Posted by chepsuviet on 14/02/2014
Nguồn tin từ báo giới cho hay, đã có một công văn dài 2
trang của Ban Tuyên giáo Trung ương, do chính Nguyễn Thế Kỷ ký, với nội dung
ngăn chặn báo chí đăng bài đề cập tới cuộc Chiến tranh Biên giới Việt-Trung
1979 nhân dịp kỷ niệm 35 năm.
Thế nhưng trả lời BBC hôm qua,
Nguyễn Thế Kỷ lại chối bay chối biến, song lời lẽ vẫn không che đậy được bởi
nội dung vòng vo con kiến, không trả lời thẳng được vào một số câu hỏi của BBC.
Lại nhớ cách đây 14 tháng,
Nguyễn Thế Kỷ đã thể hiện một vai trò hết sức mẫn cán trong nỗ lực răn đe báo
chí trước hành động xâm phạm chủ quyền VN của Trung Cộng qua hành động cắt cáp
tàu Bình Minh 02. Thế nhưng hành động tiếp tay cho kẻ xâm lược đã không thể che
đậy được, một bản ghi âm toàn bộ lời lẽ đe nẹt các báo của Nguyễn Thế Kỷ đã
được tung lên mạng, hứng chịu búa rìu dư luận dữ dội.
Có lẽ phần vì thế mà đã không
xảy ra những vụ kỷ luật như Nguyễn Thế Kỷ tuyên bố trước.
Nếu tất cả các báo đều đồng
lòng phản kháng, thì thử hỏi Ban Tuyên giáo và Nguyễn Thế Kỷ có thể kỷ luật
được hết không? Đã từng xảy ra hiện tượng tương tự, khi nhiều báo cùng đăng tin
TS Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng, bất chấp “lệnh” không được đăng, ngoài trang
web Chính phủ.
Hôm nay cũng đã có một số báo
bắt đầu đăng bài về chủ đề này, đặc biệt báo Người cao tuổi có 3 bài liền,
trong đó bài Xã luận rất
mạnh mẽ, cô đọng, có lý có tình.
-
Ban tuyên giáo ‘không tác động gỡ bài’
Cập nhật: 11:20 GMT –
thứ năm, 13 tháng 2, 2014
Một chùm phóng sự về cuộc Chiến
Biên giới Việt – Trung năm 1979 trên tờ Một Thế Giới hôm 12/2/2014 vừa bị gỡ
xuống làm dấy lên nghi vấn liệu truyền thông Việt Nam có chịu áp lực, hạn chế
hoặc kiểm soát gì trong dịp đánh dấu cuộc chiến 35 về trước giữa hai quốc gia
láng giềng cộng sản hay là không.
BBC đã có cuộc trao đổi với ông
Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và câu hỏi đầu tiên được
đặt ra với ông Kỷ là liệu tờ Một Thế giới gỡ bài phóng sự được chuẩn bị công
phu có phải do mắc sai phạm gì hay không.
Ông Nguyễn Thế Kỷ:Tôi nói rất thực là tôi không biết về việc này.
Việc họ đưa lên hay đưa xuống thì chắc chắn là việc của họ. Còn tôi không có
tác động bất cứ gì vào chuyện đấy.
BBC: Về cuộc chiến năm 79, nếu báo chí đưa thông tin đúng sự thật, có
kiểm chứng thì có được đưa tin thoải mái, hay có hạn chế gì không?
Tôi nghĩ cái này là suy nghĩ
của Tổng Biên tập các báo.
Tôi nghĩ là thế này, ví dụ như
chỉ vì một ai đó có thời kỳ có gì đó trong quan hệ trong quá khứ có điều gì đó
không ổn chẳng hạn, nhưng trong hiện tại khi hai bên đang cố gắng có thiện chí
để thiết lập quan hệ tốt hơn thì thường người ta cũng có cân nhắc xem ngồi với
nhau thì có nên kể lại những chuyện ngày xưa hay không.
Thì đó là cái ứng xử tôi nói là
của cá nhân với nhau để rồi mình nói rộng ra hơn là giữa các quốc gia với nhau.
‘Có chỉ đạo gì không?’
BBC:Từ phía nhà nước có chủ trương hay có chỉ thị gì về đưa tin bài về sự
kiện này không?
Việt Nam với Trung Quốc vẫn là
hai nước láng giềng với nhau.
Mà chúng tôi vẫn mong muốn hai
bên, đặc biệt là từ phía Việt Nam, có quan hệ tốt hơn theo tinh thần tôn trọng
nhau, láng giềng hữu nghị, hợp tác thân thiện, ổn định lâu dài hướng tới tương
lai.
Thì đây là mong muốn không phải
chỉ của nhà nước đâu, mà của cả người dân Việt Nam. Ai cũng muốn rằng những
nước láng giềng với nhau sống yên ổn, hòa bình.
Còn những chuyện quá khứ thì
không ai làm lại được lịch sử, nhưng nếu nghĩ lại thì có lẽ là người ta có
những bài học từ lịch sử để cuộc sống hôm nay được tốt hơn.
BBC: Gần đây có những tâm lý về tranh chấp biển đảo, tranh chấp lãnh hải, một
số người cho rằng TQ từ trước đến nay vẫn có ý bành trướng, xâm lược VN, vậy
đưa những thông tin lịch sử, những câu chuyện như vậy liệu có phải là điều có
lợi cho người dân?
Tôi nghĩ điều này thì cơ quan
truyền thông tự cân nhắc lấy, xem việc đó có lợi hay không, với sự bình tĩnh,
tỉnh táo, sáng suốt, với trách nhiệm với đất nước.
BBC: Như vậy có thể hiểu là các báo, Tổng biên tập hoàn toàn có tự quyền
tự quyết trong việc đưa tin?
Tôi xin nói là Việt Nam có luật
báo chí, thì các cơ quan báo chí, đặc biệt là các ông tổng biên tập hoạt động
theo luật báo chí. Và họ có quyền đăng cái gì, không đăng cái gì theo luật.
Ông Nguyễn Thế Kỷ từng đảm
nhiệm vị trí Vụ trưởng Vụ Báo chí xuất bản thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương,
nguyên Giám đốc Đài PTTH Nghệ An, Tổng biên tập báo Nghệ An, Phó ban Tuyên giáo
tỉnh Nghệ An, Bí thư huyện ủy Nam Đàn (Nghệ An).
——————————-
Ban Tuyên giáo TW và Bộ Thông tin &
Truyền thông họp Giao ban báo chí
(Sáng thứ Ba, 11-12-2012, trích
phần liên quan Biển Đông)
Nguyễn Thế Kỷ (Phó ban Tuyên giáo TƯ): Cái việc mà cái tàu Bình Minh 02 bị
đứt cáp ấy. Thì cái việc này là việc mà hai cái tàu giã cào của Trung
Quốc chạy phía sau gây đứt cáp, chứ không phải là cắt cáp. Cái chuyện này
chúng ta đã nói với nhau rồi. “Cắt” hay là “đứt” cáp thì hai cái chuyện này bản
chất nó khác nhau, bằng hai cái động tác nó khác nhau, và bản chất nó khác
nhau. Ở đây không phải là chúng ta sợ chúng ta nói chệch đi, mà thực sự
nó là như thế.
Và để các đ/c có đầy đủ thông
tin, một cách rất là chính xác, đầy đủ, toàn diện, thì chúng tôi đã mời đại
diện Bộ Ngoại giao để nói chuyện với các đ/c. Cùng với anh Lương Thanh Nghị,
thì còn có đại diện bên Bộ của bên Bộ Ngoại giao và đ/c Bộ trưởng nữa, đến và
nói chuyện …
Và chúng tôi thiết nghĩ là các
cơ quan chủ trì báo chí đã dày công như thế, đã mời như thế, đã đến báo cáo với
các đ/c, thì các đ/c phải tuân thủ. Đây là nguyên tắc.
Thưa các đ/c là chúng tôi xin
nhắc lại thế này này, cái Giao ban báo chí, là trước hết, là lãnh đạo Ban, Bộ,
Hội giao ban với lãnh đạo cơ quan báo chí, hoặc là đ/c đó được ủy quyền của
lãnh đạo, đó là một. Thứ hai, là giao ban với đảng viên, là lãnh đạo cơ quan
báo chí. Đây là nguyên tắc, không có gì thay đổi cả. Và do đó, khi đã có sự chỉ
đạo rồi, thì chúng ta phải chấp hành. Còn nếu các đ/c có ý kiến báo lưu thì các
đ/c có thể đề đạt tại giao ban hoặc bằng văn bản. Còn … khi đã … chấp hành,
không có chuyện gì khi chúng tôi hỏi, mà các đ/c đã đồng ý rồi, có nghĩa là các
đ/c phải thực hiện nghiêm túc. Đây là yêu cầu bắt buộc. Đây là yêu cầu bắt
buộc. Thế thì chúng tôi xin nói thể này:
Cái việc làm đứt cáp và cắt cáp
thì đã nói như thế rồi, thế mà trong tuần vẫn có những báo vẫn nói … Tôi xin
nói rằng là … trong cái giao ban vừa rồi ấy, thứ Ba vừa rồi ấy, tôi phê bình
cái chỗ cái báo PetroTimes của anh Nguyễn Như Phong. Nhưng mà ngoài ra còn có
một số cơ quan báo chí khác nữa … như là … khi nãy cái báo cáo có dẫn ra ấy.
Thì thưa các đ/c là … có một
cái điểm mà tại sao … ở thời điểm này chúng ta phải đưa hết sức chính
xác, kín kẽ là vì sao? Năm nay kỷ niệm tròn 5 năm, Quốc hội Trung Quốc có cái
chủ trương thành lập thành phố Tam Sa. Và một số lực lượng ấy, … đương
nhiên có cả những người họ rất là yêu nước, cũng có lòng tự hào dân tộc, nhưng
mà đương nhiên cái cách thể hiện của họ thì cũng có những cái bức xúc. Mà … mà
mà … bằng cái … cái cái … cái gọi là cái tình cảm cá nhân, thì họ tổ chức đi tụ
tập, … và đi biểu tình. Và thưa các đ/c là … cái việc mà đi … tụ tập biểu tình
này í, thì trên Facebook ấy, có cái trang Nhật ký yêu nước …
hô hào nhau để đi biểu tình. Dân làm báo, Dân luận,
blog Biệt kích xa xứ, thì tán phát lời kêu gọi biểu tình chống
Trung Quốc xâm lược vào ngày mùng 9 tháng 12. Như vậy là có điện thoại, nhắn
tin cho nhau, và trên Facebook, trên các trang mạng xã hội, trên blog các nhân
có lời nhắn như thế. Thế mà đã chỉ đạo như thế rồi, mà lại vẫn còn …
Tôi nói là như Lao động, … thế
thì nêu một cái tít là “Trung Quốc ngày càng hiếu chiến”. “Chiến”
ở đây là khác, phải không ạ, nó là khác.
Rồi thì là … cái Pháp luật
TPHCM thì là “Tàu cá Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02”. Là
“cắt cáp”.
Rồi thì VNExpress đưa tin là “Tàu
Bình Minh 02 bị cắt cáp địa chấn” và đưa cả clip “Tàu Trung Quốc
ngang ngược vi phạm lãnh hải”, gọi là “Cắt cáp địa chấn của Việt
Nam”, năm 2011.
Rồi “Vụ tàu Bình Minh 02
bị cắt cáp, Trung Quốc vu cáo Việt Nam”, Việt Nam pờ-lớt (Vietnam +).
Rồi là báo điện tử Kiến thức Net đưa lại. Cái báo điện tử Kienthucnet.vn này là
của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thật VN, hôm nay không biết là có đ/c Phan
Trung Mậu, đại diện cho Liên hiệp có đi dự đây không ạ, cơ quan chủ quản? Cái
tờ báo này mới được lập năm 20 … 12 này, nhưng mà vừa rồi có một số cái sai
phạm, nên việc này mà … sai phạm mấy lần.
Rồi là là … là “Tập đoàn
Dầu khí quốc gia VN phản đối tàu Trung Quốc cắt cáp Mình Minh 02”, lại
vẫn Việt Nam pờ-lớt.
Rồi là “Vụ cắt cáp Bình
Minh 02: ăn cướp la làng”, TTXVN nêu và báo Đất Việt đưa lại. Và ở đây
hôm nay có chị Trang đây chúng tôi xin nói thế này: chị Trang về báo cáo với
anh Lợi, chúng tôi sẽ có công văn gởi cho tổng giám đốc TTXVN. Thế thì cái Việt
Nam pờ-lớt có phải là đơn vị báo chí của TTXVN hay không, mà lại đưa không theo
sự chỉ đạo? Thứ hai là lại ngay TTXVN thì vẫn có một bài viết nói rằng là “Vụ
cắt cáp tàu Bình Minh 2, vừa … à ăn cướp la làng”. Mà cái bài này TTXVN đưa,
Đất Việt đưa lại.
Rồi thì “Trung Quốc cắt
cáp Bình Minh 02 có ý đồ gì?” Kiến thức Nét lấy lại của Đất Việt. “Sau
vụ cắt cáp Bình Minh 02, Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ đối tác”,
Năng Lượng VN, chuyên san của anh Nguyễn Như Phong. (Có tiếng phụ nữ
nói xen vào: Không phải đâu ạ, tờ Năng lượng VN khác tờ Năng lượng Mới). À
vâng, vâng xin lỗi. Và cái mục Báo chí Toàn cảnh của
Đài Truyền hình VN sáng Chủ nhật ngày mùng 9 tháng 12 thì xin thưa các đ/c là …
trong cái Chủ nhật trước, thứ Bảy, Chủ nhật trước và cái thứ Bảy, Chủ nhật tuần
vừa rồi ấy, thì thưa các đ/c là các lực lượng chức năng, đặc biệt là
công an,(bất ngờ hạ giọng thì thào) và kể cả quân đội,
thì các đ/c biết là căng lực lượng ra, để mà ngăn chặn, ngăn cản tụ tập
đông người. Tất nhiên chúng ta cũng thông cảm với bà con bức xúc, nhưng nếu
mà số người mà tụ tập quá đông ấy, thì sẽ bất lợi, thậm chí là có thể đảo
chiều, cho an ninh chính trị và trật tự xã hội của mình. Cho nên các đ/c đã
căng lực lượng ra, thì cái Báo chí Toàn cảnh của Truyền hình VN đưa …đưa … đưa
… điểm báo. Anh lại không phải là “điểm”, anh lại nhấn lại, đưa lại các cái báo
khác, và cộng dồn lại thì cái thời lượng của nó là mấy phút. Thì thưa các đ/c
phải nói là nó cũng làm cho cái … cái người nghe, người xem người ta cảm thấy
tự nhiên là bức xúc, mà đúng vào cái buổi sáng mà lực lượng của ta đang còn
căng ra ở TPHCM, Hà Nội … và một số đơn vị khác. Thì đây là một cái việc mà
chúng tôi thấy là …
Hôm qua thì thưa các đ/c là
không biết bên Bộ, bên Hội thế nào, còn bên Ban ấy, thì đ/c Trưởng ban phê bình
cái vụ Báo chí Xuất bản và Xuất bản (? … không nghe rõ), là:
Tại sao lại là … lại là
đã chỉ đạo như thế rồi, mà để các báo lại lọt lưới lần này nhiều như thế. Tôi
tuần vừa rồi thì tôi có đi công tác ở các địa phương, lịch làm việc rất là
căng, cho nên tôi không thể theo dõi hàng ngày được, hàng giờ được, nhưng mà
trường hợp của “Báo chí Xuất bản” vừa rồi mà hôm qua tôi đã phê bình thì không
thể trách được nhá.
Mặt khác đấy, là khi đã có sự
chỉ đạo như thế, thì các cơ quan báo chí đã không chấp hành, thì … theo
chỉ đạo của đ/c Trưởng ban đấy, thì sau (nghe không rõ) …
này, Cục Báo chí và Xuất bản sẽ có một cái công văn gửi cho từng cơ quan báo
chí đó và cơ quan chủ quản, đề nghị kiểm điểm là tại sao đã cung cấp thông tin,
đã có sự chỉ đạo định hướng mà vẫn như thế. Thì thưa các đ/c là thế này
này, chúng ta không phải là cái chuyện là không cho biểu tình là chúng
ta sợ Trung Quốc … không phải! Nếu suy nghĩ như thế thì thấy hết sức
đơn giản, và thậm chí có thể nói là … ngây thơ. Không ai sợ ai
cả! Nhưng mà cái sự việc không cần thiết, chưa đến mức phải … phải tụ
tập đến mức như thế. Thưa với các đ/c là cái cách của Trung Quốc như thế mà …
thì sẽ vẫn còn rất nhiều, đại loại như thế sẽ còn rất nhiều, sẽ còn tiếp tục
diễn ra. Tất nhiên là đấu tranh thì bằng ngoại giao vẫn là chủ yếu, chứ còn khi
mà dùng các giải pháp khác là bất đắc dĩ. Và thưa với các đ/c là ngay
cả đấu tranh về mặt pháp lý thì chúng ta cũng còn phải tích lũy các cái hồ sơ,
các cái dữ liệu, các cái cơ sở pháp lý để … thật chắc, chứ không phải bỗng chốc
một cái là có thể đưa ra tòa án quốc tế, hay là trọng tài quốc tế, kinh tế quốc
tế … Không phải!
Rồi thì … cái giải pháp mà nói
là, là gọi là … cuối cùng ấy, gọi là dàn quân ra để mà đánh nhau, thì đấy là
cái giải pháp mà thưa các đ/c chí là giải pháp gọi là … gọi là đến mức là không
thể có một cái cách nào khác nữa. Không thể có một cái cách nào để cứu vãn. Chứ
còn hay ho gì cái chuyện là đánh nhau, để rồi rồi con em hai bên đều đổ máu,
rồi thì tiêu … tiêu … tốn sức người sức của, máu xương. Cái điều đó là cái điều
… cái giải pháp đó gọi là cái giải pháp gọi là bất đắc dĩ, cuối cùng, chứ không
phải là sợ. Sợ thì không sợ! Ông cha ta đã không sợ thì chúng ta cũng
không sợ gì cả! Nhưng có điều là chúng ta tìm mọi cách để chúng ta xử
lý vấn đề cho nó … nó giảm đi, để mà giảm bức xúc, giảm … đi, giảm đối đầu,
giảm căng thẳng. Đó là chiến lược!
Thế thì báo chí chúng ta ấy,
trong cái thời điểm mà nước sôi lửa bỏng như thế thì chúng ta phải biết cách …
nước sôi thì bớt lửa đi. Thì chúng ta lại cứ … đút củi vào, đun cho lửa bốc
lên, thì như vậy là không nên. Thì chúng tôi cho rằng là đây có sự chỉ đạo rồi.
Có định hướng rồi, có chỉ đạo rồi, cung cấp thông tin rồi, mà anh không chấp
hành thì dứt khoát là xử lý. Thì chúng tôi đề nghị là lần này là xử lý cả về
mặt đảng, cả về mặt bên nhà nước. Bên nhà nước thì chúng tôi đề nghị anh Lai,
cùng các anh lãnh đạo Bộ, các vụ cục chức năng củng cố hồ sơ, để rồi có
thể xử phạt hành chính.
Nhưng mà cái chuyện … dăm ba
triệu đồng đó không quan trọng lắm, nên tôi đề nghị xử lý cả về mặt là
tư cách đảng viên, của anh, anh không chấp hành, chúng tôi sẽ xử lý. Về
phía đảng, chúng tôi sẽ làm như thế. Và chúng tôi sẽ báo cáo với tổ chức đảng,
và cái cơ quan chủ quản ở đó biết cái chuyện này.
Thì thưa các đ/c là chúng ta
không thể để cái chuyện là đã như thế, cung cấp thông tin (?) như thế rồi. thế
mà vẫn không chịu là … chấp hành. Trong giao ban á, thì anh hỏi đủ thứ, chúng
tôi mời anh. Nhưng mà đến khi đã kết luận rồi thì phải chấp hành, đây là nguyên
tắc. Thì đây là cái việc mà chúng tôi muốn … thực ra thì không muốn là … thực
ra căng thẳng với nhau. Nhưng mà đến lúc đã nói với nhau là thống nhất với nhau
rồi thì phải thực hiện. Chứ không thể có cái chuyện là ông chẳng bà chuộc, mỗi
anh nói một phách. Và một số cơ quan báo chí mà chúng tôi nêu mà có tần suất vi
phạm nhiều lần ấy, thì đề nghị lại phải xử lý nghiêm túc và phải có hình thức
xử lý kỷ luật …
—
* Ghi chú: 2 đoạn âm thanh ở trên là trích một phần trong cuộc giao ban.
------------------------------
No comments:
Post a Comment