Trần Kinh Nghị
Thứ năm, ngày 10 tháng năm năm 2012
Những ai theo dõi tình hình biển Đông
thời gian gần đây đều ít nhiều lo lắng về nguy cơ xung đột quân sự đang đến
gần. Một cuộc xung đột quân sự nếu nổ ra chắc chắn không phải do phía các nước
nhỏ trong khu vực khơi mào (mặc dù họ luôn bị phía TQ cố tình kiếm cớ gây
sự...); nó chỉ nổ ra do sự chủ động từ phía TQ.
Có ít nhất 4 lý do để nói như vậy:
1) Sau thời kỳ "ném đá dò
sông" (từ 2009 đến cuối năm 2011) phía TQ dường như đã biết mức độ phản
ứng có giới hạn của dư luận quốc tế; riêng ASEAN đã bị Bắc Kinh dùng nhiều thủ
đoạn kinh tế, ngoại giao phân hóa, chia rẽ đến mức cần thiết ;
2) Giờ đây Bắc Kinh có thể đoan chắc
không một nước thứ ba nào, kể cả Mĩ, Nga sẽ trực tiếp can dự vào một cuộc chiến
giữa TQ với một nước ASEAN, kể cả đồng minh Philipine, nhất là nếu đó chỉ là
một cuộc chiến quy mô nhỏ và nhanh gọn (theo nhận định của thời báo Hoàng Cầu);
3) Đến thời điểm này, phía TQ đã cơ bản
"tập kết" đông đủ lực lượng đủ sức áp đảo tuyệt đối, bao gồm hơn
1.000 tàu các loại. Bên cạnh căn cứ khổng lồ Tam Á ở Đảo Hải Nam, cơ sở tiếp tế
hậu cần trên đảo Hoàng Sa cũng đã hoàn tất; dàn khoan dầu khổng lồ cũng đã bắt
đầu hoạt động tại biển Đông; các lực lượng hải-không quân đã được tập dượt sẵn
sàng cho tình huống xung đột, đặc biệt cho việc đánh chiếm các đảo ngoài khơi
(theo tổng hợp các nguồn tin TQ và quốc tế);
4) Qua vụ "va chạm" với
Philipine gần đây nhất tại đảo Scarborouph cho thấy Bắc Kinh dường như đã chọn
chiến thuật "biển người" để giành chiến thắng, đồng thời sẵn sàng dùng
biện pháp "chiến tranh nóng" . Và một thắng lợi tại đây sẽ khuyến
khích họ áp dụng sang các địa điểm khác đang tranh chấp với các nước khác. Nói
tóm lại, sau thời kỳ thăm dò dư luận và chuẩn bị thực lực, phía TQ nay đã sẵn
sàng và quyết liệt trong cuộc tranh giành biển Đông.
Nhìn
vào bối cảnh tình hình và mối tương quan so sánh lực lượng tại biển Đông hiện
nay và có lẽ cả trong tương lai gần, ta thấy một thế trận mới dường như đã an
bài. Đó
là thế trận áp đảo của lực lượng Trung Quốc. Thế mạnh duy nhất vốn có của Việt
Nam, Philipine và các bên tranh chấp khác so với TQ nằm ở tính chính nghĩa dựa
trên luật pháp và công lý quốc tế, nhưng đã bị phía TQ trắng trợn khước từ.
Điều này cho thấy sự "bất lực" của các tổ chức quốc tế, kể cả của LHQ
. Vai trò của Mĩ vốn được
nhiều người kỳ vọng, nay cho thấy chỉ ở mức độ không đáng tin cậy. Khối
đoàn kết ASEAN ngày càng lộ rõ tình trạng bị TQ chia rẽ, lũng đoạn và vô hiệu
hóa.Chừng nào chiến tranh lớn chưa nỗ ra tại biển Đông, chừng đó TQ vẫn giữ thế
chủ động tại biển Đông.
Trước thế thượng phong của đối phương, Việt Nam, nếu dốc hết tiềm lực cho hải quân và không quân, cùng lắm cũng chỉ đạt thế "1 chọi 100" mà thôi!. Tình thế mới đòi hỏi Việt Nam (chí ít trong giai đoạn giao thời từ sức mạnh của bạo cường đến sức mạnh của chân lý) không có cách nào khác là phải vận dụng nội lực bằng cách dựa vào thế đất, trời, nuối, sông và biển cả. Từ ngàn xưa ông cha ta đều đánh bại kẻ thù chủ yếu bằng cách dựa vào nội lực đấy chứ!. Và một trong những nhân tố để tạo nên nội lực trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo chính là thế trận hình chữ S án ngữ suốt từ bắc xuống nam của biển Đông. Nói cách khác toàn bộ phần phía tây của biển Đông, kể cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế đều nằm trong tầm bắn của tên lửa các loại đặt từ các căn cứ hoặc di động trên bờ và một số đảo tiền tiêu. Đó chính là nguồn sức mạnh vừa có tính răn đe thiết thực vừa có sức công phá trong trường hợp cần thiết mà một quốc gia được quyền sử dụng để tự vệ.
Những nhận xét nêu trên mang tính chất "kiểm nghiệm" về ý tưởng đã được nêu lên trong một bài viết đầy đủ hơn của chủ blogg tôi một năm trước. Bài viết đó đã được rất nhiều bạn đọc hoan nghênh. Xin trích đăng lại dưới dây một lời bình của blogger Nguyễn Hữu Quý để mọi người cùng tham khảo. Nhân đây cũng xin chân thành Nguyễn Hữu Quý về đồng cảm của anh đối với bài viết đó.
Trích dẫn:
Trước thế thượng phong của đối phương, Việt Nam, nếu dốc hết tiềm lực cho hải quân và không quân, cùng lắm cũng chỉ đạt thế "1 chọi 100" mà thôi!. Tình thế mới đòi hỏi Việt Nam (chí ít trong giai đoạn giao thời từ sức mạnh của bạo cường đến sức mạnh của chân lý) không có cách nào khác là phải vận dụng nội lực bằng cách dựa vào thế đất, trời, nuối, sông và biển cả. Từ ngàn xưa ông cha ta đều đánh bại kẻ thù chủ yếu bằng cách dựa vào nội lực đấy chứ!. Và một trong những nhân tố để tạo nên nội lực trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo chính là thế trận hình chữ S án ngữ suốt từ bắc xuống nam của biển Đông. Nói cách khác toàn bộ phần phía tây của biển Đông, kể cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế đều nằm trong tầm bắn của tên lửa các loại đặt từ các căn cứ hoặc di động trên bờ và một số đảo tiền tiêu. Đó chính là nguồn sức mạnh vừa có tính răn đe thiết thực vừa có sức công phá trong trường hợp cần thiết mà một quốc gia được quyền sử dụng để tự vệ.
Những nhận xét nêu trên mang tính chất "kiểm nghiệm" về ý tưởng đã được nêu lên trong một bài viết đầy đủ hơn của chủ blogg tôi một năm trước. Bài viết đó đã được rất nhiều bạn đọc hoan nghênh. Xin trích đăng lại dưới dây một lời bình của blogger Nguyễn Hữu Quý để mọi người cùng tham khảo. Nhân đây cũng xin chân thành Nguyễn Hữu Quý về đồng cảm của anh đối với bài viết đó.
Trích dẫn:
Chia sẻ với tác giả bài “Thế trận
Việt Nam: Cần một tư duy mới”
Nguyễn Hữu Quý
Ngày 29/4/2011, Blog Trần Kinh Nghị
đăng bài “Thế trận Việt Nam: Cần một tư duy mới”; đây là bài của chính chủ
Blog, Trần Kinh Nghị, ông từng là Phó Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch.
Bài viết thuyết phục người đọc bởi cách
viết đi từ truyền thống và Lịch sử (phần I), so sánh tương quan lực lượng (phần
II); và cuối cùng, trong một góc nhìn riêng, tác giả đưa ra những ý tưởng về
giải pháp (phần III) để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước những âm
mưu không chỉ thôn tính Biển Đông, mà còn cả khu vực Đông Nam Á của giới lãnh
đạo Trung Quốc.
Tôi đồng ý với tác giả, khi ở “phần III: Sự lựa chọn nào cho Việt Nam?”,
tác giả Trần Kinh Nghị nêu ra các giải pháp (ý tưởng) của ông như sau:
Không nhất thiết phải đứng về một bên chống một bên
Yếu tố quyết định là nội lực và sự đoàn kết dân tộc
Dựa vào thế trận “chiến tranh nhân dân”
Tránh chạy đua vũ trang một cách dàn trải, ưu tiên vũ trang
phòng thủ từ đất liền
Ngoại giao cởi mở, công khai, minh bạch
Tôi tâm đắc và muốn bàn thêm với tác
giả ở nội dung “Tránh chạy đua vũ trang một cách dàn trải, ưu tiên vũ trang
phòng thủ từ đất liền”, khi toàn bộ phân này, tác giả viết (nguyên văn):
Tránh chạy dua vũ trang một cách dàn
trải, ưu tiên vũ trang phòng thủ từ đất liền
Trong số các bên tranh chấp Biển Đông, Việt Nam là nước án
ngữ gần như toàn bộ bờ Tây của biển này. Với địa thế và địa hình độc đáo như
vậy, không có lý do gì để không tính đến một chiến thuật phòng thủ độc đáo. Đó
là phòng thủ từ đất liền là chính (tất nhiên với mức độ vũ trang cần thiết về
hải quân và không quân với khả năng của nền kinh tế nước nhà). Với địa hình địa
thế ven biển của Việt Nam, đây có thể là một giải pháp lý tưởng mà các nước
khác quanh Biển Đông không thể có.
Chiến thuật này không chỉ phù hợp về địa thế mà còn ít tốn
kém hơn nhiều so với các phương án chiến thuật phòng thủ trên biển hoặc trên
không. Chưa cần tính toán cụ thể , ta cũng có thể ước đoán kinh phí cho một cỗ
đại pháo tầm xa hay một dàn tên lữa “đất đối biển” chắc chắn thấp hơn so với
một tàu chiến, và thấp hơn nhiều so với một tàu ngầm hay tàu sân bay. Độ chính
xác hỏa lực cũng không thua kém gì nhau. Khả năng ngụy trang, bảo vệ tương
đương so với các phương tiện trên biển. Ngoài ra nó có ưu thế từ đất liền khống
chế hầu như toàn bộ 1/2 phía Tây của Biển Đông. Yếu điểm (nếu có) của chiến
thuật này là chỉ mạnh về phòng thủ, không có khả tấn công và chiếm giữ trên
biển. Tuy nhiên nó hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chính trị của Việt Nam với tư
cách người tự vệ. Nó có tác dụng răn đe và khống chế (tương tự như những cổ
pháo của Đan Mạch từng một thời khống chế eo biển Ban Tích ).
Trong một vài bài viết trước đây, khi
đề cập đến nguy cơ đến với Việt Nam từ phía Tây (Lào và CamPuChia - CPC), tôi
đã có đề cập đến hệ thống xa lộ chạy từ Vân Nam (TQ) đi qua lãnh thổ Lào xuống
CPC và đến cảng Sihanoukville (vịnh Thái Lan); như vậy, TQ sẽ hình thành một
“gọng kìm” ở hai phía Đông và Tây đối với VN; và đã cảnh báo:
Nếu như trong kháng chiến chống Mỹ, VN dựa vào đường Trường
Sơn huyền thoại, thì trong “cuộc chiến” với ông bạn hữu nghị “4 tốt” điểm mạnh
này không còn nữa... điều gì sẽ đến?
Như vậy, từ một lợi thế độc đáo về địa thế, địa hình… như
tác giả Trần Kinh Nghị đã nêu; thì đến nay, bằng các dự án Bô xít tại Tây
Nguyên; và đang “cổ xuý” cho việc hình thành tuyến đường sắt xuyên á của TQ, và
kể cả “Xa lộ song hành xuyên Đông Dương”; đặc biệt, việc VN đã để cho TQ thâm
nhập sâu vào tình hình chính trị tại Lào và CPC…thì đến nay, tất cả những sai
lầm trên, VN đã hoàn toàn đánh mất lợi thế.
Theo tôi, đây là một sai lầm mang tính
lịch sử; và tất nhiên, VN sẽ phải trả giá đắt cho điều này.
Ngoài các giải pháp mà tác giả Trần
Kinh Nghị đã nêu; theo tôi trong chiến thuật phòng thủ, VN cần tính đến một
chiến lược với Phillippin; Qua đó, trong quá trình bảo vệ Biển Đông trước một
cuộc chiến do TQ gây ra, máy bay VN có thể hạ cánh ở Phillippin, hoặc sử dụng
bầu trời Phillippin, để trên đường bay khi trở lại VN, máy bay của ta mới thực
hiện bắn phá mục tiêu là các tàu chiến TQ; trong trường hợp bị TQ bắn hạ, thì
đội lực lượng tàu cao tốc có thể ứng cứu phi công vì khi đó, phi công nhảy dù
đã ở gần đất liền…
Trên đây là một vài “lạm bàn” của kẻ
ngoại đạo, và như tác giả Trần Kinh Nghị nói:
Trên đây chỉ nêu ra một ý tưởng xét về mặt địa chính trị và
tương quan so sách lực lượng tổng hợp giữa các bên liên quan. Để cụ thể hóa,
cần có sự tham gia của các chuyên gia vũ khí và chiến thuật gia quân sự.
Rất mong có nhiều người VN quan tâm đến
vấn đề này; bởi vì, nguy cơ đối với VN đã không còn xa nữa.
Hết trích dẫn
.
.
.
No comments:
Post a Comment