Ngày 12.2.2014, Giám đốc Đài Á châu Tự do (RFA)
Libby Liu đã có cuộc nói chuyện với BBC về tiềm năng của tự do Internet tại
Việt Nam, bà cho rằng: Việt Nam là quốc gia có sự đột phá về số lượng người sử
dụng Internet; Người dân Việt Nam cũng là những người thuộc diện sáng tạo nhất
và sử dụng kỹ thuật vượt rào Internet nhiều nhất, mặc dù bị chính quyền kiểm
duyệt, kiểm soát và trừng phạt những người thực hiện tự do ngôn luận trên
Internet.
Một trường hợp rõ nhất gần đây là việc lập xã hội
dân sự từ trên mạng nay đã trở thành hiện thực đã cho thấy vai trò của internet
ở Việt Nam.
Ngày 6.2.2014, tác giả Glang Anak đã có bài viết “Nhân
UPR, đặt vấn đề trả lại tháp cho người Chăm thờ tự và quản lý” trên
trang mạng Dân làm Báo.
Bài viết đã đặt vấn đề Chính quyền Việt Nam hãy trả
lại tháp cho người Chăm thờ tự và cúng kính theo lễ tục của người Chăm để đảm
bảo tự do tín ngưỡng theo Hiến pháp và công bằng khi so sánh với những tôn giáo
khác như Phật giáo và Công giáo.
Đây là một khát vọng chính đáng của dân tộc Chăm,
một dân tộc bản địa ở Việt Nam đã chịu nhiều tổn thương, thiệt thòi và đang đối
mặt với nhiều khó khăn.
Tính đến thời điểm hiện nay, bài viết đã nhận được
trên 54 ý kiến phản hồi trực tiếp và hơn 20 trang web, bloger, các tổ chức và
cá nhân trong và ngoài nước phân tích, đăng lại và ủng hộ ý kiến “Trả lại Tháp
Chăm cho người Chăm thờ tự và cúng kính”.
Sức mạnh
truyền thông Internet cũng đã lan nhanh trong cộng đồng Chăm ở hai tỉnh Ninh
Thuận và Bình Thuận và làm dấy lên phong trào đòi trao trả lại Tháp cho người
Chăm.
Kinh nghiệm từ các hoạt động của Tổ chức xã hội vừa
rồi, để có được quyền tự do thờ cúng trên Tháp của chính tổ tiên mình, Ban
Phong tục, Hội đồng Chức sắc và cộng đồng Chăm còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa
trong việc hoàn tất các thủ tục, kiên trì đấu tranh và chắc chắn phải đối mặt
với nhiều rào cản và thách thức từ Chính quyền và các công ty du lịch khi họ
đang có một nguồn thu nhập lớn từ các Tháp này.
Tuy nhiên với niềm tin vào công lý và sự công bằng
cho tất cả các tôn giáo ở Việt Nam, cùng với sự cổ vũ mạnh mẽ của cộng đồng
trong và ngoài nước, các Tháp Chăm sẽ sớm được giao lại cho chính chủ nhân để
được thờ tự theo đúng các nghi lễ tín ngưỡng của người Chăm. Trước hết là những
Tháp ở khu vực có người Chăm đang sinh sống tại Ninh Thuận và Bình Thuận.
Được biết Tháp Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận được tổ chức thực hiện những lễ nghi chính của tôn giáo mỗi năm 4 lần đó
là: lễ Yuer Yang (tháng 4 Chăm lịch), lễ Katé (tháng 7 Chăm lịch), lễ Cambur
(tháng 9 Chăm lịch) và lễ Peh Ba-mbang Yang “lễ mở cửa tháp” (tháng 11 Chăm
lịch).
Tuy nhiên, khi Ban phong tục Chăm Ninh Thuận tổ chức
lễ Peh ba-mbang Yang “lễ mở cửa tháp” vào ngày 4.2.2014 theo phong tục truyền
thống của người Chăm thì Tháp đã bị mở cửa để phục vụ cho khách du lịch. Đây là
điều cấm kỵ cho buổi lễ cúng mở cửa tháp vì lễ này đặt dưới sự chủ trì của Po
Adhia, Po Bac, Basaih cùng Ong Camnei, Muk Pajuw và Ong Kadhar. Phải hội tụ đủ
những vị chức sắc trên, lễ mở cửa tháp mới được tiến hành và cửa tháp mới được
mở. Điều này đã gây nên sự bức xúc và giận dữ trong cộng đồng Chăm vốn đã bị
than phiền trong suốt 39 năm qua khi Tháp của họ bị tước đoạt.
Lễ
tắm Po Ginuer Mantri trên Tháp Po Klaong Garai
14/2/2014
________________________________
Dưới đây là một số trang Web, Bloger, Facebook, của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đã phân tích và đăng tải, ủng hộ cho việc “Trả lại Tháp Chăm cho người Chăm”.
1). Dân Làm Báo (http://danlambaovn.blogspot.com/)
2). Champaka (http://champaka.info/)
3).
Champaka (http://champaka.info/)
4).
Viêt Báo Online (http://vietbao.com/)
5). VietPBN (http://www.vietpbn.net/
-Viet Public broadcasting Network)
6).
Ngoclinhvugia’sblog (http://ngoclinhvugia.wordpress.com/)
7).
NAMVIET.NET (http://www.namviet.net/)
8).
ĐÀN CHIM ÉN (http://danchimen.blogspot.com/)
10). Đối Thoại (http://doithoaionline2.blogspot.com/)
11)
VietSoul:21 – Hồn
Việt Thế Kỷ 21(http://vietsoul21.net/)
15).
Diễn Đàn Mẫu Tâm (http://mautam.net/)
17).
Diên Hồng Thời Đại (dienhongthoidai.com/)
19). Ttxcc6 - Tổ quốc Đồng bào trên hết (http://ttxcc6.wordpress.com/)
No comments:
Post a Comment