Wednesday 26 February 2014

MỘT XÃ HỘI BẦY NHẦY, VÌ ĐÂU NÊN NỖI ? (Nguyễn Văn Thạnh)




Thứ Tư, ngày 26 tháng 2 năm 2014

Luật pháp là nền tảng quản lý xã hội. Luật pháp như một sợi dây kỳ diệu, giữ mọi thứ trong trật tự, phát triển.

Nói thế để thấy một nền tảng luật pháp đúng đắn rất quan trọng. Tuy nhiên người thực thi luật pháp còn quan trọng hơn.

Ở ta, hình ảnh người thực thi luật pháp chính là công an, gần như việc gì CA cũng nhúng tay vào.

Chúng ta thấy lực lượng này lạm quyền ghê gớm, thậm chí là hống hách, côn đồ (nói dân không nghe là nhào vô đánh, tự đặt ra luật cấm).

Tôi thấy phần lớn người dân đều sợ, né tránh công an. Một số nhỏ dũng cảm nói lên cái sai của CA nhưng khi bị CA trù dập, gây khó cho gia đình thì chọn im lặng. Một số khác dũng cảm hơn, tranh đấu đến cùng để chỉ ra cái sai của CA. 

Tôi thấy CA rất khôn, khi thấy không trù dập được, có nguy cơ thua thì họ xuống nước, tổ chức xin lỗi, bồi thường. Đổi lại người bị nạn bãi nại, im cho qua chuyện.

Tâm lý dân ta "dĩ hòa vi quý", "chín bỏ làm mười", họ chịu lỗi, họ nhận sai rồi thì thôi. Ít người muốn làm cho ra lẽ, làm đến bến. Nếu có người muốn làm thì tâm lý cộng đồng cũng không ủng hộ. Sẽ có nhiều người quay lại chỉ trích người bị nạn là đối đầu rắn, làm quá, lu loa không cần thiết,...

Cứ thế, cái sai, cái lạm quyền, cái ác không ai giải quyết dù có rất nhiều người là nạn nhân. Sự suy đồi của quyền lực nhà nước, sự không chuẩn mực của luật pháp sẽ kéo theo môt xã hội suy đồi.

Tôi thấy một nguyên nhân góp phần tạo ra một xã hội bầy nhầy như hiện nay nó có nguồn như vậy.

Hôm nay, tôi là nạn nhân, tôi muốn làm đến cùng để tạo ra một chuẩn mực luật pháp, một chuẩn mực hành xử văn minh của nhân viên công lực.

Bạn có ủng hộ tôi không?

Bạn có thấy tôi nói đúng (nguyên nhân) không?

Được đăng bởi Nguyễn Văn Thạnh vào lúc 11:45

*
*

Thứ Ba, ngày 25 tháng 2 năm 2014

Một người bạn (NB) nói với tôi: Thạnh đối đầu quá cứng rắn với bên kia khiến bản thân Thạnh gặp rắc rối nhiều hơn, đây là những rắc rối mang tính cá nhân, nên mọi người không thể can thiệp được.

Tôi: Họ kiểm tra tạm trú, họ đánh mình là rắc rối cá nhân?
NB: Đúng vậy, là rắc rối cá nhân nếu Thạnh đi biểu tình đòi người và bị đánh, đó mới ko phải rắc rối cá nhân.

Tôi: Họ ko cho mình đăng ký tạm trú là rắc rối cá nhân?
NB: Đúng vậy, những điều đó anh em ở đây gặp nhiều, nhưng gần như ít người kêu, và kêu rất ít như Paulo Thành, Vinh, Hoàng Vi, Thục Vi ...ai cũng bị hết.

Tôi: Vậy tranh đấu cho cái gì? Quốc pháp? Công lý?

Tôi: Ko tranh đấu để có quốc pháp chuẩn mực. Vậy tranh đấu cái gì?
NB: Thạnh còn chưa biết mình đang tranh đấu cho cái gì mà?

Tôi: Tôi tranh đấu cho điều đúng. Cho lẽ phải. Cho chuẩn mực luật pháp
......

Trên là đoạn đối thoại với một người bạn (xin nặc danh), không chỉ người bạn này mà một số người khác nữa cũng cho rằng việc tôi bị sách nhiễu, bị đánh chỉ là việc nhỏ, không nên lu loa, nên để dành sức cho việc lớn.

Tôi không biết việc lớn là gì? Quan điểm tôi là khi thấy xã hội bất công, quyết định dấn thân thì phải làm từ việc bất công nhỏ nhất trở đi. Có thể việc đó không liên quan đến mình hay có liên quan thì cũng phải tranh đấu, lên tiếng đến cùng để dẹp đi, không nên lu loa hay viết phê phán rồi để đó. (Tôi hay nói là quyết tâm nhổ cho được các gai độc đâm tôi để người sau an toàn). Tôi thà làm được một việc nhỏ như một viên sỏi lót đường cho người khác đi tiếp còn hơn mơ mộng cao xa.

Tôi thấy trên con đường dân chủ có rất nhiều gai độc do CA gây ra: tạm trú, côn đồ, đuổi việc, làm khó người thân,....sau bao nhiêu năm mà không giải quyết được, không biết những người tranh đấu họ nhắm cái đích cao sang (nếu có) để làm gì trong khi xung quanh đầy gai độc, bụi rậm lại không chịu dọn?

Để rồi sau bao nhiêu năm tranh đấu cũng chỉ có mấy người, không ai dám đi trên con đường dân chủ cả.

Bạn có thấy vậy không?

P.s: Các bài học, các vấn đề cần bàn luận được nảy sinh từ những giao tiếp cụ thể, hy vọng người bạn trong cuộc đối thoại này không giận tôi khi tôi đưa vấn đề này ra mổ xẻ.

Được đăng bởi Nguyễn Văn Thạnh vào lúc 20:45

*
*
Thứ Ba, ngày 25 tháng 2 năm 2014

Một điều mà ai cũng biết, mỗi công trình công là một bữa tiệc của rất nhiều bên: từ lập dự án, thẩm định, xét duyệt, đấu giá, thi công, hoàn công,....rất nhiều người vui vẻ trong chuỗi giá trị lợi ích trên. 

Chỉ có vài người đau khổ đó là nạn nhân của những công trình rút ruột, kém chất lượng.

Điều này thì đến con nít, đầu óc bình thường cũng biết nhưng điều tra thì không ra. Ông Tổng thanh tra Chính phủ nhiều lần dõng dạc tuyên bố trước quốc hội là không tìm thấy tham nhũng. Trong khi ông có những căn nhà rất hoành tráng ai cũng thấy nhưng chính phủ cũng "không thấy ông tham nhũng".

Tôi nghĩ rằng, tham nhũng ở nước ta đã nâng lên thành nghệ thuật-nghệ thuật tham nhũng. Do vậy muốn chống tham nhũng cũng phải có nghệ thuật.

Hôm nay (6h/25.2.2014) tôi xin công bố một sáng kiến để trị vấn nạn trên.

Chúng ta cần gắn cho mỗi công trình công một tấm biển "thương hiệu"-ở đó ghi đầy đủ thông tin gồm: ai là người đề xuất dự án, ai là người thẩm định-duyệt, ai là người thi công, ai là người giám sát, số tiền cho công trình, thời gian thọ của công trình.

Chúng ta lập ra một website để đưa tin cho toàn thể quốc dân đồng bào biết.

Chúng ta có quyền làm điều này vì đó là tiền thuế của chúng ta.

Bạn có ủng hộ và chung tay thực hiện sáng kiến trên không?

Trân trọng
Nguyễn Văn Thạnh
0984.973.376

P.s: Chúng ta có thể áp dụng sáng kiến này vào việc chống tai nạn giao thông bằng cách tranh đấu để mỗi con đường, mỗi cây cầu đều phải có thương hiệu.
Được đăng bởi Nguyễn Văn Thạnh vào lúc 06:15

--------------------------------------


NHÀ CẦM QUYỀN CSVN TRUY BỨC
KỸ SƯ NGUYỄN VĂN THẠNH



LUYỆN THÚ   16-1-2014
Bài 8. Những nhận định từ vụ việc (4) (*)   : Thủ đoạn mượn tay côn đồ -   Nắm lấy tóc nó     10-1-2014
Bài 8. Những nhận định từ vụ việc (3) (*) : Ai nên quan tâm đến vấn nạn mượn tay côn đồ?  6-1-2014
Bài 8. Những nhận định từ vụ việc (2) (*) : Vấn nạn mượn tay côn đồ, vấn đề & giải pháp   6-1-2014
Bài 8. Những nhận định từ vụ việc (1) (*) : Quan điểm của tôi khi xử lý các vấn đề   2-1-2014
Bài 7. Né   27-12-2013
Bài 5. Câu chuyện tôi chuyển nhà (7)  -  Bản tường trình tổng kết  29-12-2013

*
*
NHỮNG BÀI VIẾT của NGUYỄN VĂN THẠNH :

*
*
NHÀ CẦM QUYỀN CSVN TRUY BỨC KỸ SƯ NGUYỄN VĂN THẠNH

Lê Anh Hùng    31-12-2013
Không chốn nương thân - Tặng Nguyễn Văn Thạnh
Người Buôn Gió    Thứ sáu, ngày 20 tháng mười hai năm 2013
Lê Anh Hùng  -  Lê Thị Phương AnhChi tiết    Thứ ba, 17 Tháng 12 2013 17:01
Nguyễn Đức Quốc   -   Bauxite Việt Nam    17/12/2013
Nguyễn Đức Quốc    -    DienDanCTM    06:33 - 17/12/2013



No comments:

Post a Comment

View My Stats