Saturday, 26 May 2012

THĂM DÒ DƯ LUẬN TRƯỚC TÒA LÃNH SỰ (Việt Nguyễn - Đỗ Xuân Cang)




11:07:am 24/05/12

LTS: Như đã đưa tin, ông Đỗ Xuân Cang, công dân Việt Nam tại Cộng hòa Séc bị từ chối gia hạn hay cấp mới hộ chiếu khi hộ chiếu cũ của ông hết hạn. Lý do, vì ông đã không cam kết từ bỏ công việc mà lâu nay ông vẫn theo đuổi nhằm tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ.
Sau 2 lần biểu tình một mình trước Lãnh sự quán Việt Nam ở Praha, giờ đây ông Cang tiến hành thăm dò dư luận về các thủ tục lãnh sự.

Đây là công việc không đơn giản với một người làm việc không chuyên và luôn bận bịu đủ với cơm áo gạo tiền. Để giúp ông Cang trong việc thống kê, bạn đọc ở Séc và các nước khác có thể trả lời các câu hỏi của ông, rồi gửi tới email lephilanhsu@seznam.cz  hoặc gửi tới BBT Đàn Chim Việt (bbt.danchimviet@gmail.com) , chúng tôi sẽ chuyển tới cho đương sự.

———————————————–

Sự việc nhập nhèm khi không gia hạn hộ chiếu cho anh Đỗ Xuân Cang, và lạm thu phí, lệ phí các công việc lãnh sự của ĐSQ VN tại cộng hòa Séc, tưởng đã đi vào im lặng. Hôm qua 15.5.2012 , được khuấy động lên bằng sự vào cuộc của đài tryền hình Séc ČT24. Đây là kênh truyền hình chuyên đưa tin, phát sóng 24/24 h trong ngày
Khởi đầu tổ phóng viên của đài truyền hình, có mặt tại khu vực trước tòa nhà Lãnh sự quán VN tại Praha, cùng anh Cang và đồng nghiệp tiến hành ghi hình. Với công việc thăm dò dư luận cộng đồng người VN ở nước ngoài khi đến cơ quan lãnh sự làm việc, bằng những câu hỏi cụ thể như sau. Xem tấm panô ở dưới.
Còn thêm các câu hỏi như.
Anh chị có được thông báo cụ thể giá phí các công việc lãnh sự?.
Anh chị có muốn thay đổi hiện trạng này không?.
Có những người không thèm trả lời, lại có những người trả lời rất thú vị. Không biết tại địa điểm trước cổng lãnh sự quán VN có ảnh hưởng tâm lý bà con mình? mà có người trả lời ấp úng, sợ sệt, đến nỗi có người không dám trả lời. Cũng có người bức xúc cao độ đến phải văng tục, vì cách mà lãnh sự quán đối xử với họ. Một người đàn ông độ 35 tuổi nói rằng, tôi bị mất hộ chiếu, báo công an Séc xin giấy chứng nhận của họ không tốn một cu. Đến lãnh sự của mình, họ thu của tôi 4000kč, không ghi hóa đơn, không hẹn ngày trả kết quả. Làm tôi tuần nào cũng phải đến xếp hàng để hỏi mà củng không được trả lời, họ đối xử với tôi còn không bằng con chó!.
Hoặc có người nói. Mẹ nó! em xin cái giấy không tội phạm, nó thu của em 1000kč. Có các anh đưa bảng giá em mới biết giá chỉ có ngần này, đúng là lũ ăn cướp.
Một vài người trả lời như tâm sự. Đằng nào thì cũng bị họ vặt, họ nói bao nhiêu mình nộp đi cho được việc. Chẳng làm gì được họ đâu, chế độ nhà mình nó vậy, sinh ra làm người VN thì phải chịu thôi!.
Có tiếp xúc trực tiếp với bà con mình, mới thấy những bức xúc bấy lâu nay chất chứa trong lòng họ. Trước những bất công mà cơ quan đại diện của người VN ở nước ngoài gây ra cho họ. Nhìn những vẻ mặt lo âu, khắc khổ của đồng hương mình đã vất vả trong cuộc mưu sinh nơi xứ người. Giờ lại được ĐSQ chăm sóc nốt mấy đồng tiền còm, mà thấy xót xa thay.
Những tự nguyện viên tổ chức cuộc thăm dò dư luận, hoàn toàn là tự giác theo sáng kiến của riêng mình. Tài chính tự lo, công việc tự làm, không bị thế lực “phản động” hay thù địch nào sai khiến, xúi giục. Cũng chẳng có cao vọng gì lớn lao, chỉ mong cung cấp cho cộng đồng VN thông tin về sự tín nhiệm của mình đối với cơ quan đại diện VN ở nước ngoài. Và cũng để phần nào lượng định mức độ bất bình của bà con mình trước những bất công mà ĐSQ đã gây ra cho họ. Những mong người đương chức, đương quyền, có lương tâm, hãy dốc lòng vì quền lợi cộng đồng mà hành xử.
Đừng để bất công ngày một chất chồng. Sẽ có ngày không thể nào gánh nổi.
Cuộc thăm dò dư luận có ghi hình, tiến hành được hơn 30 phút, thì có một cán bộ lãnh sự quán ra yêu cầu anh Cang không thực hiện công việc trước cơ quan lãnh sự. Yêu cầu này không được đáp ứng, nên cán bộ này đã gọi cảnh sát Séc đến can thiệp.
Khoảng 15 phút sau, tổ cảnh sát Séc có mặt theo yêu cầu của LSQ. Họ tiến hành kiểm tra hành chính nhóm tổ chức. Sau khi trao đổi với LSQ, tổ cảnh sát yêu cầu nhóm tổ chức phải rời tấm panô ghi câu hỏi và giá phí LS, cách xa cổng tòa LSQ.

"Tác nghiệp" trước LSQ

Có vẻ như là ĐSQ, không có thông tin về cuộc thăm dò và ghi hình của đài čt24, nên không gọi mấy người coi chợ SAPA mà họ goị là bảo vệ đến để canh phòng. Nên sự việc được diễn ra suôn sẻ, chứ nhóm tổ chức không bị đuổi qua bên kia đường, như hôm anh Cang biểu tình.
Tổ cảnh sát Séc làm nhiệm vụ cũng không gây khó dễ gì cho những người tổ chức thăm dò. Họ chỉ nhắc nhở, các anh nên đứng cách xa cổng ra vào cơ quan, tránh làm ảnh hưởng đến công việc của họ.

Đài truyền hình phỏng vấn

Các phóng viên đài truyền hình làm việc thật nhiệt tình. Họ cũng tỏ thái độ ủng hộ nhóm tổ chức, cảm thông cùng những bất bình của bà con người VN gặp phải khi đến làm công việc lãnh sự.
Gần 11h trưa, cuộc ghi hình và thăm dò trước cổng tòa LSQ kết thúc. Tổ phóng viên và nhóm tổ chức thăm dò thống nhất, đến khu vực yên tĩnh trong công viên đối diện với vườn hồng qua sông Vltava, tiến hành phỏng vấn và ghi âm.
Tổ phóng viên chia chương trình phỏng vấn làm hai phần. Phần dành cho anh Cang, người bị ĐSQ VN tại Séc từ chối gia hạn hộ chiếu. Phần dành cho anh Nam, người vừa được ĐSQ VN tại Séc gia han hộ chiếu 3 năm. Những câu hỏi phóng viên dành cho hai người, ngoài chủ đề chính về cuốn hộ chiếu, và việc lạm thu phí công việc LS.
Còn đề cập đến nhiều vấn đề khác nữa, từ những việc khuất tất của ĐSQ VN tại Séc, đến những bất cập của luật pháp VN hiện hành. Từ dư luận cộng đồng quanh việc có trở thành dân tộc thiểu số ở cộng hòa Séc khi hòa nhập, đến việc cưỡng chế đất đai thô bạo đang diễn ra ở VN. Nếu đủ điều kiện chúng tôi sẽ ráp lại nội dung cuộc phỏng vấn để chuyển đến bạn đọc.
Cuộc phỏng vấn kéo dài đến hơn 14h chiều mới kết thúc. Mời các bạn đón xem toàn bộ cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình thời sự ČT24 của cộng hòa Séc, trong chương trình truyền hình tới.
(Gửi tới từ Cộng Hòa Séc)

---------------------------------



Sự việc biểu tình trước Lãnh sự quán Việt Nam ở Praha (Cộng hòa Séc) đã gây ra sự ồn ào trên mạng trong một thời gian. Việc công dân không được cấp hộ chiếu cũng đem đến sự phẫn nộ cho nhiều người. Lãnh Sự Quán Việt Nam vẫn trơ ra tiếp tục lạm thu thậm chí có phí còn thu cao hơn như giấy không phạm tội 1000 Kč (ông Đỗ Xuân Cang đã trả lệ phí cho giấy này năm 2008 là 75 Kč). Có thể nói 99% công dân Việt nam đến làm thủ tục lãnh sự đều bị chặt chém, đã hàng chục năm vậy mà không thấy có ý kiến, dư luận vẫn lặng im. Có phải Người Việt Nam không có ý kiến? Người Việt Nam chấp nhận bất công? Người Việt Nam phản ứng như một cỗ máy? Hay đây chính là sự tinh khôn của Người Việt Nam lựa chọn sự im lặng?

Đứng trước sự thực đó anh em chúng tôi những người chủ trương đấu tranh với bất công Lãnh sự quán nhìn nhận đây thực sự là cuộc đấu tranh cam co. Tham vọng quyền tiền đã biến con người thành những quan quyền bất chấp mọi thủ đoạn, trục lợi trên những khó khăn của đồng bào. Họ sẵn sàng dùng quyền lực uy hiếp để duy trì nỗi sợ trong cộng đồng với bất cứ ai lên tiếng, bằng cách không cấp hộ chiếu, hay ngăn cản hợp pháp hóa cư trú của ông Đỗ Xuân Cang và quyết tâm duy trì sự bất công trên lệ phí lãnh sự. Thủ đoạn trên không đơn thuần là mục đích cá nhân của quan chức Sứ Quán Việt Nam mà đã thành mục tiêu chính trị của chính quyền: dập tắt mọi sự xét lại, cũng như vụ cướp đất Văn Giang mới đây.

Làm thế nào để một nhóm người nhỏ bé có thể đấu tranh trước quyền lực của một tập đoàn? Dù có những khó khăn trên anh em chúng tôi vẫn quyết tâm tranh đấu, tin tưởng rằng một lúc nào đó sức mạnh của chính nghĩa, của công bằng sẽ giúp chúng tôi thành công. Chúng tôi đã từng bàn thảo tới việc tổ chức một cuộc hội thảo công khai mời LSQ và cộng đồng và báo giới, theo sáng kiến của một người. Chúng tôi cũng từng trao đổi việc tổ chức việc kiến nghị tập thể theo một sáng kiến khác. Chúng tôi đã cùng thống nhất là thời điểm hiện tại có hai khó khăn cho hai sáng kiến trên: một là LSQ Việt Nam không có chấp nhận đối thoại công khai, hai là người Việt Nam sợ việc cho ý kiến hay không dám công khai ý kiến. Điều đó hoàn toàn dễ hiểu và cần thông cảm vì dưới chế độ Cộng Hòa Xã Hội chủ Nghĩa Việt Nam có ý kiến là tai họa, như tấm gương Cù Huy Hà Vũ, hay bloger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Con đường đấu tranh là con đường chông gai chúng tôi luôn mong muốn có bạn đồng hành. Nhưng chúng tôi sẽ không lôi kéo bất cứ ai nếu tự thân họ không mong muốn. Chính vì vậy chúng tôi làm kiến nghị tập thể.

Đứng trước thực tế trên để tiếp tục đấu tranh với bất công lệ phí lãnh sự chúng tôi sẽ thực hiện một cuộc thăm dò dư luận. Hy vọng qua đó chúng ta có được cái nhìn rõ hơn về tâm lý cộng đồng, người Việt Nam có ý kiến cá nhân trước sự việc cụ thể bất công trong lệ phí lãnh sự hay không? Để trả lời phần nào cho những câu hỏi trên chúng tôi sẽ làm một thống kê. Vì vậy bài viết này là sự chuẩn bị cho việc thăm dò dư luận đồng thời cũng là lời kêu gọi mọi người tham gia trên tư cách tình nguyện viên tổ chức thăm dò, hoặc đơn giản là trả lời các câu hỏi thăm dò. Trong phiếu thăm dò sẽ không ghi lại thông tin cá nhân của người được thăm dò mà chỉ ghi lại thời gian và địa điểm. Tất cả công dân VN, ở các nước có tòa Đại sứ VN, đều có thể tham gia. Việc thăm dò sẽ thực hiện trên mẫu chung bằng 4 hình thức trực tiếp hỏi và ghi chép do các cộng tác viên làm.

1. Thăm dò qua điện thoại
2. Thăm dò qua internet bằng cách gửi ý kiến trên trang web Đàn Chim Việt và email lephilanhsu@seznam.cz, qua Yahoo, qua Skype.
3. Nhận SMS qua điện thoại +420 775 466 437

Khi trao đổi chuẩn bị cho việc này có ý kiến cho rằng, nếu người được hỏi không muốn trả lời hay trả lời không trung thực, thì kết quả thăm dò không chính xác, hoặc có người muốn phá việc thăm dò cố tình làm sai lạc kết quả. Chúng tôi cho rằng, người làm công tác thống kê phải dựa trên nguyên tác căn bản là ghi lại trung thực ý kiến mọi người, dù đúng hay sai, dù thực tâm hay giả dối, trên kết quả tổng quan đó có thể nhìn nhận đánh giá tâm lý cộng đồng.

Nội dung thăm dò gồm có 5 câu hỏi:
1. Anh chị làm thủ tục lãnh sự gì? Phải trả bao nhiêu tiền? Thời hạn lấy là mấy ngày?
2. Anh chị có nhận được hóa đơn thu tiền không?
3. Anh chị có biết giá chính thức quy định là bao nhiêu không?
4. Anh chị có cho rằng việc thu lệ phí hiện tại là bất công không?
5. Anh chị có muốn thay đổi hiện trạng trên hay không?

Để thuận tiện cho việc gửi SMS và thống kê xin quy định một số từ viết tắt như sau:

Để tránh hiểu lầm xin hiểu Đổi hộ chiếu (DHC) là cấp hộ chiếu cho người còn hộ chiếu không bị rách hỏng tẩy xóa. Cấp hộ chiếu mới (CHCM) là cấp hộ chiếu cho người bị mất hộ chiếu, hoặc bị hỏng bị rách tẩy xóa.

Để tham gia vào cuộc thăm dò này qua SMS có thể nhắn tin vào số điện thoại +420 775 466 437 .
Ví dụ một người đổi hộ chiếu phải trả 1600kc nhận hộ chiếu sau 1 tuần, không nhận được biên lai thu tiền, có biết giá chính thức quy định, cho rằng việc thu hiện nay là bất công, và muốn thay đổi viết tin nhắn như sau:
1-DHC,1600,7. 2-K. 3-C. 4-C. 5-C

Nếu kết quả thăm dò là phần đông hài lòng với việc lạm thu của LSQVN thì nhóm chủ trương sẽ tôn trọng nguyện vọng của mọi người, coi đây như là một chỉ dấu cho công việc của mình trong tương lai, và sẽ chỉ đấu tranh với những bất công cho những người nhìn thấy bất công và mong muốn sự công bằng.

Các tình nguyện viên có thể liên lạc với nhóm qua email lephilanhsu@seznam.cz hoặc điện thoại +420 775 466 437.

Việc thăm dò sẽ tiến hành trong vòng 2 tháng, trong đó có thăm dò trực tiếp trước LSQVN. Kết quả thăm dò sẽ được công bố và gửi tới các cơ quan có thẩm quyền vào đầu tháng 7

————————–

Nhóm thăm dò dư luận 30/4/2012
lephilanhsu@seznam.cz
+420 775 466 437



No comments:

Post a Comment

View My Stats