nhà hoạt động nhân quyền làm việc liên quan vấn đề cấp đất cho tư nhân. Phần lớn họ cho biết gặp nhiều rắc rối trong quá trình làm việc của mình. Cái chết của nhà hoạt động bảo vệ môi trường Chut Wuthy và người lính In Ratana là một điển hình.
Ông Subedi còn cho biết ông đã gặp các nhà hoạt động nhân quyền làm việc liên quan vấn đề cấp đất cho tư nhân. Phần lớn họ cho biết gặp nhiều rắc rối trong quá trình làm việc của mình. Cái chết của nhà hoạt động bảo vệ môi trường Chut Wuthy và người lính In Ratana là một điển hình.
Ông
kêu gọi chính phủ cùng Ủy ban chuẩn bị bầu cử và các bên liên quan tôn trọng
nhân quyền, cam kết tổ chức bầu cử dân chủ và tự do vào ngày 3/6 tới.
Trong thời gian ở Campuchia, ông Surya Subedi đã gặp các giới chức cấp cao trong chính phủ, gồm chính quyền tỉnh đang có vấn đề đất đai, tổ chức ngoài chính phủ, bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiều đại sứ và các nhà tài trợ…v.v. nhưng ông ngỏ ý tiếc không được gặp Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản vì đây là cơ quan chính phủ có trách nhiệm cao nhất liên quan vấn đề cấp đất tô nhượng.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
--------------------------
VOA
Thứ Sáu, 11 tháng 5 2012
Liên hiệp quốc
vừa ấn hành các văn kiện hướng dẫn về vấn đề các nước giàu mua đất nông nghiệp
với qui mô lớn ở các nước đang phát triển, thường được gọi là vấn đề “chiếm
đất”.
Các nước hội viên của Ủy ban Liên hiệp quốc về An ninh Lương thực Thế giới hôm nay đã chấp nhận những điều lệ hướng dẫn này tại cuộc họp ở Roma.
Văn kiện hướng dẫn, không có tính chất cưỡng hành pháp lý, kêu gọi các chính phủ bảo vệ quyền sử dụng đất của dân chúng địa phương, và đề ra những cách thức để giải quyết tranh chấp đất đai.
Họ cũng hối thúc các chính phủ bài trừ nạn tham nhũng và thiếu minh bạch trong những vụ mua bán đất đai, và ra sức để bảo đảm là đất đai được sử dụng một cách có trách nhiệm.
Các tổ chức nhân quyền nói rằng những vụ mua đất qui mô lớn ở Á châu và Phi châu vi phạm quyền của dân chúng địa phương và đe dọa tới an ninh lương thực của họ.
Tuần này, Uganda đe dọa trục xuất tổ chức từ thiện Oxfam của Anh sau khi tổ chức này tố cáo chính phủ đuổi 20.000 người ra khỏi đất đai của họ để giành chỗ cho một công ty lâm nghiệp của Anh.
Các nước hội viên của Ủy ban Liên hiệp quốc về An ninh Lương thực Thế giới hôm nay đã chấp nhận những điều lệ hướng dẫn này tại cuộc họp ở Roma.
Văn kiện hướng dẫn, không có tính chất cưỡng hành pháp lý, kêu gọi các chính phủ bảo vệ quyền sử dụng đất của dân chúng địa phương, và đề ra những cách thức để giải quyết tranh chấp đất đai.
Họ cũng hối thúc các chính phủ bài trừ nạn tham nhũng và thiếu minh bạch trong những vụ mua bán đất đai, và ra sức để bảo đảm là đất đai được sử dụng một cách có trách nhiệm.
Các tổ chức nhân quyền nói rằng những vụ mua đất qui mô lớn ở Á châu và Phi châu vi phạm quyền của dân chúng địa phương và đe dọa tới an ninh lương thực của họ.
Tuần này, Uganda đe dọa trục xuất tổ chức từ thiện Oxfam của Anh sau khi tổ chức này tố cáo chính phủ đuổi 20.000 người ra khỏi đất đai của họ để giành chỗ cho một công ty lâm nghiệp của Anh.
No comments:
Post a Comment