Wednesday, 16 May 2012

QUAN HỆ TRUNG QUỐC-MIANMA SAU BẦU CỬ BỔ SUNG TẠI MIANMA (Hoàng Bá Nông - Đại học Thành thị Hồng Công)




Hoàng Bá Nông  -  Đại học Thành thị Hồng Công

Tài liệu tham khảo đặc biệt của THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Posted by basamnews on 16/05/2012

Bài viết của Hoàng Bá Nông, Phó Giáo sư Khoa khoa học xã hội ứng dụng Đại học Thành thị Hồng Công, đăng trên tờ “Tín báo ” ngày 4/5.

Trong cuộc bầu cử bổ sung Quốc hội Mianma ngày 1/4, Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo đã giành thắng lợi lớn. Phân tích cho thấy đây là một cột mốc của nền dân chủ Mianma và dự kiến bà Aung San Suu Kyi có thể giành được ghế Thủ tướng trong cuộc bầu cử năm 2015.

Bài viết phân tích ý đồ của hội đồng quân sự cầm quyền Mianma và mục tiêu của bà Aung San Suu Kyi, dự đoán khả năng phát triển trong 3 năm tới của Mianma và đưa ra một số điểm mà chính sách đối với Mianma của Trung Quốc cần chú ý.

Trên đời này, ngoài các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa, việc thành bại trên chính trường còn liên quan tới thiết kế bố cục của cuộc cạnh tranh; một nhà chính trị lão luyện không thể vội vàng khinh suất tham dự, trước tiên họ thường quan sát đối thủ và nguyên tắc cuộc chơi, quan trọng hơn là phân tích ý đồ và bố trí. Điều này là để tránh quên đi mục tiêu ban đầu do sự mê hoặc thắng thua. Người tham gia thường phải hỏi những câu hỏi kiểu: tiến hành cuộc chạy đua này có ích lợi gì? Khi thi đấu cần có thể đạt mục đích gì? Nếu có người thắng kẻ thua thì sắp xếp sau đó sẽ ra sao? Tác giả bài viết cho rằng cuộc bầu cử bổ sung lần này có thể đặt chính quyền quân sự vào thế “bất bại”.

Tìm cách thu hút càng nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài
Kể từ cuộc đảo chỉnh quân sự do tướng Ne Win lãnh đạo năm 1962, nhằm thoát khỏi chủ nghĩa thực dân mới của Anh, sự khống chế nền kinh tế Mianma của người Trung Quốc và người Ấn Độ, để người Mianma thực sự làm chủ đất nước, Mianma đã tiến hành “con đường chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Mianma”, quốc hữu hóa toàn bộ tài sản tư hữu, giới quân sự càng lũng đoạn thêm nền kinh tế đất nước.

Giai đoạn 1962-1988, do thiếu kinh nghiệm quản lý, kinh tế đất nước luôn rơi vào cảnh khốn khó, xã hội nghèo đói và áp lực thống trị nặng nề đã khiến người dân mất đi lòng tin vào chính quyền quân sự, cộng thêm đó là sự khó khăn bởi tình trạng chia rẽ dân tộc. Nhằm vãn hồi lòng dân và thoát khỏi sự cô lập quốc tế, chính quyền quân sự Mianma đã tiến hành cuộc bầu cử vào năm 1990, đáng tiếc là kết quả khó cưỡng lại được ý dân, phe quân sự đại bại trước phe đối lập do bà Aung San Sau Kyi lãnh đạo.

Nhằm tránh mất đi quyền kiểm soát tình hình, phe quân sự đã cưỡng chế hủy bỏ kết quả bầu cử và giam lỏng bà Suu Kyi. Thập kỷ 90, dưới sự cấm vận của phương Tây, Mianma đã đi theo quỹ đạo “Đồng thuận Bắc Kinh”, tiếp nhận sự viện trợ của Trung Quốc về kinh tế, ngoại giao và phương hướng phát triển, thu hút lượng vốn đầu tư lớn của Trung Quốc, cho đến nay, lượng vốn đầu tư này chiếm hoảng 50% tổng số vốn đầu tư của nước ngoài vào Mianma, ASEAN chiếm khoảng 25%, kinh tế Mianma được ổn định trở lại. Năm 2010, Mianma lại tiến hành bầu cử tự do trong bố cục ổn định chắc thắng, tiếp đến năm 2011 đã tiến cử The in Sein (người trước kia từng là quân nhân) làm Tổng thống chính quyền dân sự, từng bước thực hiện “lộ trình dân chủ giàu kỷ luật”, nhằm thuyết phục phương rây ngừng cấm vận kinh tế, thu hút càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài, chấn hưng kinh tế.

Theo học giả nổi tiếng người Thái Lan – nhà Mianma học, Sunait Chutintarnanod, để trở thành người thống trị vĩnh viễn Mianma, “chính quyền quân sự sau nhiều năm kinh doanh tâm huyết vất vả, hiện nay, tất cả những người nắm giữ chính trị, kinh tể Mianma (bao gồm cả phe đối lập) đều không thể tránh khỏi mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với phe quân sự”.

Trong bổi cảnh đó, ngày 1/4 không chỉ là ngày quan trọng của sự dân chủ hóa Mianma, mà còn là một cột mốc trong sự phát triển kinh tế của nước này. Chính quyền quân sự đã lấy ngày 1/4 làm ngày đồng kyat (đơn vị tiền tệ của Mianma) niêm yết dao động tự do theo thị trường tiền tệ quốc tế. Từ trước đến nay, do hệ thống ngân hàng chưa hoàn thiện, tỷ giá chính thức tuy quy định là 1 USD đổi được 6 kyat, nhưng tỷ giá này cách quá xa so với tỷ giá 1 USD đổi được 800 kyat tại thị trường đen.

Trước kia, do một lượng lớn-tiền đầu tư từ Trung Quốc và ASEAN đổ vào Mianma, tỷ giá thị trường đen đã từng vượt mốc 1 USD đổi được 1.100 kyat. Vậy là để cứu vãn lòng tin của nhân dân đối với kinh tế đất nước, Mianma đã tích cực phát triển hệ thống ngân hàng, dưới sự điều tiết của Ngân hàng trung ương Mianma, hệ thống tỷ giá dao động mới được đưa ra theo giao dịch hàng ngày của 17 ngân hàng (được chính quyền quân sự ủy quyền), tiến một bước trong việc xác lập thị trường ngoại hối lấy ngân hàng làm chủ đạo.

Mianma sẽ không chỉ dựa riêng vào Trung Quốc
Ý đồ gắn ngày chính quyền quân sự không nắm đủ 7% (tương đương với 45 trên tổng số 664 ghế trong Quốc hội) ghế bầu cử bổ sung cùng với ngày đồng tiền Mianma tự do biến động cho thấy chính quyền quân sự muốn nói rõ với phe đối lập rằng họ đã chuẩn bị tốt cho việc bà Aung San Suu Kyi thắng cử, tỷ giá hối đoái từ nay về sau sẽ phản ánh niềm tin của người Mianma đối với nền kinh tế đất nước, Nếu đồng kyat tiếp tục mất giá khiến người dân rơi vào bể khổ, thì bà Aung San Suu Kyi khó tránh khỏi bị trách tội.

Phe đối lập muốn hợp tác với chính quyền quân sự về vấn đề kinh tế, cùng nhau thu hút nhiều hơn vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sự hoàn thiện của hệ thống ngân hàng, để kinh tế Mianma phát triển hơn. Bà Aung San Suu Kyi luôn được phương Tây công nhận, Thein Sein muốn thử lợi dụng ảnh hưởng quốc tế của bà Aung San Suu Kyi để tăng thêm tính hợp pháp cho Chính phủ Mianma, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư cua phương Tây, làm mạnh mẽ hệ thống ngân hàng củng cố chính quyền.

Aung San Suu Kyi và chính quyền quân sự giống nhau, đều là những người theo chủ nghĩa dân tộc Mianma, nhưng do quyền lực đặc thù và quan điểm trị quốc khác nhau nên đối lập với nhau. Đối với chính quyền quân sự, dân chủ chính là thủ đoạn và bà Aung San Suu Kyi lại là mục tiêu. Do trước đây không thể tham chính, chiến thắng trong bầu cử bổ sung của bà Aung San Suu Kyi không phải là dựa trên biểu hiện chính trị trong quá khứ mà là do tố chất bản thân cá nhân, người cha Aung San là anh hùng dân tộc và tâm tư người dân Mianma thay đổi.

Chính quyền quân sự và phe đối lập đều đại diện cho sự nhận thức chung được hình thành trong xã hội Mianma những năm gần đây: một mặt đã giải quyết vấn đề kinh tế dân sinh, Mianma không thể đơn độc lâu dài dựa vào Trung Quốc mà cần thu hút đầu, tư của phương Tây và các nước khác, Mặt khác, chính quyền quân sự là sản phẩm lịch sử của cuộc xung đột vũ trang sắc tộc nhiều năm, Mianma cần phải vạch ra phương án phát triển xã hội khác và hóa giải mâu thuẫn. Trong tình thế phức tạp này, mong muốn dân chủ hóa toàn cục đất nước là điều khó khăn.
Vì thế Aung San Suu Kyi mong muốn hợp tác với chính quyền quân sự, tham gia lần bầu cử bổ sung này, bà hy vọng lợi dụng không gian hữu hạn trong quốc hội để thúc đẩy cải cách. Ngoài việc cải thiện kinh tế dân sinh và kiến nghị sửa đổi Hiến pháp để đẩy nhanh tiến trình dân chủ, bà còn chủ động tham gia điều đình hòa giải xung đột vũ trang sắc tộc, sử dụng vũ khí hòa bình để hóa giải mâu thuẫn. Nếu bà có thể nhận được sự ủng hộ của các lực lượng vũ trang dân tộc thì do phù hợp với lợi ích của phe quân sự, sẽ có khả năng nhận được sự ôn hòa của phe quân sự và sự ủng hộ của phe cải cách, nắm lấy chính quyền liên minh cùng điều hành vào năm 2015.

Sự hợp tác mang tính lịch sử giữa Aung San Suu Kyi và chính quyền quân sự đã đánh dấu việc sự phát triển xã hội của Mianma bước vào giai đoạn mới. Mianma cho rằng từ nay về sau không thể đi theo con đường phát triển kinh tế chỉ dựa riêng vào nguồn đầu tư của Trung Quốc, mà cần phải bắt tay với các nước phương Tây khác, tiến hành phát triển nhiều kênh, để bù đắp sự coi nhẹ của “Đồng thuận Bắc Kinh” đối với dân sinh địa phương và sự phát triển của toàn thể xã hội. Tomasz Gerlach – lãnh sự Ba Lan tại Mianma và học giả Sunait Chutintarnanod phân tích, xung đột xã hội xảy ra tại thành phố Mandalay, thành phố lớn thứ hai của Mianma, chính là vấn đề mà Trung Quốc cần chú ý.

Một lượng lớn dân nhập cư mới từ Vân Nam đổ tới đã chiếm giữ trung tâm thương mại thành phố Mandalay, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh kế của thương nhân Mianma ở địa phương, hai dân tộc Hán – Miến càng nảy sinh xung đột. Điều này không chỉ khiến người dân bán đảo Đông Dương truyền tụng rằng Trung Quốc cố, ý xuất khẩu nhân khẩu để tiến hành một kiểu thực dân khác, điều này càng có thể làm bùng phát tư tưởng “bài Hoa”, ảnh hưởng tới mối quan hệ tốt đẹp giữa người Hoa sinh ra và lớn lên ở khu vực Đông Nam Á và người dân bản địa.
Có phân tích cho rằng do Mỹ bao vây nên Trung Quốc đã thay đổi chiêu bài ngoại giao “giấu mình chờ thời”, không chỉ tích cực can thiệp vào công việc của nước khác mà dùng cả thủ đoạn cấm vận kinh tế và quân sự để bảo vệ lợi ích ở nước ngoài ngày càng tăng của Trung Quốc.

Theo tác giả, ngoài việc cần kiên trì thực hiện thực sự “Đồng thuận Bắc Kinh”, cũng cần phải tích cực mưu cầu bổ trợ những chỗ chưa đủ trong bảo đảm dân sinh và thúc đẩy phát triển toàn thể xã hội địa phương (Mianma), có như thế thì hệ thống kinh tế “Trung Quốc toàn cầu” mới có thể quyết chiến với phương Tây lâu dài được./.




No comments:

Post a Comment

View My Stats