Ra mắt sách Nhân Văn Giai Phẩm tại Virginia
Trịnh Bình An
Trịnh Bình An
23-05-2012
“Nhân
Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” (NVGP) của tác giả Thụy Khuê đã có buổi
ra mắt cộng đồng người Việt vào ngày Chủ nhật 20 tháng 5/2012 tại trường NOVA
Community College – Virginia.
Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) là một trong những cuốn sách thuộc loại “nặng ký” của Tủ Sách Tiếng Quê Hương (TQH) theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Theo nghĩa đen, đây là cuốn sách cầm nặng tay vì dày gần 1 ngàn trang, bìa cứng. Theo nghĩa bóng, sách là công trình sưu tầm, lọc lựa, so sánh, đúc kết trong 20 năm của Thụy Khuê, người giữ chuyên mục Văn học Nghệ thuật cho chương trình Việt ngữ Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ 1990 đến 2009. NVGP là tác phẩm thứ 53 của Tủ sách TQH. Sau quyển này, nghe nói TQH sẽ thôi không làm bìa cứng nữa để sách bớt nặng, nghĩa là giảm được tiền cước phí theo thời giá càng ngày càng tăng.
Buổi ra mắt sách gồm có 2 phần: giới thiệu về Tủ Sách Tiếng Quê Hương và giới thiệu sách Nhân Văn Giai Phẩm.
Sau nghi thức chào cờ Hoa Kỳ và cờ Việt Nam Cộng Hòa, người giới thiệu chương trình – ông Nguyễn Văn Khanh, Giám đốc chương trình Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) – kể lại rằng ông đã từng biết đến ông Uyên Thao – người chủ trương Tủ Sách Tiếng Quê Hương – từ lúc cả hai cùng ở Sài Gòn. Giờ đây gặp lại nhau, ông Khanh vẫn không hiểu tại sao ông Thao trong tình trạng tuổi già sức yếu mà cứ cố làm một công việc rất khó nhọc là việc xuất bản sách, có phải là do ông Thao gàn dở hay không?
Người giới thiệu tiếp đến là ông Hoàng Song Liêm, một người bạn với Uyên Thao từ tận ngoài Bắc. Khi vào Nam mỗi người có con đường riêng. Nhưng khi gặp lại nhau ở Hoa Kỳ, ông Liêm cùng chung tay phụ giúp với ông Thao trông coi TQH, từ việc liên lạc với các tác giả đến việc khiêng các thùng sách nơi này nơi khác.
Ông Uyên Thao (Vũ Quốc Châu), như thường lệ, thường thích kể một vài câu chuyện nào đó thay vì nói thẳng vào vấn đề. Thay vì nói lý do tại sao thành lập một nhà xuất bản sách, tại sao lấy tên Tiếng Quê Hương, thì ông Thao kể câu chuyện của một phụ nữ có tên Trần Thị Hằng.
Một sinh viên tốt nghiệp Đại Học, năm 1967, Trần Thị Hằng đã theo tiếng gọi cứu nước lên đường vào Nam chiến đấu “giải phóng” miền Nam. Sau 1975, Trần Thị Hằng phải cặm cụi ngồi nặn từng viên gạch mộc để góp lại đem bán cho các lò nung. Việc nặn gạch trong cảnh sống tối tăm, túng thiếu không bao lâu khiến những ngón tay Hằng nhiễm độc. Vì không có hộ khẩu nên không được bệnh viện nào điều trị, chị đã phải nung dao đỏ để chặt đứt từng ngón tay một. Vì thế tay chị bị cụt như bàn tay của người mắc bệnh phong cùi .
Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) là một trong những cuốn sách thuộc loại “nặng ký” của Tủ Sách Tiếng Quê Hương (TQH) theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Theo nghĩa đen, đây là cuốn sách cầm nặng tay vì dày gần 1 ngàn trang, bìa cứng. Theo nghĩa bóng, sách là công trình sưu tầm, lọc lựa, so sánh, đúc kết trong 20 năm của Thụy Khuê, người giữ chuyên mục Văn học Nghệ thuật cho chương trình Việt ngữ Đài Phát Thanh Quốc Tế Pháp (RFI) từ 1990 đến 2009. NVGP là tác phẩm thứ 53 của Tủ sách TQH. Sau quyển này, nghe nói TQH sẽ thôi không làm bìa cứng nữa để sách bớt nặng, nghĩa là giảm được tiền cước phí theo thời giá càng ngày càng tăng.
Buổi ra mắt sách gồm có 2 phần: giới thiệu về Tủ Sách Tiếng Quê Hương và giới thiệu sách Nhân Văn Giai Phẩm.
Sau nghi thức chào cờ Hoa Kỳ và cờ Việt Nam Cộng Hòa, người giới thiệu chương trình – ông Nguyễn Văn Khanh, Giám đốc chương trình Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do (RFA) – kể lại rằng ông đã từng biết đến ông Uyên Thao – người chủ trương Tủ Sách Tiếng Quê Hương – từ lúc cả hai cùng ở Sài Gòn. Giờ đây gặp lại nhau, ông Khanh vẫn không hiểu tại sao ông Thao trong tình trạng tuổi già sức yếu mà cứ cố làm một công việc rất khó nhọc là việc xuất bản sách, có phải là do ông Thao gàn dở hay không?
Người giới thiệu tiếp đến là ông Hoàng Song Liêm, một người bạn với Uyên Thao từ tận ngoài Bắc. Khi vào Nam mỗi người có con đường riêng. Nhưng khi gặp lại nhau ở Hoa Kỳ, ông Liêm cùng chung tay phụ giúp với ông Thao trông coi TQH, từ việc liên lạc với các tác giả đến việc khiêng các thùng sách nơi này nơi khác.
Ông Uyên Thao (Vũ Quốc Châu), như thường lệ, thường thích kể một vài câu chuyện nào đó thay vì nói thẳng vào vấn đề. Thay vì nói lý do tại sao thành lập một nhà xuất bản sách, tại sao lấy tên Tiếng Quê Hương, thì ông Thao kể câu chuyện của một phụ nữ có tên Trần Thị Hằng.
Một sinh viên tốt nghiệp Đại Học, năm 1967, Trần Thị Hằng đã theo tiếng gọi cứu nước lên đường vào Nam chiến đấu “giải phóng” miền Nam. Sau 1975, Trần Thị Hằng phải cặm cụi ngồi nặn từng viên gạch mộc để góp lại đem bán cho các lò nung. Việc nặn gạch trong cảnh sống tối tăm, túng thiếu không bao lâu khiến những ngón tay Hằng nhiễm độc. Vì không có hộ khẩu nên không được bệnh viện nào điều trị, chị đã phải nung dao đỏ để chặt đứt từng ngón tay một. Vì thế tay chị bị cụt như bàn tay của người mắc bệnh phong cùi .
Sách do
Tiếng Quê Hương phát hành . Nguồn ảnh: flickr.com
Câu chuyện của Trần Thị Hằng đã trở thành một cảnh trong phim Chuyện
Tử Tế từng được nhắc nhở giữa thập niên 80. Cuốn phim kể về một phụ nữ cùi,
bị xã hội ruồng bỏ nhưng sức mạnh của tình mẹ đã giúp chị vẫn đêm đêm vo đất
bằng hai bàn tay co quắp không còn đủ mười ngón nặn thành những viên gạch để
xây nổi cho đứa con một căn nhà. Sự thật, dưới sự kiểm duyệt của chế độ, chỉ
còn là một nửa sự thật!
Uyên Thao chấm dứt phần trình bày của ông ở đây. Nhưng mọi người từ đó thấy ra rằng Tủ Sách Tiếng Quê Hương được thành lập với mục đích đưa ra ánh sáng toàn bộ sự thật. Nói cách khác, những cuốn sách của TQH phơi bày phần sự thật mà nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đang muốn bưng bít và ém nhẹm, trong đó, vụ án Nhân Văn Giai Phẩm là một.
Ông Nguyễn Minh Diễm – cựu Giám đốc chương trình Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do – giới thiệu “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề về Nguyễn Ái Quốc”. Ông Diễm đặt câu hỏi: “Tại sao Phong Trào NVGP lại là một sự kiện quan trọng của lịch sử dân tộc dù chỉ tồn tại trong một thời gian hết sức ngắn ngủi?” Và ông giải thích rằng “Vì những kẻ đang tâm đối xử tàn tệ với đồng bào ruột thịt vẫn còn, vì những con người đòi tự do sáng tác vẫn còn, và vì cuộc đấu tranh đòi quyền sống vẫn còn, nên NVGP vẫn là một phong trào chưa thể chấm dứt”. Với chất giọng khỏe khoắn ông Diễm tóm tắt ngắn gọn nội dung NVGP. Những nhận định của ông Diễm về cuốn sách, sau đó, được tác giả cám ơn, cho đấy là những nhận xét hợp ý với bà nhất.
Uyên Thao chấm dứt phần trình bày của ông ở đây. Nhưng mọi người từ đó thấy ra rằng Tủ Sách Tiếng Quê Hương được thành lập với mục đích đưa ra ánh sáng toàn bộ sự thật. Nói cách khác, những cuốn sách của TQH phơi bày phần sự thật mà nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đang muốn bưng bít và ém nhẹm, trong đó, vụ án Nhân Văn Giai Phẩm là một.
Ông Nguyễn Minh Diễm – cựu Giám đốc chương trình Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do – giới thiệu “Nhân Văn Giai Phẩm và Vấn đề về Nguyễn Ái Quốc”. Ông Diễm đặt câu hỏi: “Tại sao Phong Trào NVGP lại là một sự kiện quan trọng của lịch sử dân tộc dù chỉ tồn tại trong một thời gian hết sức ngắn ngủi?” Và ông giải thích rằng “Vì những kẻ đang tâm đối xử tàn tệ với đồng bào ruột thịt vẫn còn, vì những con người đòi tự do sáng tác vẫn còn, và vì cuộc đấu tranh đòi quyền sống vẫn còn, nên NVGP vẫn là một phong trào chưa thể chấm dứt”. Với chất giọng khỏe khoắn ông Diễm tóm tắt ngắn gọn nội dung NVGP. Những nhận định của ông Diễm về cuốn sách, sau đó, được tác giả cám ơn, cho đấy là những nhận xét hợp ý với bà nhất.
Tác phẩm
và tác giả (insert) . Nguồn ảnh:
flickr.com
Thụy
Khuê (Vũ Thị Tuệ) trong tà áo dài xanh lam với những những đoán cúc vàng óng ả
trông trẻ hơn nhiều so với tuổi . Với những ai đã từng say mê theo dõi chương
trình Văn Học của RFI qua giọng đọc ấm áp của Thụy Khuê đây là lúc được thấy
Thụy Khuê bằng xương bằng thịt. Giống như văn phong của bà, Thụy Khuê có dáng
vẻ rất giản dị chân thành, ngay đôi mắt cũng ánh lên một vẻ thẹn thò dễ mến.
Thụy Khuê nói bà rất cảm động khi thấy mọi người ưu ái đến vậy. Quả thật buổi ra mắt sách tuy với số người tham dự khiêm tốn – khoảng 150 – nhưng được tổ chức rất chu đáo ở một hội trường khang trang. Ban Tổ Chức, trong đó có bà Lê Thị Nhị, người bạn tấm bé của bà Thụy Khuê và là một trong những người chủ trương Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật Vùng Hoa Thịnh Đốn (VLAC), đã bỏ rất nhiều công sức để chuẩn bị cho một buổi sinh hoạt chỉ vỏn vẹn có 3 tiếng đồng hồ.
Thụy Khuê kể lại thời gian bà về Việt Nam và tình cờ có dịp gặp gỡ những người cầm đầu nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Khi gặp Văn Cao, bà được ông yêu cầu thu thanh phần phỏng vấn. Nhưng vì không có dụng cụ nên ý nguyện của Văn Cao đã không thành. Với Lê Đạt thì may mắn hơn vì ông có dịp qua Pháp và gặp gỡ với Thụy Khuê. Các audio phỏng vấn Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần,… chép lại từ trong sách NVGP (từ trang 803 đến 957) và được lưu trữ trên trang thuykhue.free.fr/
Trong khi kể, đôi lúc Thụy Khuê không ngăn được xúc động. Giọng bà nghẹn lại khi nhắc tới những người mà bà coi là anh, là thày của mình. “Nhân Văn Giai Phẩm” đối với Thụy Khuê không còn là một công việc của người biên khảo nữa mà đã trở thành một nguồn cảm hứng, một mối liên hệ giữa một Thụy Khuê nơi xứ người với những con người nước Nam của một quá khứ bi tráng.
Nếu nghĩ buổi ra mắt sách NVGP là một buổi họp trang nghiêm của những hoài niệm trầm lắng thì sẽ rất sai. Đó là một ngày đầu mùa hè trong trẻo và mát rượi nên các ông có thể com-lê cà-vạt không thấy bực bội và các bà thoải mái diện những màu áo rực rỡ nhất. Mọi người như chìm vào một thế giới rất xa, rất khác với cái thế giới bề bộn của nước Mỹ. Thì thoảng, không khí im ắng đó được phá vỡ bởi nhừng chuỗi cười vui. Một phần cũng nhờ tài dẫn chương trình khéo léo của ông Nguyễn Văn Khanh.
Ông Khanh nhắc lại hơn một lần là ông đã từng có ý định muốn bái bà Thụy Khuê làm “cô giáo”. Vì lý do nào đó, chuyện bái sư (mẫu) này không thành. Bây giờ, nhìn hai người đứng bên cạnh nhau, dù khoảng cách tuổi tác khá xa, nhưng Nguyễn Văn Khanh (1952) trông không trẻ hơn Thụy Khuê (1944) chút nào; nếu có là thày trò thì thật khó biết ai thày, ai trò.
Nhưng nụ cười tuyệt nhất phải dành cho cặp Uyên Thao-Nguyễn Ngọc Bích. Đó là lúc ông Nguyễn Ngọc Bích đứng lên hỏi câu chuyện Trần Thị Hằng ông Thao lấy từ đâu ra. Uyên Thao bèn trả lời rằng câu chuyện ấy được nghe từ đài RFA trong thời gian ông Nguyễn Ngọc Bích còn làm… Giám đốc chương trình Việt ngữ RFA. Câu hỏi đứng đắn, câu trả lời cũng rất đứng đắn, nhưng kết quả là một trận cười như vỡ chợ.
Có một người từ Pháp qua tham dự, đặt câu hỏi rằng “Muốn mua sách TQH phải làm sao?” Hẳn vị này không biết rằng từ nhiều năm nay Uyên Thao vẫn cặm cụi ngồi gói sách và đi ra bưu điện gởi sách đến bạn đọc khắp nơi. Nói ra thì nghe hết sức vô lý: sách in từ Đài Loan, gởi về California. Ông Trần Phong Vũ nhận được sách lại gởi một vài thùng tới Virginia cho ông Uyên Thao. Từ đây, ông Thao sẽ gói và gởi đến từng bạn đọc một. Tiền cước phí, do đó, nhân ra làm đôi, nhưng Tủ Sách vẫn tính như bình thường.
Hỏi “Làm vậy chịu gì nổi?” Uyên Thao chỉ cười, bảo “Làm thì cứ làm, rồi đâu cũng vào đấy. Chứ cứ ngồi tính toán hơn thiệt thì chẳng bao giờ làm được gì”. Nhưng không tính toán thì lỗ chỏng gọng ra? “Thì đã có Trần Phong Vũ… lo.” Đấy chính là “bí mật” đáng giá ngàn vàng của Tủ Sách Tiếng Quê Hương vậy.
Được biết cuối tuần này, Chủ Nhật 27-5-2012, sẽ có buổi ra mắt sách Nhân Văn Giai Phẩm tại Westminster, California với tác giả Thụy Khuê và Uyên Thao-Tủ Sách Tiếng Quê Hương.
Ở buổi ra mắt sách lần này, người tham dự không những được dịp gặp gỡ tác giả Thụy Khuê, được dịp mua một quyển sách có giá trị với chữ ký của tác giả để giừ làm kỷ niệm, mà còn có dịp chứng kiến những mối thân tình bè bạn được giữ thật bền, thật lâu, những “amis d’enfance” – theo cách nói của Thụy Khuê - đã có lúc tưởng như không bao giờ gặp lại nhau nhưng cuối cùng vẫn tìm đến nhau qua một mối tơ vương vấn của văn chương, đất nước và con người.
Tôi nhìn hình bìa “Nhân Văn Giai Phẩm”, tiếc đã không hỏi tác giả Thụy Khuê ai khéo chọn những bông hoa anh túc đỏ thắm trên nền trắng tinh khôi. Tôi chợt nhớ tới “Cuộc Hẹn” của Herta Müller, trong đó có một cô gái tìm cách vượt tường Bá Linh. Cô bị bắn chết, bị chó xé xác. Một vùng bỗng đỏ rực như một thảm hoa anh túc đỏ.
Dù ở bất cứ đâu, Đông hay Tây, Âu hay Á, sẽ luôn luôn có những con người yêu chuộng Tự Do. Và phong trào Nhân Văn Giai Phẩm chỉ là đợt sóng đầu tiên, mở đường cho những đợt sóng sau. Mà sóng sau bao giờ cũng vũ bão hơn sóng trước.
© DCVOnline
Thụy Khuê nói bà rất cảm động khi thấy mọi người ưu ái đến vậy. Quả thật buổi ra mắt sách tuy với số người tham dự khiêm tốn – khoảng 150 – nhưng được tổ chức rất chu đáo ở một hội trường khang trang. Ban Tổ Chức, trong đó có bà Lê Thị Nhị, người bạn tấm bé của bà Thụy Khuê và là một trong những người chủ trương Câu Lạc Bộ Văn Học Nghệ Thuật Vùng Hoa Thịnh Đốn (VLAC), đã bỏ rất nhiều công sức để chuẩn bị cho một buổi sinh hoạt chỉ vỏn vẹn có 3 tiếng đồng hồ.
Thụy Khuê kể lại thời gian bà về Việt Nam và tình cờ có dịp gặp gỡ những người cầm đầu nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Khi gặp Văn Cao, bà được ông yêu cầu thu thanh phần phỏng vấn. Nhưng vì không có dụng cụ nên ý nguyện của Văn Cao đã không thành. Với Lê Đạt thì may mắn hơn vì ông có dịp qua Pháp và gặp gỡ với Thụy Khuê. Các audio phỏng vấn Lê Đạt, Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần,… chép lại từ trong sách NVGP (từ trang 803 đến 957) và được lưu trữ trên trang thuykhue.free.fr/
Trong khi kể, đôi lúc Thụy Khuê không ngăn được xúc động. Giọng bà nghẹn lại khi nhắc tới những người mà bà coi là anh, là thày của mình. “Nhân Văn Giai Phẩm” đối với Thụy Khuê không còn là một công việc của người biên khảo nữa mà đã trở thành một nguồn cảm hứng, một mối liên hệ giữa một Thụy Khuê nơi xứ người với những con người nước Nam của một quá khứ bi tráng.
Nếu nghĩ buổi ra mắt sách NVGP là một buổi họp trang nghiêm của những hoài niệm trầm lắng thì sẽ rất sai. Đó là một ngày đầu mùa hè trong trẻo và mát rượi nên các ông có thể com-lê cà-vạt không thấy bực bội và các bà thoải mái diện những màu áo rực rỡ nhất. Mọi người như chìm vào một thế giới rất xa, rất khác với cái thế giới bề bộn của nước Mỹ. Thì thoảng, không khí im ắng đó được phá vỡ bởi nhừng chuỗi cười vui. Một phần cũng nhờ tài dẫn chương trình khéo léo của ông Nguyễn Văn Khanh.
Ông Khanh nhắc lại hơn một lần là ông đã từng có ý định muốn bái bà Thụy Khuê làm “cô giáo”. Vì lý do nào đó, chuyện bái sư (mẫu) này không thành. Bây giờ, nhìn hai người đứng bên cạnh nhau, dù khoảng cách tuổi tác khá xa, nhưng Nguyễn Văn Khanh (1952) trông không trẻ hơn Thụy Khuê (1944) chút nào; nếu có là thày trò thì thật khó biết ai thày, ai trò.
Nhưng nụ cười tuyệt nhất phải dành cho cặp Uyên Thao-Nguyễn Ngọc Bích. Đó là lúc ông Nguyễn Ngọc Bích đứng lên hỏi câu chuyện Trần Thị Hằng ông Thao lấy từ đâu ra. Uyên Thao bèn trả lời rằng câu chuyện ấy được nghe từ đài RFA trong thời gian ông Nguyễn Ngọc Bích còn làm… Giám đốc chương trình Việt ngữ RFA. Câu hỏi đứng đắn, câu trả lời cũng rất đứng đắn, nhưng kết quả là một trận cười như vỡ chợ.
Có một người từ Pháp qua tham dự, đặt câu hỏi rằng “Muốn mua sách TQH phải làm sao?” Hẳn vị này không biết rằng từ nhiều năm nay Uyên Thao vẫn cặm cụi ngồi gói sách và đi ra bưu điện gởi sách đến bạn đọc khắp nơi. Nói ra thì nghe hết sức vô lý: sách in từ Đài Loan, gởi về California. Ông Trần Phong Vũ nhận được sách lại gởi một vài thùng tới Virginia cho ông Uyên Thao. Từ đây, ông Thao sẽ gói và gởi đến từng bạn đọc một. Tiền cước phí, do đó, nhân ra làm đôi, nhưng Tủ Sách vẫn tính như bình thường.
Hỏi “Làm vậy chịu gì nổi?” Uyên Thao chỉ cười, bảo “Làm thì cứ làm, rồi đâu cũng vào đấy. Chứ cứ ngồi tính toán hơn thiệt thì chẳng bao giờ làm được gì”. Nhưng không tính toán thì lỗ chỏng gọng ra? “Thì đã có Trần Phong Vũ… lo.” Đấy chính là “bí mật” đáng giá ngàn vàng của Tủ Sách Tiếng Quê Hương vậy.
Được biết cuối tuần này, Chủ Nhật 27-5-2012, sẽ có buổi ra mắt sách Nhân Văn Giai Phẩm tại Westminster, California với tác giả Thụy Khuê và Uyên Thao-Tủ Sách Tiếng Quê Hương.
Ở buổi ra mắt sách lần này, người tham dự không những được dịp gặp gỡ tác giả Thụy Khuê, được dịp mua một quyển sách có giá trị với chữ ký của tác giả để giừ làm kỷ niệm, mà còn có dịp chứng kiến những mối thân tình bè bạn được giữ thật bền, thật lâu, những “amis d’enfance” – theo cách nói của Thụy Khuê - đã có lúc tưởng như không bao giờ gặp lại nhau nhưng cuối cùng vẫn tìm đến nhau qua một mối tơ vương vấn của văn chương, đất nước và con người.
Tôi nhìn hình bìa “Nhân Văn Giai Phẩm”, tiếc đã không hỏi tác giả Thụy Khuê ai khéo chọn những bông hoa anh túc đỏ thắm trên nền trắng tinh khôi. Tôi chợt nhớ tới “Cuộc Hẹn” của Herta Müller, trong đó có một cô gái tìm cách vượt tường Bá Linh. Cô bị bắn chết, bị chó xé xác. Một vùng bỗng đỏ rực như một thảm hoa anh túc đỏ.
Dù ở bất cứ đâu, Đông hay Tây, Âu hay Á, sẽ luôn luôn có những con người yêu chuộng Tự Do. Và phong trào Nhân Văn Giai Phẩm chỉ là đợt sóng đầu tiên, mở đường cho những đợt sóng sau. Mà sóng sau bao giờ cũng vũ bão hơn sóng trước.
© DCVOnline
Xem “Buổi ra mắt sách Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái
Quốc” , youtube
Nghe “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” Mặc Lâm, RFA, 2012/05/2019
Đọc “Từ thơ tới những mảnh đời … (Kết)” Trích từ “Đọc thi phẩm HOA PHƯỢNG của Nguyễn Thị Hoài Thanh”, Uyên Thao, DCVOnline, 10/06/2007
Đọc “Herta Müller - Nobel Văn chương 2009”, Trịnh Bình An, DCVOnline, 21/10/2009
Tác phẩm “Heute wär ich mir lieber nicht begegnet” (Hôm nay, nếu tôi không phải gặp tôi thì tốt hơn) - tựa tiếng Anh là “The Appointment” (Cuộc Hẹn) - có đoạn như sau:
Nghe “Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” Mặc Lâm, RFA, 2012/05/2019
Đọc “Từ thơ tới những mảnh đời … (Kết)” Trích từ “Đọc thi phẩm HOA PHƯỢNG của Nguyễn Thị Hoài Thanh”, Uyên Thao, DCVOnline, 10/06/2007
Đọc “Herta Müller - Nobel Văn chương 2009”, Trịnh Bình An, DCVOnline, 21/10/2009
Tác phẩm “Heute wär ich mir lieber nicht begegnet” (Hôm nay, nếu tôi không phải gặp tôi thì tốt hơn) - tựa tiếng Anh là “The Appointment” (Cuộc Hẹn) - có đoạn như sau:
Viên sĩ quan của Lilli bị còng tay, bị đem đến cái lều sắt, và bị
canh giữ bởi người lính vừa nổ súng, người vẫn còn đang chìm đắm trong ý nghĩ
về phần thưởng to đang chờ mình. Lilli nằm ngay nơi cô ngã xuống. Cái lều mở
cửa đàng trước. Trên sàn là một bồn nước, một cái ghế dài để dọc tường, ở trong
góc là một cái cáng. Người lính gác uống một hơi dài, rửa mặt, kéo áo ra ngoài
quần, lau mặt khô, và ngồi xuống. Tù nhân không được ngồi, dù được cho phép
nhìn ra bãi cõ nơi Lilli còn nằm đó. Năm con chó chạy tới, chân chúng bay trên
cỏ cao bằng cổ chúng. Chạy đằng sau là một nhóm lính. Khi họ đến cạnh Lilli,
không chỉ áo cô bị cắn nát. Chó đã xé thân thể Lilli thành từng mảng. Dưới mõm
chúng Lilli nặng, đỏ như một thảm hoa anh túc (poppy). Những người lính xua lũ
chó qua bên cạnh rồi đứng quanh vòng lại. Hai người đến lều, uống nước, và đem
cái cáng ra. Bố dượng của Lilli kể lại với tôi như thế. Đỏ như đám hoa anh túc,
ông nói. Khi ông kể, tôi nghĩ tới những trái sơ-ri (cherry).
------------------------------
05/24/2012
Khoảng hơn 100 khách hằng quan-tâm đến văn-học nghệ-thuật trong
vùng đã có mặt chiều Chủ-nhật 20/5 vừa qua tại Ernst Cultural Center của Trường
Đại-học NOVA, khuôn-viên Annandale, để dự một sinh-hoạt khá ý nghĩa, đó là việc
giới-thiệu nhà xuất bản Tiếng Quê Hương do nhà văn Uyên Thao chủ-trương với sự
tiếp tay của nhà văn Trần Phong Vũ ở Cali và một số bạn thiết thân ở trong
vùng.
Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương
Phần đầu, theo MC Nguyễn Văn Khanh, được dành cho việc giới-thiệu nhà xuất bản Tiếng Quê Hương. Lên giới-thiệu người chủ-trương nhà xuất bản đó là nhà thơ Hoàng Song Liêm. Theo ông, nhà văn Uyên Thao và chính ông là những người hiếm có còn lại ở trong vùng mà đã bắt đầu sinh-hoạt viết lách và chữ nghĩa từ những năm đầu thập niên 1950 ở Hà-nội. Tình bạn gắn bó này đã theo cho đến ngày nay và ông Liêm rất hãnh diện được thấy bạn mình vẫn kiên trì trên con đường làm văn-hoá cho tới ngày nay khi ông đã ở tuổi trên 70, gần 80.
Đến lượt nhà văn Uyên Thao lên, ông cho biết là Tiếng Quê Hương đã hoạt-động được trên 10 năm và tính đến nay, đã ra được 53 đầu sách. Mặc dầu vậy, ông cho rằng đó mới chỉ là một hạt muối bỏ biển trong nỗ lực của người Việt hải-ngoại đưa ra sự thật về đất nước. Ông đưa ra trường-hợp của một người đàn bà thật đáng thương tên Trần Thị Hằng, vì bị xã-hội Cộng-sản ở quê nhà hoàn-toàn bỏ rơi, đã phải làm nghề bốc bùn lên làm gạch đến nỗi các ngón tay bị hư hỏng. Cuối cùng, Trần Thị Hằng đã phải lấy dao, cắn răng để mà chặt những ngón tay hỏng của mình. Ông cho rằng những trường-hợp như vậy đầy dẫy ở Việt-nam hôm nay và cần phải được nói lên. Đó là động-cơ thúc đẩy ông bao nhiêu năm nay nhằm ra những cuốn sách đứng đắn nói lên thực-trạng của đất nước.
Ra mắt sách "Nhân Văn-Giai Phẩm và vấn-đề Nguyễn Ái Quốc"
Cái đinh của buổi ra mắt hôm Chủ-nhật là sự hiện diện của nhà phê-bình, nhà biên khảo Thuỵ Khuê đến từ Paris với ông chồng là kỹ-sư Lê Tất Luyện. Sở dĩ bà có mặt ở Mỹ lần này là để ra mắt một tác-phẩm đồ sộ mà bà đã bỏ ra 20 năm trời để hoàn-tất: cuốn Nhân Văn-Giai Phẩm và vấn-đề Nguyễn Ái Quốc, một tác-phẩm gần 900 trang và cũng là tác-phẩm thứ 53 của nhà xuất bản Tiếng Quê Hương.
Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương
Phần đầu, theo MC Nguyễn Văn Khanh, được dành cho việc giới-thiệu nhà xuất bản Tiếng Quê Hương. Lên giới-thiệu người chủ-trương nhà xuất bản đó là nhà thơ Hoàng Song Liêm. Theo ông, nhà văn Uyên Thao và chính ông là những người hiếm có còn lại ở trong vùng mà đã bắt đầu sinh-hoạt viết lách và chữ nghĩa từ những năm đầu thập niên 1950 ở Hà-nội. Tình bạn gắn bó này đã theo cho đến ngày nay và ông Liêm rất hãnh diện được thấy bạn mình vẫn kiên trì trên con đường làm văn-hoá cho tới ngày nay khi ông đã ở tuổi trên 70, gần 80.
Đến lượt nhà văn Uyên Thao lên, ông cho biết là Tiếng Quê Hương đã hoạt-động được trên 10 năm và tính đến nay, đã ra được 53 đầu sách. Mặc dầu vậy, ông cho rằng đó mới chỉ là một hạt muối bỏ biển trong nỗ lực của người Việt hải-ngoại đưa ra sự thật về đất nước. Ông đưa ra trường-hợp của một người đàn bà thật đáng thương tên Trần Thị Hằng, vì bị xã-hội Cộng-sản ở quê nhà hoàn-toàn bỏ rơi, đã phải làm nghề bốc bùn lên làm gạch đến nỗi các ngón tay bị hư hỏng. Cuối cùng, Trần Thị Hằng đã phải lấy dao, cắn răng để mà chặt những ngón tay hỏng của mình. Ông cho rằng những trường-hợp như vậy đầy dẫy ở Việt-nam hôm nay và cần phải được nói lên. Đó là động-cơ thúc đẩy ông bao nhiêu năm nay nhằm ra những cuốn sách đứng đắn nói lên thực-trạng của đất nước.
Ra mắt sách "Nhân Văn-Giai Phẩm và vấn-đề Nguyễn Ái Quốc"
Cái đinh của buổi ra mắt hôm Chủ-nhật là sự hiện diện của nhà phê-bình, nhà biên khảo Thuỵ Khuê đến từ Paris với ông chồng là kỹ-sư Lê Tất Luyện. Sở dĩ bà có mặt ở Mỹ lần này là để ra mắt một tác-phẩm đồ sộ mà bà đã bỏ ra 20 năm trời để hoàn-tất: cuốn Nhân Văn-Giai Phẩm và vấn-đề Nguyễn Ái Quốc, một tác-phẩm gần 900 trang và cũng là tác-phẩm thứ 53 của nhà xuất bản Tiếng Quê Hương.
Theo lời mở đầu của MC Nguyễn Văn Khanh thì cuốn sách không thể chỉ gọi là một cuốn sách bình-thường, nhà văn Tưởng Năng Tiến đã gọi đó là một "pho sách" và chính anh Nguyễn Văn Khanh muốn gọi đó là một "thư-viện về Nhân Văn-Giai Phẩm."
Người được mời lên giới-thiệu nội-dung cuốn sách là ông Nguyễn Minh Diễm, cựu-giám-đốc Ban Việt-ngữ Đài Á Châu Tự Do. Theo ông Diễm, đây là một cuốn sách lý-tưởng, đầy đủ nhất về phong trào các nhà văn, nhà thơ, và một số bộ mặt trí-thức nổi của miền Bắc (cộng-sản) nổi lên vào những năm 1956-58. Sớm nhất trình bầy về phong trào này ở miền Nam là một cuốn sách rất giá trị, cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc của tác-giả Mặc Định, bút-hiệu của học-giả Hoàng Văn Chí, ra năm 1959 ở Sài-gòn. Nhưng phải đợi đến nay ta mới có được một cuốn lịch-sử cặn kẽ về phong trào này dựa lên không những các tài-liệu "đánh" phong trào này như cuốn Bọn Nhân Văn-Giai Phẩm trước Toà án Dư luận (Nhà xb Sự Thật, Hà-nội, 1959) gồm 83 bài viết bỉ ổi, xuyên-tạc nhằm đánh cho tan tác cái phong trào này; tác-giả Thuỵ Khuê, để tìm cho đến ngọn nguồn của vấn-đề đã phỏng vấn được một số người then chốt trong cuộc vận-động cho tự do của người cầm bút này như nhà thơ Lê Đạt, người tổ-chức Nguyễn Hữu Đang, nhà văn và hoạ-sĩ Trần Duy, nhà thơ Hoàng Cầm, nhạc-sĩ Văn Cao. Bên cạnh đó, Thuỵ Khuê cũng đã nói chuyện và đọc thật kỹ mấy tác-phẩm cuối đời viết bằng tiếng Pháp của luật-sư Nguyễn Mạnh Tường. Tổng-kết hết cả những thông tin này, nhà biên khảo Thuỵ Khuê đã dựng lại được cho lịch-sử văn-học nước nhà một kỷ-niệm-đài mà không gì có thể bôi xoá được dù như đó là âm-mưu, là ý muốn của Đảng CSVN.
Phần cuối của chương-trình là dành cho chính tác-giả Thuỵ Khuê. Bà lên cám ơn các bạn bè của bà, nhất là nhà văn Lê Thị Nhị, một người bạn từ tiểu-học ở tuổi lên 10, và nhà sách Tiếng Quê Hương đã cho bà cơ-hội đến trình bầy về những động-cơ nào bà đã đeo đuổi việc viết nên cuốn sách này. Từ rất sớm, khi còn ngồi ở ghế nhà trường bà đã thắc mắc về phong trào này rồi quyết tâm tìm cho ra manh mối. Cơ may đến với bà là trong một chuyến đi về VN vào năm 1993, bà đã gặp được Văn Cao và một số người. Rồi trong thời-gian làm việc với Đài phát thanh RFI (Radio France Internationale), bà đã có dịp phỏng vấn Lê Đạt khi ông được sang Pháp. Rồi chuyện này dẫn đến chuyện kia và bà đã hoàn-tất được cuốn sách như ta có ngày hôm nay.
Được biết, bên cạnh phần dành cho phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, cuốn sách còn dành hơn 100 trang để đào sâu việc ai là tác-giả cuốn Procès de la Colonisation française (Bản án Thực-dân Pháp) và một số bài trong báo Le Paria (Người cùng-khổ) mà sau này được gán cho Hồ Chí Minh. Theo Thuỵ Khuê, đây là một sự tiếm danh trắng trợn khi ta biết là tiếng Pháp của Hồ Chí Minh trong thập niên 1920 rất kém, không thể nào viết nổi những bài mà tác-giả đích-thực là những người như Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền.
Có thể nói buổi ra mắt đã rất thành công. Nói với Nguyễn Thành Công của Đài SBTN Hoa-thịnh-đốn, Thuỵ Khuê cho là đã không ngờ sự chú ý và tham-dự đông đảo đến như thế của rất nhiều bộ mặt văn-hoá và văn nghệ ở trong vùng. Buổi ra mắt hoàn-toàn không có văn nghệ phụ diễn.
No comments:
Post a Comment