Blog tổng hợp tin
tức nhận định về kinh tế Việt Nam
LTS:
Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc 1 bài viết xuất sắc ở trong nước về hệ
thống ngân hàng Việt Nam của tác giả Trần Sĩ Chương trên báo Doanh Nhân Sài Gòn
Online. Bài viết đã chỉ ra nguyên nhân chính yếu của cuộc khủng hoảng nợ xấu
đang diễn ra tại hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay là do luật pháp Việt Nam
chưa nghiêm minh và không tách bạch 2 loại hình Ngân hàng Thương mại (chỉ có
cho vay và ký gửi đơn thuần) và Ngân hàng Đầu tư (thu hút tiền đầu tư vào các
lĩnh vực sinh lời cao). Và hậu quả tồi tệ nhất mà tác giả nhắc đến cũng y như
những gì chúng tôi từng cảnh báo độc giả rằng “hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ
sụp đổ toàn diện”.
------------------------------
"Tử huyệt" của hệ thống ngân hàng
Thứ Bảy, 12/05/2012 09:49 (GMT+7)
Ngân
hàng được xem là một ngành huyết mạch trong nền kinh tế của một quốc gia. Do
đó, hiển nhiên bất cứ sai lầm nào trong hệ thống ngân hàng đều sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến sự suy thoái kinh tế.
Theo
báo cáo của các ngân hàng tại Việt Nam mức doanh thu lợi nhuận đạt được hằng
năm vẫn đạt con số kỷ lục, nhưng thực tế thì thời gian gần đây, việc giải thể
và sáp nhập hàng loạt các ngân hàng cho thấy hệ thống tài chính ngân hàng của
chúng ta đang thực sự “có vấn đề”.
Điều
này không chỉ thể hiện qua thực tế còn quá nhiều ngân hàng yếu kém dẫn đến tình
trạng nợ xấu tràn lan, mà quan trọng hơn nữa, đó là dấu hiệu của một sai lầm vô
cùng nghiêm trọng xuất hiện khá lâu và có thể đưa đến hậu quả là sụp đổ toàn
diện hệ thống ngân hàng của cả một đất nước.
Bởi
bắt nguồn từ chính sự nhập nhằng giữa hoạt động ngân hàng thương mại (NHTM) và
ngân hàng đầu tư (NHĐT), nên hệ thống ngân hàng phải chấp nhận mức độ rủi ro
quá cao, dễ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế hoặc những biến động trong cũng như
ngoài nước.
Chúng
ta cần nhận thức được sự khác biệt giữa hai hệ thống ngân hàng này để làm rõ
vấn đề. Thông thường, NHTM là một phần quan trọng của cột sống kinh tế. Bởi đây
là nơi đa số người dân ký gửi thu nhập thường xuyên cũng như tiền gửi tiết kiệm
của họ.
Với
tâm lý của người lao động thích “ăn chắc mặc bền” cho nên kỳ vọng ưu tiên chính
là sự an toàn của đồng tiền ký gửi, cộng thêm một khoản lãi suất khiêm tốn để
đồng tiền của họ không bị mất giá nhiều do lạm phát.
Từ
những quỹ ký gửi này NHTM sử dụng để đầu tư sinh lãi, thường chỉ bằng lãi suất
ký gửi cộng thêm 2-3% tùy theo quy mô của tổng tài sản. Lợi nhuận đạt được sẽ
được ngân hàng phân ra trả lãi cho đồng tiền ký gửi mà mình đã sử dụng và trang
trải chi phí điều hành lẫn dự trù rủi ro cho số vốn đầu tư.
Cơ
bản NHTM thường chỉ tập trung vào những khoản cho vay truyền thống với rủi ro
thấp nhất như: cá thể mua nhà để ở (với tỷ lệ vốn vay và chi phí nợ / thu nhập
cao), hoặc các doanh nghiệp đã có quá trình kinh doanh tốt và thu nhập ổn định.
Như vậy ta có thể hiểu NHTM hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận, làm lợi
chỉ đủ để trang trải chi phí.
Ngược
lại, NHĐT lại là những tổ chức tín dụng mưu cầu mức lợi nhuận cao, và dĩ nhiên
thường hay đi đôi với một mức độ rủi ro cao hơn. Nguồn vốn chủ yếu của NHĐT là
từ các nhà đầu tư có số vốn lớn và vốn nhàn rỗi. Họ hiểu rõ và chấp nhận mức độ
rủi ro tối đa của luật tham gia là có thể mất hết vốn, chấp nhận rủi ro cao để
kỳ vọng mức lợi nhuận đỉnh.
Thiếu
sự rạch ròi này giữa hai hệ thống sẽ dễ gây ra một sự ngộ nhận chết người đối
với người dân chỉ biết tin vào hệ thống ngân hàng là đồng tiền ký gửi của mình
sẽ không bao giờ có rủi ro. Để rồi khi có biến động, người dân mất lòng tin,
rút tiền hàng loạt từ các ngân hàng thương mại. Hậu quả như thế nào thì ai cũng
có thể đoán được.
Bài học từ nền kinh tế Mỹ và châu Âu
Bài học từ nền kinh tế Mỹ và châu Âu
Vào
thập niên 1920, Luật Ngân hàng ở Mỹ còn lỏng lẻo nên các NHTM dùng tiền ký gửi
của người dân để đầu tư mạo hiểm vào những lĩnh vực kinh doanh có mức lợi nhuận
cao nhưng nhiều rủi ro.
Việc
đầu tư bừa bãi để lấy phần trăm hoa hồng, cộng với chính sách tiền tệ phóng
túng đã gây nên tình trạng siêu lạm phát, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường
chứng khoán Mỹ và một thời kỳ khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử nước này.
Đến
năm 1932, Tổng thống Franklin Roosevelt và Quốc hội Mỹ cho ra đời đạo luật ngân
hàng Glass-Steagal Act 1933, phân biệt rạch ròi hoạt động của NHTM và NHĐT.
Theo
đó, NHTM chỉ được phép hoạt động trong lĩnh vực cho vay đối với những hoạt động
kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và phải có đầy đủ tài sản thế chấp cụ
thể và một cách tương xứng, nhằm đảm bảo tính an toàn, ổn định cho số tiền gửi
tiết kiệm của người dân.
Còn
NHĐT có thể sử dụng tiền ủy thác vào các hoạt động kinh doanh với độ rủi ro cao
hơn, dĩ nhiên là vì kỳ vọng có được mức siêu lợi nhuận.
Sự
tách biệt giữa hoạt động của NHTM và NHĐT nhằm minh bạch hóa các hoạt động ngân
hàng và tạo sự rạch ròi trong mức độ rủi ro của đồng tiền mà người dân ký gửi
vào ngân hàng, là nền tảng của một hệ thống ngân hàng ổn định, tạo nên sức mạnh
cho hệ thống tài chính và kinh tế phát triển bền vững.
Đến
đầu thập niên 1980, sau 50 năm nước Mỹ phát triển ổn định với một mô hình tài
chính ngân hàng mẫu mực cho cả thế giới, Tổng thống Reagan và chính phủ Mỹ
thuộc Đảng Cộng hòa lên nắm quyền, chủ trương phát triển kinh tế thị trường tối
đa, giảm thiểu vai trò của chính phủ trong môi trường tự doanh.
Chính
sách này đã mở cửa cho các ngân hàng tiết kiệm, thương mại đầu tư dàn trải, ra
ngoài phạm vi giới hạn của hệ thống NHTM truyền thống như những năm trước đó.
Nhiều NHTM đã lợi dụng cơ hội này để đầu tư vào nhiều dự án phát triển bất động
sản siêu lợi nhuận với quy mô lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro.
Hậu
quả là một cuộc khủng hoảng ngân hàng đầu tiên xảy ra chỉ vài năm sau đó khi
các dự án bất động sản lớn xây xong nhưng không bán được, hoặc đang xây nửa
chừng thiếu vốn phải bỏ cuộc, đã gây tổn hao đến hơn 300 tỉ USD cho ngân sách
chính phủ.
Nước
Mỹ đã phải mất gần năm năm để giải quyết phần lớn các nợ xấu này trong hệ thống
ngân hàng, dẫn đến sự suy thoái kinh tế trầm trọng khiến cho Tổng thống Bush
(cha) bị thất cử chỉ sau một nhiệm kỳ cầm quyền.
Đến
thập niên 1990, sau khi giải quyết hết các công nợ lớn từ khủng hoảng, các đại
gia tài chính – ngân hàng tiếp tục những chiến dịch vận động hành lang để ngân
hàng được phép tham gia vào các lĩnh vực đầu tư rủi ro mà trước đây bị cấm.
Kết
quả là năm 1999, đạo luật Gramm-Leach-Bliley được ký, chính thức khai tử luật
Glass-Steagal – một đạo luật đã là nền móng cho sự phát triển bền vững của
ngành ngân hàng Mỹ trong suốt 66 năm (1933-1999) – do áp lực “lobby” chính phủ
của một số các NHTM đầu đàn của Mỹ như: Bank of America, Wells Fargo, CitiBank…
để họ được tự do đầu tư vào chứng khoán và một số lĩnh vực rủi ro khác ngoài
các hoạt động cho vay truyền thống của hệ thống NHTM.
Chính
sách tín dụng mới thoải mái này với mức lãi suất rất thấp dưới thời Tổng thống
Bush đã tạo ra sự tăng trưởng ảo từ những đầu tư vô tội vạ, dẫn đến sự phát
triển nóng trong lĩnh vực bất động sản.
Kết
quả là hệ thống tài chính – ngân hàng Mỹ không chịu nổi gánh nặng do chính mình
tạo ra, lại dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong gần 80 năm
qua không chỉ ảnh hưởng đến Mỹ mà còn đến toàn thế giới.
Cũng
vào giai đoạn từ những năm 2000, do mong muốn cạnh tranh với các ngân hàng Mỹ
nên nhiều ngân hàng ở châu Âu cũng phát triển năng động, lại tiếp tục đi theo
con đường sử dụng vốn NHTM cho đầu tư rủi ro cao.
Do
đó, nợ xấu của các ngân hàng châu Âu hiện nay đang rất nghiêm trọng. Trong khi
nền kinh tế Mỹ chưa kịp phục hồi thì kinh tế châu Âu còn đang trên bờ vực thẳm.
Sự khủng hoảng theo hiệu ứng “domino” chưa có hồi kết này khiến nhiều người dự
đoán rằng nền kinh tế thế giới khó có khả năng phục hồi trong vòng năm năm tới.
Và thực tế ở Việt Nam
Và thực tế ở Việt Nam
Ngay
từ thời kỳ hội nhập, ngân hàng Việt Nam đã không rạch ròi trong các hoạt động
kinh doanh của mình. Lẽ ra cần làm rõ NHTM chỉ được hoạt động trong lĩnh vực
cho vay những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có đầy đủ
thế chấp cụ thể một cách tương xứng.
Còn
loại hình NHĐT hoạt động kinh doanh lợi nhuận cao với độ rủi ro cao, để từ đó
các nhà đầu tư khi tham gia vào ngân hàng này là đã tiên liệu và chấp nhận được
mọi tình huống.
Có lẽ vì chưa nhận thức được hậu quả
nghiêm trọng của việc nhập nhằng hai khái niệm NHTM và NHĐT nên hệ thống tài
chính – ngân hàng nước ta đã không có biện pháp nhằm minh bạch hóa và kiểm soát
hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM.
Vì vậy, nhiều NHTM đã đổ xô chạy theo lợi nhuận ảo đầu tư vào
chứng khoán và bất động sản – hai lĩnh vực được coi là nhạy cảm nhất trước các
biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới.
Đến
đầu năm 2008, khi những dấu hiệu khó khăn của nền kinh tế bắt đầu xuất hiện như
lạm phát tăng cao, thị trường chứng khoán và bất động sản đi xuống, nhiều NHTM
đã nhanh chóng rơi vào khó khăn về mặt thanh khoản.
Nếu
không có sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước thì các ngân hàng này còn có thể rơi
vào tình trạng nợ xấu hơn. Bên cạnh đó, luật pháp đối với ngành ngân hàng lại
còn nhiều lỗ hổng nên các ngân hàng dễ dàng sử dụng tiền gửi của dân để đầu tư
với rủi ro cao.
Mà
một thực tế là cho dù luật pháp có nghiêm đến đâu thì vẫn có cách lách luật,
bởi lòng tham với cái lợi trước mắt. Hơn thế nữa, nguy hiểm ở chỗ tâm lý chung
của những nhà điều hành ngân hàng là tranh thủ đầu tư dàn trải trong giai đoạn
nền kinh tế đang nóng để có thể thu được lợi nhuận lớn.
Hầu
hết các NHTM hiện nay đều hồ hởi nắm bắt ngay cơ hội trước mắt bằng nguồn tiền
có sẵn nhưng họ lại không quan tâm hoặc không lường trước được chu kỳ kinh tế
và những rủi ro chực chờ sau những cơn sốt giá bất thường. Vì vậy, một cái kết
có thể dự đoán trước là một số NHTM sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng gần như
phá sản như thực tế hiện nay.
Giải pháp nào cho ngân hàng Việt Nam?
Giải pháp nào cho ngân hàng Việt Nam?
Trong
tình hình hiện nay, Nhà nước cần thực tế nhìn nhận sự thiếu minh bạch của hệ
thống NHTM trong hệ thống tài chính – ngân hàng nước ta. Từ đó, chúng ta mới
hướng đến chỉnh đốn lại hệ thống ngân hàng theo hướng rạch ròi giữa hai hệ
thống – NHTM và NHĐT.
Cụ
thể là những người làm ngân hàng nên mạnh dạn đối mặt thực tế, khoanh vùng nợ
xấu để giải quyết triệt để càng nhanh càng tốt, tránh cho nợ xấu tiếp tục lây
lan. Đây cũng là cách giải quyết của Mỹ trong việc đẩy lùi khủng hoảng kinh tế
dưới thời Tổng thống Reagan.
Ngoài
ra, việc nâng cao nhận thức của người dân cũng vô cùng cần thiết, nhằm giúp họ
đánh giá đúng chỉ số đầu tư an toàn của mỗi ngân hàng, qua đó họ có thể chủ
động lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng nào phù hợp với nhu cầu của mình.
Đó
là sử dụng một cách hiệu quả bàn tay vô hình của thị trường, qua sự ý thức của
người tiêu dùng, để hệ thống ngân hàng có tính điều chỉnh cao và là nền tảng
cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.
TRẦN
SĨ CHƯƠNG
No comments:
Post a Comment