Thursday, 3 May 2012

NGÀY 3 THÁNG 5 : NGÀY TỰ DO BÁO CHÍ THẾ GIỚI (Thụy Minh, VRNs)




Thuỵ Minh, VRNs,  tổng hợp
Đăng bởi admin lúc 4:34 Chiều 3/05/12

VRNs (03.05.2012) - Sài Gòn – Năm 2012, Ngày tự do báo chí có chủ đề là: “Tiếng nói: Tự do giúp biến đổi xã hội”, trước đó, tại Viện bảo tàng báo chí (Newseum), đặt tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ, Tổ chức Ngôi nhà tự do (Freedom House) đã công bố đánh giá mức độ tự do báo chí của các nước trên thế giới.

Freedom House chia các nước trên thế giới thành ba khối theo mức độ tự do báo chí.
- Khối thứ nhất gồm các nước hoàn toàn tự do báo chí.
- Khối thứ hai có tự do báo chí, nhưng có một số rào cản nhất định và
- Khối thứ ba thì hoàn toàn không có tự do báo chí. Việt Nam thuộc khối thứ ba này cùng với Bắc Hàn, Lào và Trung Quốc.

Ngày tự do báo chí thế giới đã được Đại hội đồng LHQ công bố vào tháng 12 năm 1993, theo đề nghị của Hội nghị toàn thể của tổ chức UNESCO. Kể từ đó, ngày 3 tháng 5 là ngày kỷ niệm của Tuyên bố Windhoek và được tổ chức trên toàn thế giới gọi là Ngày Tự do Báo chí Thế giới.

Cứ mỗi dịp kỷ niệm, người ta chú ý đến các hoạt động:
- Khuyến khích các nguyên tắc cơ bản của tự do báo chí;
- Đánh giá tình trạng tự do báo chí trên toàn thế giới;
- Bảo vệ các phương tiện truyền thông độc lập bị các cuộc tấn công nhắm vào họ;
- Vinh danh các nhà báo, những người đã bị chết trong khi làm nhiệm vụ.

Các cuộc nổi dậy gần đây ở một số quốc gia Ả Rập đã nêu bật sức mạnh của các phương tiện truyền thông. Nhiều người trẻ dấn than mạnh mẻ cho công cuộc này, và các tổ chức truyền thong cũng dựa vào đó phát triển quy mô hoạt động của mình.

Các phương tiện truyền thông mới đã cho phép xã hội dân sự, thanh niên và cộng đồng được trực tiếp tiếp cận và đã mang lại sự biến đổi lớn về xã hội và chính trị. Thanh niên toàn cầu liên kết trong cuộc chiến đã có thể tự do thể hiện bản thân và nguyện vọng của cộng đồng sâu rộng hơn.

Tuy nhiên, tự do báo chí vẫn là quyền rất mong manh, nó không nằm trong tầm tay của tất cả mọi người. Bằng chứng là các nhà báo trực tuyến bao gồm cả các bloggers đang bị tấn công và thậm chí bị giết vì công việc của họ.

Từ năm 1998 đến nay, chủ đề của các Ngày tự do báo chí thế giới đã diễn ra như sau:
2011: Washington DC, Hoa Kỳ – “Truyền thông thế kỷ XXI: biên giới mới, rào cản mới”
2010: Brisbane, Úc – “Tự do thông tin: quyền được biết”.
2009: Doha, Qatar – “Đối thoại, hiểu biết lẫn nhau và hòa giải”.
2008: Maputo, Mozambique – “Nguyên tắc cơ bản của tự do báo chí”.
2007: Medellín, Colombia – “Liên Hợp Quốc và tự do của báo chí”.
2006: Colombo, Sri Lanka – “Các phương tiện truyền thông như chương trình điều khiển của sự thay đổi”.
2005: Dakar, Senegal – “Truyền thông và quản lý tốt”.
2004: Belgrade, Serbia – “Ai là người quyết định thông tin bao nhiêu?”.
2003: Kingston, Jamaica – “Truyền thông và xung đột vũ trang”.
2002: Hà Nội, Việt Nam – “Chiến tranh chống khủng bố toàn cầu.”
2001: Windhoek, Namibia – “Chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và thúc đẩy đa nguyên: vai trò của báo chí tự do”.
2000: Genève, Thụy Sĩ – “Đưa tin trong một thế giới nguy hiểm: Vai trò của truyền thông trong hoà giải xung đột, giải quyết và xây dựng hòa bình”.
1999: Bogota, Colombia – “Thời đại hỗn loạn: nhận thức về Tự do Báo chí”.
1998: London, Anh – “Tự do báo chí là một nền tảng của Nhân quyền”.

Vào năm 2002, Việt Nam đã từng đăng cai tổ chức Ngày tự do báo chí thế giới, vậy mà năm nay chẳng thấy phương tiện truyền thông nào đưa tin về sự kiện này.

Thuỵ Minh, VRNs
tổng hợp

.
.
.

No comments:

Post a Comment

View My Stats