Huy
Phương/Người Việt
Monday,
May 21, 2012 5:54:55 PM
Nhân
cuộc phỏng vấn tác giả Trần Văn nhân cuốn sách viết về cựu Trung Tướng Ðặng Văn
Quang trên đài SBTN, chúng tôi đã nhận được điện thoại của ông Trần Văn Ðính,
thứ nam của Cựu Tổng Thống Trần văn Hương, nhờ chúng tôi viết lại nhiều thông
tin trên báo chí chưa rõ hay nói sai, kể lại những ngày cuối cùng của Cụ Trần
Văn Hương tại Saigon cũng như câu chuyện liên quan đến Tướng Ðặng Văn Quang.
Ông
Trần Văn Ðính năm nay đã 87 tuổi, hiện sống tại Nam California, đã là phụ tá
đặc biệt cho thân phụ ông trong nhiều năm, từ 1965-1975.
Cụ
Trần văn Hương và cháu nội Trần Thủy Vân (1967- 1997)
con gái ông bà Trần Văn Ðính. (Hình gia đình chụp năm 1968)
con gái ông bà Trần Văn Ðính. (Hình gia đình chụp năm 1968)
Hai
người con, hai chí hướng
Theo
sự trình bày của ông Trần Văn Ðính, ông bà Trần Văn Hương chỉ có hai người con
trai.
1. Người con lớn là
Trần Văn Dõi,
sinh năm 1924 (nhiều người như các ông Hứa Hoành, Huỳnh Văn Lang đã ghi lầm là
Trần văn Giỏi - vì Cụ Hương đã có một người em ruột tên Giỏi (1), và nhiều bài
khảo cứu dựa theo tài liệu của Mỹ lại không bỏ dấu, mà chỉ ghi là Doi). Khi
phong trào kháng chiến nổi lên, đang theo học tại trường “College de Can Tho.”
ông Dõi bỏ học theo Việt Minh. Khi phái đoàn Hồ Chí Minh qua Pháp dự Hội Nghị
Fontainebleau trở về tới Vũng Tàu, ông Dõi theo ra Bắc. Năm 1948, ông được gửi
theo học trường Lục Quân Trần Quốc Tuấn và đổi tên là Lưu Vĩnh Châu (lấy họ
mẹ), sau này tham gia trận Ðiện Biên Phủ với cấp bậc đại úy Công Binh, là đảng
viên cộng sản.
Theo
tài liệu, ông Dõi sau khi biết thân phụ mình là phó tổng thống VNCH, đã trình
sự việc lên ông Ung Văn Khiêm là tổng trưởng Nội Vụ miền Bắc thời đó. Về phần
Cụ Hương cũng đã xác nhận với tình báo Hoa Kỳ về chuyện cụ có một đứa con trai
bên kia giới tuyến.
Một
thời gian lâu sau khi CS vào Saigon, ông mới được phép đem gia đình (vợ tập kết
và hai con, một trai một gái) vào gặp cha, và ít lâu sau dọn về ở với Cụ Trần
Văn Hương tại số nhà 216 Phan Thanh Giản (sau này đổi lại Ðiện Biên Phủ). Con
trai ông Dõi hiện làm việc tại Saigon và cô con gái hiện sống ở Hungary.
Sau
khi Cụ Trần Văn Hương qua đời năm 1982, ngôi nhà này được chính quyền “cho
phép” bán, chia cho gia đình em gái út Cụ Hương và gia đình ông Dõi. Ông Trần
Văn Dõi đã qua đời năm 2011 tại quận Tân Bình, Saigon.
2. Người con thứ
nhì, là Trần Văn Ðính,
sinh năm 1925, chính là người sống với Cụ Trần Văn Hương, làm phụ tá đặc biệt
cho Cụ từ năm 1965 cho đến trước ngày bàn giao chức vụ tổng thống cho ông Dương
Văn Minh vào ngày 28 tháng 4, 1975.
Thời
Ðệ Nhất Cộng Hòa, năm 1955, trước khi Cụ Trần văn Hương theo lời mời của TT Ngô
Ðình Diệm ra làm Ðô Trưởng Saigon-Chợ Lớn thì ông Trần Văn Ðính đã tự túc xuất
ngoại sang Anh Quốc. Ông đã học và làm việc tại Londre 3 năm, Paris (Pháp) 2
năm và Francfurt (Tây Ðức) 5 năm. Cuối năm 1964, khi Cụ Trần Văn Hương lên làm
thủ tướng lần thứ nhất, ông đã được gọi về, như một người thân tín, sống gần
gũi, giúp thân phụ làm phụ tá đặc biệt. Ông lập gia đình tại Saigon với một
người mà ông đã từng gặp tại Paris 6 năm về trước, ông bà có hai người con,
trai là Trần Bảo Danh hiện sống tại Oregon và gái là Trần Thủy Vân trong tấm
hình chụp với ông nội trên trang báo này.
Ngày
21 tháng 4, 1975, sau khi ông Nguyễn Văn Thiệu bàn giao chức vụ tổng thống lại
cho Cụ Trần Văn Hương, trước tình hình căng thẳng tại Saigon, Ông Trần Văn Ðính
muốn thu xếp cho vợ con rời Việt Nam và ở lại bên cạnh cha, nhưng cuối cùng Cụ
Hương không đồng ý đã hối thúc con trai rời Việt Nam cùng với gia đình.
Năm
2005, ông Trần Văn Ðính có về Việt Nam và có gặp anh là Trần Văn Dõi, nhưng ông
cho biết anh em xa nhau đã lâu ngày, lại khác chí hướng, không mấy hứng thú để
trò chuyện. Hiện nay ông bà Trần Văn Ðính đều đã già, đang sống cô đơn trong
một khu mobil home thuộc thành phố Huntington Beach, vì con trai ở xa và cô con
gái đã mất năm 1997 vì chứng ung thư máu.
Ông
Trần Văn Ðính, 87 tuổi, thứ nam Cụ Trần văn Hương, chụp tại nhà riêng ở
Huntington Beach, California. (Hình: Huy Phương)
Túng
quẫn nhưng giữ trọn chí khí
Trong
tiểu sử của Cựu Tổng Thống Trần văn Hương, không ai nghe nói đến cụ bà đệ nhất
phu nhân cũng như trong suốt thời gian Cụ Hương làm việc trong chính phủ VNCH,
không ai biết đến bà Trần Văn Hương làm gì ở đâu? Ông Trần Văn Ðính cho chúng
tôi biết hai ông bà sống riêng đã nhiều năm một cách tự nhiên, vì không hợp
tính, và phần Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương không muốn có đàn bà xen vào việc
nước. Chỉ trong thời gian cuối cùng ốm đau, bà Trần Văn Hương mới dọn về ở
đường Công Lý và mất vào đầu năm 1975.
Chúng
ta cũng đã biết trong những ngày cuối cùng của VNCH, trước khi người Mỹ quyết
định bỏ mặc cho VNCH tự chiến đấu chống cộng sản, Ðại Sứ Martin của Hoa Kỳ đã
chính thức gặp Tổng Thống Trần Văn Hương và mời tổng thống rời khỏi nước, nhưng
Tổng Thống Trần Văn Hương đã khẳng khái trả lời: “Tôi là người lãnh đạo đứng hàng đầu, tôi tình nguyện ở lại để chia sẻ
với dân chúng một phần nào niềm đau đớn tủi nhục, nỗi thống khổ của người dân
mất nước.”
Cụ
Trần Văn Hương đã lui về căn nhà 216 đường Phan Thanh Giản, tại đây cụ sống với
vợ chồng người em gái út cho đến lúc qua đời. Theo ông Trần Văn Ðính, đây là
căn nhà mà năm 1969, khi rời chức thủ tướng để trao chức vụ này cho ông Trần
Thiện Khiêm, không có nhà ở, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã cấp cho ông. Tuy
mang số 216, đây là một căn nhà nhỏ hẹp, nằm sâu trong hẻm, sau lưng nhà của
ông Trần Ngọc Liễng, loại nhà cấp cho các bộ trưởng nhưng vì nhà đã lâu năm, cũ
kỹ, xuống cấp, không ở mặt tiền, bị mọi người chê nên mới còn lại. Chính Cụ
Hương đã từ chối lời đề nghị cho sửa sang lại vì sợ tốn công quỹ, do đó, ngôi
nhà còn yên, sau 1975, không bị CS chiếm như nhưng căn khác, nhưng báo chí CS
cho rằng vì lý do nhân đạo nên ngôi nhà này không bị tịch thu.
Theo
nguồn tin của CS thì sau năm 1975, Cụ Trần Văn Hương được trợ cấp tem phiếu
hạng E dành cho một “cựu tổng thống Ngụy,” nhưng theo lời ông Trần Văn Ðính thì
Cụ Hương không có hộ khẩu vì không làm đơn xin “phục hồi” quyền công dân như cụ
đã nói: “Chừng nào những người tập trung
‘cải tạo’ được về hết, chừng nào họ nhận được đầy đủ quyền công dân, chừng đó
tôi sẽ là người cuối cùng, sau họ, nhận quyền công dân cho cá nhân tôi!”
Chính
vì thái độ này, mà Cụ bị CS quản chế, không hộ khẩu, làm sao có tem phiếu, ông
Ðính nói. Cựu Tổng Thống Trần Văn Hương không bao giờ ra khỏi nhà, ốm đau,
không những sống đạm bạc mà còn thiếu thốn. Người chăm sóc tận tình cho Cụ
chính là người em rể sống với Cụ. Theo lời một người cháu Cụ kể chuyện với nhà
văn Hứa Hoành, đã có lúc Cụ giao cho bà em ra chợ bán một củ sâm Ðại Hàn Cụ còn
cất giữ và những bộ đồ vest để lấy tiền mua thức ăn cho cả gia đình. Cụ qua đời vào ngày 27 tháng 1, 1982 (nhằm ngày mồng Ba
Tết), hưởng thọ 80 tuổi, hài cốt được hỏa thiêu.
Cụ
Trần Văn Hương và một con người khí tiết, yêu nước đã hai lần làm Thủ tướng,
phó tổng rồi tổng thống VNCH, đã mất đi trong một hoàn cảnh, gần như bị quên
lãng.
*Kỳ Sau: Trần Văn Hương vs. Ðặng Văn
Quang
Chú
thích:
(1)
Người em thứ sáu của Cụ Trần Văn Hương mang họ Lâm, là Lâm Văn Giỏi. Theo lời
ông Trần Văn Ðính thì “ông chú này không có khai sinh, nên ông nội lấy khai
sinh của người khác cho chú Giỏi đi học.”
No comments:
Post a Comment