BS Hồ Hải
Chủ
nhật, ngày 06 tháng năm năm 2012
Cả tháng nay theo dõi cuộc bầu cử
tổng thống nước Pháp - một thành viên thường trực trong hội đồng bảo an Liên
Hiệp Quốc - một quốc gia có tiếng nói quyết định đến sinh mạng toàn cầu và nền
kinh tế châu Âu đang chao đảo. Tôi mới chợt nhận ra rằng, thực chất 99% dân chúng
mọi quốc gia dù tiên tiến hay chậm phát triển chỉ là những đám đông vô thức, dù
họ là nông dân ít học hay trí thức đầy bằng cấp hàn lâm.
Chỉ với khẩu hiệu cũ của Obama khi
tranh cử ở Mỹ vào năm 2008 - Thay đổi, thời điểm đã đến - ứng viên Francois
Hollande cánh tả đảng Xã Hội, một đảng là cha đẻ của mọi đảng cộng sản trên
toàn cầu, có thể để đánh bại ứng viên đương kiêm tổng thống Nicolas Sarkozy
thuộc trung hữu. Kết quả bầu cử này sẽ có vào ngày mai, nhưng những thăm dò cho
thấy, đám đông vô thức đang bị các thành phần tinh hoa lôi vào một định hướng
là rất rõ.
Điều ấy cho ta thấy thêm một hậu quả
của nó là, ở các nước phát triển và chậm tiến khác nhau không phải bỡi vì dân
trí ở các nước này khác nhau, mà vì đạo đức và nhân cách của các chính khách đối
với quốc gia dân tộc và với riêng tư của chính họ.
Ở đâu có các chính
khách đặt quyền lợi quốc gia dân tộc lên trên quyền lợi riêng tư của mình, thì
ở đó đất nước sẽ phát triển nhờ vào một chế độ biết dựa vào sức mạnh của toàn
dân, tự lực tự cường. Ngược lại,
một chế độ xem dân là kẻ thù, mọi quyền lợi của quốc gia dân tộc đặt dưới quyền
lợi cá nhân được che đậy bằng đảng phái chính trị, ắt quốc gia dân tộc ấy mãi
nhược tiểu và làm chư hầu cho ngoại bang.
Những quốc phụ của nước Mỹ đã phải nợ
nần sau khi làm tổng thống như Ngài Thomas Jefferson, tất cả vì đất nước Hoa Kỳ
với những lợi thế về thiên thời, địa lợi và biết làm cho nhân hoà sau cuộc nội
chiến nước Mỹ đã là một minh chứng hùng hồn.
Một Minh Trị Thiên Hoàng đã làm nên nước Nhật hôm nay cũng thế, nếu ông không có một nhân cách và đạo đức lớn hơn thiên hạ, để đưa một vùng đất lắm hiểm hoạ và thiên tai sống cạnh một Trung Hoa và Bắc Hàn.
Nhưng Park Chung Hee, người mà thế giới cho rằng độc tài lúc cầm quyền. Ông đã làm nên cái văn hóa những tập đoàn lớn của Hàn Quốc và cuối đời chết trong đói nghèo. Ông cũng chỉ vì một Hàn Quốc hùng cường hôm nay, dù đang bị kẹp giữa Trung Hoa và Bắc Hàn đầy hiểm độc, càng chứng minh hùng hồn hơn nữa cho tầng lớp tinh hoa 1% có nhân cách và đạo đức quyết định sự hùng cường của đất nước biết bao nhiêu?
Một Nelson Mandela đã rất bao dung, độ lượng và đầy nhân cách của một con người vĩ đại đã đưa đất nước Nam Phi thoát ra chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid, sánh vai với những cường quốc mới nổi trong khối BRICS - Brasil, Russia, India, China và South Africa - trong khi đó phần còn lại của lục địa đen vẫn đang ngụp lặn trong đói nghèo và bất ổn.
Ta có thể thấy rất nhiều minh chứng hùng hồn 1% tinh hoa quyết định tầm vóc một dân tộc và đất nước hùng cường. Nhưng ta cũng không thiếu những minh chứng 1% tinh hoa ấy đã làm hủy hoại những dân tộc và đất nước trên khắp địa cầu do nhân cách và đạo đức tồi của họ, kể cả đẩy dân tộc vào những cuộc nồi da nấu thịt để chỉ vinh danh và sự giàu sang cho chỉ con số 1% này. Trong đó, không thiếu những thành viên Asean, Bắc Phi Trung Đông đang ngụp lặn với những tham nhũng, suy thoái kinh tế và chiến tranh, không đủ sức tự lực, tự cường, mà phải cầu cạnh ngoại bang.
Điều kiện cần để tầm vóc một dân tộc to lớn hay nhược tiểu là sức mạnh của toàn dân. Nhưng để điều kiện cần đó có được thì không phải toàn dân đó quyết định được, mà yếu tố tiên quyết vẫn là tầng lớp tinh hoa có hay không có nhân cách và đạo đức để dẫn dắt 99% vô thức còn lại kia phát huy hết nội lực của họ. Đó là điều kiện đủ. Nên tầm vóc của một đất nước, dân tộc quyết định vẫn là nhân cách và đạo đức của 1% tinh hoa và chính khách. Chỉ cần nhìn vào 1% này đủ để biết tầm vóc của đất nước và dân tộc ấy đang ở đâu, nhược tiểu hay to lớn vậy.
Nhân dân dù ở đâu, dù chất phát như nông dân, cục cằn như công nhân hay duy lý và hàn lâm như những nhà khoa học, tất cả họ đều ngây thơ và chịu dưới sự dẫn dắt của những tinh hoa hữu thức có nhân cách và đạo đức hay không để tạo ra một tầm vóc cho dân tộc vậy.
Một Minh Trị Thiên Hoàng đã làm nên nước Nhật hôm nay cũng thế, nếu ông không có một nhân cách và đạo đức lớn hơn thiên hạ, để đưa một vùng đất lắm hiểm hoạ và thiên tai sống cạnh một Trung Hoa và Bắc Hàn.
Nhưng Park Chung Hee, người mà thế giới cho rằng độc tài lúc cầm quyền. Ông đã làm nên cái văn hóa những tập đoàn lớn của Hàn Quốc và cuối đời chết trong đói nghèo. Ông cũng chỉ vì một Hàn Quốc hùng cường hôm nay, dù đang bị kẹp giữa Trung Hoa và Bắc Hàn đầy hiểm độc, càng chứng minh hùng hồn hơn nữa cho tầng lớp tinh hoa 1% có nhân cách và đạo đức quyết định sự hùng cường của đất nước biết bao nhiêu?
Một Nelson Mandela đã rất bao dung, độ lượng và đầy nhân cách của một con người vĩ đại đã đưa đất nước Nam Phi thoát ra chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid, sánh vai với những cường quốc mới nổi trong khối BRICS - Brasil, Russia, India, China và South Africa - trong khi đó phần còn lại của lục địa đen vẫn đang ngụp lặn trong đói nghèo và bất ổn.
Ta có thể thấy rất nhiều minh chứng hùng hồn 1% tinh hoa quyết định tầm vóc một dân tộc và đất nước hùng cường. Nhưng ta cũng không thiếu những minh chứng 1% tinh hoa ấy đã làm hủy hoại những dân tộc và đất nước trên khắp địa cầu do nhân cách và đạo đức tồi của họ, kể cả đẩy dân tộc vào những cuộc nồi da nấu thịt để chỉ vinh danh và sự giàu sang cho chỉ con số 1% này. Trong đó, không thiếu những thành viên Asean, Bắc Phi Trung Đông đang ngụp lặn với những tham nhũng, suy thoái kinh tế và chiến tranh, không đủ sức tự lực, tự cường, mà phải cầu cạnh ngoại bang.
Điều kiện cần để tầm vóc một dân tộc to lớn hay nhược tiểu là sức mạnh của toàn dân. Nhưng để điều kiện cần đó có được thì không phải toàn dân đó quyết định được, mà yếu tố tiên quyết vẫn là tầng lớp tinh hoa có hay không có nhân cách và đạo đức để dẫn dắt 99% vô thức còn lại kia phát huy hết nội lực của họ. Đó là điều kiện đủ. Nên tầm vóc của một đất nước, dân tộc quyết định vẫn là nhân cách và đạo đức của 1% tinh hoa và chính khách. Chỉ cần nhìn vào 1% này đủ để biết tầm vóc của đất nước và dân tộc ấy đang ở đâu, nhược tiểu hay to lớn vậy.
Nhân dân dù ở đâu, dù chất phát như nông dân, cục cằn như công nhân hay duy lý và hàn lâm như những nhà khoa học, tất cả họ đều ngây thơ và chịu dưới sự dẫn dắt của những tinh hoa hữu thức có nhân cách và đạo đức hay không để tạo ra một tầm vóc cho dân tộc vậy.
Bài
viết liên quan:
.
.
.
No comments:
Post a Comment