Martian Mobile
Thứ Bảy, 05/05/2012
Phản ứng với cuộc trốn thoát đầy nguy hiểm
không khác gì trên phim ảnh của Hollywood của nhà hoạt động nhân quyền Trung
Quốc mù, ông Trần Quang Thành (GuangCheng Chen), người phát ngôn của Nhà Trắng
tuần trước chỉ tuyên bố là chính quyền Obama sẽ hy vọng cố gắng làm "cân
bằng" (balance) cam kết của nước Mỹ với nhân quyền mà họ trước giờ tự nhận
là người tiên phong. Cùng với sự kiện xẩy ra gần đây, khi trả lời cho 150,000
người Mỹ gốc Việt tham gia chiến dịch ký thỉnh nguyện thư về nhân quyền, chính
quyền Mỹ qua Michael Posner, đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chỉ có một lời nói
suông là “Chúng tôi muốn nói lời cảm ơn tất cả mọi người ký thỉnh nguyện thư
yêu cầu Hoa Kỳ chú trọng nhân quyền tại Việt Nam trong quan hệ Việt-Mỹ. Trong
tiến trình đối thoại với Việt Nam, chúng tôi ghi nhận quan điểm của cộng đồng
người Việt ở Hoa Kỳ...” và Hoa Kỳ tiếp tục đẩy mạnh tiến trình nhân quyền ở
cấp cao nhất trong khi Hoa Kỳ theo đuổi một loạt các quyền lợi liên quan đến an
ninh, kinh tế và chiến lược với Việt Nam.
Tuần trước khi ông Nguyễn Quốc Quân, còn có
tên Richard Nguyen, người Mỹ gốc Việt trong chuyến đi về Việt Nam bị bắt tại
Tân Sơn Nhất và bị tố cáo âm mưu lật đổ chính quyền. Chính quyền Mỹ làm được
những gì ngoại trừ Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ chỉ gới người vào gặp trong trại
giam. Không một lời tuyên bố sự tạm giữ ông Quân trong 4 tháng là vô lý. Ông
Quân cũng không vi phạm luật pháp nào của Việt Nam vì chỉ mới đặt chân xuống phi
trường Tân Sân Nhất là đã bị bắt do đó điều này là không có căn cứ, và những
điều chính quyền Việt Nam nói trên báo chí chỉ là xuyên tạc và vi phạm nhân
quyền.
Chính quyền Obama không khác gì với các
chính quyền Mỹ lúc trước như George W. Bush hay Clinton. Họ luôn luôn tự nhận
là những kẻ tiên phong về nhân quyền nhưng khi họ chiếm được địa vị trong Nhà
Trắng thì thay đổi thái độ và bẻ cong lời nói như từng tuyên bố là người Mỹ
chúng tôi muốn quân bằng về nhân quyền nhưng ngược lại chúng tôi muốn giữ cam
kết của mình để duy trì mối quan hệ kinh tế và chiến lược với các nhà độc tài
của Trung Quốc, Việt Nam.
Đáng buồn thay, điều này đã đến và không
còn bất ngờ đối với những đã quan sát chính sách của chính quyền Mỹ một cách
thận trọng nhưng thực là chán cho 150,000 người Việt ngây thơ vì nghĩ rằng
chính quyền Obama sẽ khác với những chính quyền tiền nhiệm cũ. Nhà Trắng đã làm
ngơ và gần như bán đứng những người Tây Tạng, các người Công Giáo Trung Quốc,
những người Pháp Luân Công, và những người ủng hộ dân chủ Trung Quốc, Việt Nam
theo Ngoại Trưởng Clinton từ Bắc Kinh cho tới Hà Nội để được đổi lại lấy những
món lợi kinh tế trước mắt nhưng ngược lại tiếp tục đẩy Kinh Tế Mỹ vào lụn bại
với những thất nghiệp rất cao hiện nay, cán cân trao đổi mậu dịch gần như nghiêng
hoàn toàn làm lợi thế cho Trung Quốc và tương tự với Việt Nam, nước Mỹ đã đẩy
những công nhân của họ không còn có gì để sản xuất trong nôi địa Hoa Kỳ để cạnh
tranh được với nhân công giá rẻ tại Trung Quốc và Việt Nam. Những khẩu hiệu như
chỉ mua hàng của Mỹ "Made in USA" chỉ là trò quảng cáo của các
đảng chính trị Dân Chủ hay Cộng Hòa, nó thực sự đúng là trò hề. Làn sóng mua
hàng hóa của Trung Quốc đầy rẫy tại các mọi cừa hàng Walmart, Costco, Best Buy,
etc. Thử hỏi nếu ngày mai, Trung Quốc ngưng xuất cảng sang Hoa Kỳ thì có lẽ
kinh tế nước Mỹ này không đứng vứng được một tuần, thị trường chứng khoán dễ
dàng rơi xuống cả ngàn điểm trong một ngày và chính quyền Mỹ rơi vào tình trạng
khủng hoảng ngay lập tức.
Tại sao chính quyền Obama lại vui mừng mở của
đón mừng nhà độc tài tương lai của Trung Quốc, Xi Jinping (Tập Cận Bình) vào
Nhà Trắng thảng trước, trong khi họ lại bất ngờ và phản ứng khó khăn khi
1500,000 người Việt nghe lời của "ứng cử viên tranh cử Obama" năm 2008 tham gia chiến dịch ký thỉnh nguyện thư về nhân
quyền hay một người mù Trung Quốc nhưng rất dũng cảm như ông Trần Quang Thành
xuất hiện đột ngột tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh? Không những vậy, đây là
ác mộng của chính quyền Hoa Kỳ, không một ai xác nhận ông Trần Quang Thành có
mặt trong tòa Đại Sứ mà ngay đến cả ngoại trưởng Clinton và Tổng Thống Obama
cũng từ chối bình luận. Trong khi không ai trong chính phủ đã chính thức xác
nhận rằng Trần là trong đại sứ quán, thực tế là họ đã từ chối phủ nhận tin đồn
làm cho nó khá rõ ràng, rằng điều mà ông Trần ở trong đại sứ quán là đúng sự
thật. Sự im lặng về vấn đề này chứng tỏ đã có những sự khó chịu của chính quyền
Mỹ về ông Trần tới đây.
Câu trả lời quá rõ ràng: Bầu cử Tổng Thống
2012 tại Hoa Kỳ.
Trường hợp của ông Trần đã đưa cho đối thủ đảng
Cộng hòa của ông Obama quăng cà chua vào chính sách nhân nhượng của chính quyền
Obama. Mitt Romney nhanh chóng kêu gọi chính quyền Obama "dùng mọi biện
pháp để bảo vệ Trần" và Dân biểu Chris Smith của New Jersey viết thư
yêu cầu ngọai trưởng Clinton đặt vấn để nhân quyền khi họp mặt với Trung Quốc
trong hội nghị thượng đỉnh kinh tế và chiến lược trong tuần này tại Bắc Kinnh: "nâng
cao vấn đề nhân quyền, đề cập vấn đề sách nhiễu, bị bắt, biến mất, và ngăn cản
quyền con người, thiếu luật sư và bảo vệ với Chính phủ Trung Quốc trên một cơ
sở hiện thực và liên kết vấn đề này với lợi ích của Hoa Kỳ trong các quy định
của pháp luật và tôn trọng quyền con người nói chung ở Trung Quốc."
Hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa thực ra dùng ông Trần để đánh lẫn nhau, không một
ai trong Đảng Dân Chủ đứng lên chỉ trích chính quyền Obama và không một ai
trong đảng Cộng Hòa yêu cầu đảng Cộng Hòa im tiếng để chính quyền Obama làm
việc.
Câu trả lời cho 150,000 người Mỹ gốc Việt:
Năm 2010, trước động thái gây hấn từ phía
Bắc Kinh gia tăng một cách đáng ngại trước đó, các nước Asean và đặc biệt là
Việt Nam đã vui mừng tại hội nghị An ninh khu vực vùng ARF, khi Ngoại Trưởng
Hillary Clinton khẳng định "Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia của mình đối với
vấn đề tự do hải hành, tự do tiếp cận các các vùng biển chung của Châu Á cũng
như tôn trọng luật lệ quốc tế về biển Ðông". Với sự hung hăng của
Trung Quốc tiếp tục hiện nay, với chính quyền Obama, mở rộng hợp tác với các
quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, còn thể hiện thuyết sách ngoại giao
mới tập trung vào những ưu tiên chuyển đổi, trong đó ưu tiên chuyển đổi địa dư,
từ châu Âu sang châu Á với sự trở lại của nước Mỹ tại khu vực Thái Bình Dương,
nằm ở vị trí đầu tiên. Hoa Kỳ muốn kiềm chân Trung Quốc, lo sợ rằng sự trổi dậy
lớn mạnh về quân sự sẽ làm lật cán cân chính trị, kinh tế và quân sự tại Á Châu
nơi mà kinh tế Mỹ tùy thuộc rất nhiều trong hiện tại và tương lai. Việt Nam là
câu trả lời của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ muốn có sự hiện diện ở đây, đổi lại nhân quyền
chỉ là một món quà trao đổi giưa chính quyền Obama và Hà Nội không hơn không
kém. Nhân quyền tại Việt Nam không có gì để Nhà Trắng muốn thay đổi như một
Lybia, Syria. Nhân quyền tại Việt Nam chỉ là một danh từ ngoại giao để đánh
bóng chính quyền Mỹ hiện nay.
Câu trả lời với chiều sâu:
Để được tài trợ cho những chi tiêu thiếu
thận trọng của Washington đã được hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ làm mờ mắt người
dân và để cho những chính sách này thành công trong nhiều thập niên qua và nhất
là những chính sách gần đây về y tế, xã hội của chính quyền Obama, Hoa Kỳ cần
phải có những quốc gia mua trái phiếu của Hoa Kỳ để trang trải nợ nần, Trung
Quốc đã không ngần ngại giúp Hoa Kỳ đạt được những mục tiêu này để đổi lấy
những tiền lợi nhuận quay trở lại vào nước Mỹ thay vì Trung Quốc phải lấy tiền
về nước trong tình trạng kim ngạch nhập khẩu lớn hơn kim ngạch xuất khẩu trong
cán cân thương mại của Mỹ hiện nay. Điều này giải quyết được sự bất bình của
dân chúng và quốc hội Hoa Kỳ. Đúng là "một mũi tên bắn được hai con
chim" mà Trung Quốc thành công được trong nhiều năm nay. Chính quyền
Obama đã không muốn phật lòng nguời cầm hầu bao kinh tế cho những chính sách
của họ. Nếu làm phật lòng Bắc Kinh, Nhà Trắng sẽ vấp phải một thảm họa về kinh
tế và chắc chắn điều này sẽ tạo ra một "không có 4 năm" nữa
cho "Tổng Thống Obama" chưa kể là Quốc Hội và Thượng Viện sẽ
nằm trong tay đảng Cộng Hòa
Để nhân quyền không còn chỉ là những danh
từ mĩ miều ngoại giao, người dân Mỹ phải thay đổi suy nghĩ. Họ không thể đòi
hỏi để có những điều không hiện thực như một chính sách y tế cho toàn người dân
Mỹ, những chi tiêu xã hội, thất nghiệp một cách quá đáng mà ai cũng biết được
là nước Mỹ không còn tiền để chi tiêu cho những chính sách này và do đó họ phải
đi ngửa tay mượn của Trung Quốc. Người dân Mỹ không thể bầu ra những người mị
dân với những lời nói đẹp đẽ rằng họ sẽ cho mọi người dân Mỹ tất cả những gì họ
mong muốn. Người dân Mỹ phải thức tỉnh rằng nhân quyền không phải chỉ là những
lời nói suông mà có thể là tính mạng của hàng ngàn, trăm ngàn, triệu người trên
trái đất này có thể chết vì những bức tranh nhân quyền mà các chính trị gia tại
Mỹ vẽ ra, tô đẹp trong mùa tranh cử. Nếu người Mỹ nhìn thấy sự thực về kinh tế
và tài chính, quyết định đúng đắn về tương lai của họ, nếu họ chấp nhận không
nợ nần, chi tiêu trong hạn chế của họ, thì họ sẽ không phải ngửa tay xin tiền
của các quốc gia khác, họ sẽ không những giải quyết về nợ nần, thất nghiệp, họ
sẽ có một kỹ nghệ sản xuất không thua gì một Trung Quốc hay Đức (Đức đứng đầu
thế giới vể tỷ lệ xuất khẩu) và chắc chắn là khi nói về nhân quyền thì rất
nhiều nước trên thế giới sẽ phải lắng nghe họ.
Hy vọng về Mỹ quá nhiều, 150,000 người Việt
đã mù không thua gì ông Trần Quang Thành mù của Trung Quốc. Về so sánh thì ít
nhất ông Trần Quang Thành của Trung Quốc mặc dù mù nhưng cuối cùng cũng được hy
vọng để sang Hoa Kỳ "du học" sau khi có thỏa ngầm thầm của
Trung Quốc và Hoa Kỳ hôm nay, trong khi đó ông Tiến Sĩ Người Mỹ gốc Việt thì
vẫn bị tạm giam 4 tháng ở Việt Nam và blogger Ðiếu Cày thì chỉ được "nhớ"
nhân ngày Quốc Tế Tự Do Báo Chí, Tổng Thống Barack Obama nhắc “đừng quên
những người khác như blogger Ðiếu Cày”. Mọi người cũng đừng quên là năm
nay là năm bầu cử 2012, nhân quyền nói và thực hành thì rất xa và nhiều người
rất cần lá phiếu của người Mỹ gốc Việt chúng ta hiện nay. Sử dụng lá phiếu đúng
thì những gì chúng ta muốn, chúng ta sẽ được. Sử dụng lá phiếu sai chúng ta sẽ
chỉ có bánh vẽ mà hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đang vẽ ra.
Ôi bức tranh nhân quyền!
MartianMobile
--------------------------------------------------
Nguyễn Chính Tâm
, Vietnamnet
Cập nhật 04/05/2012 06:00:00 AM (GMT+7)
.
.
.
No comments:
Post a Comment