Chủ nhật, ngày 06 tháng năm năm 2012
Tp.HCM, ngày 6 tháng 5 năm 2012
Kính gửi TS Nguyễn Xuân Diện
Thưa Tiến sĩ, tôi vừa đọc Tạp chí
nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 (143) 2012 (số chuyên đề về biển Đông) nhưng phải
đọc đi đọc lại nhiều lần vì sợ mắt của tôi có vấn đề. Và bây giờ tôi đề nghị
Tiến sĩ Diện đăng thư này để đánh động dư luận về trình độ nghiên cứu Biển Đông
của một số học giả Việt Nam.
Được biết vào ngày 1/6/2012 một số học giả Việt Nam lên đường sang Nhật Bản để đối thoại với các học giả Trung Quốc (lần thứ 2) về tranh chấp Biển Đông theo sáng kiến của GS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản nhưng nếu các học giả Việt Nam trình độ như thế này tôi e rằng “người bạn láng giềng Trung Quốc” sẽ không còn gì mừng hơn?
Được biết vào ngày 1/6/2012 một số học giả Việt Nam lên đường sang Nhật Bản để đối thoại với các học giả Trung Quốc (lần thứ 2) về tranh chấp Biển Đông theo sáng kiến của GS Trần Văn Thọ, Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản nhưng nếu các học giả Việt Nam trình độ như thế này tôi e rằng “người bạn láng giềng Trung Quốc” sẽ không còn gì mừng hơn?
Trân trọng cám ơn TS Nguyễn Xuân Diện
Đinh Kim Phúc
--------------------------------
Báo động dư luận về trình độ nghiên cứu Biển Đông của một số học
giả Việt Nam*
Đinh Kim Phúc
- Bài “Đội Hoàng Sa: Cách thức thực thi chủ quyền độc đáo của Việt Nam trên các vùng quần đảo giữa biển Đông trong các thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX” của GS.TS NGUYỄN QUANG NGỌC, tại trang 5 có đoạn viết:
“Chúa Nguyễn Hoàng vào nam dựng
nghiệp giữa lúc nhu cầu chiếm lĩnh các quần đảo giữa Biển Đông đặt ra gay gắt
và bức thiết. Được thừa hưởng những cơ sở và kinh nghiệm của người Chăm và
vương quốc Chămpa trước đây, Nguyễn Hoàng đã sớm chăm lo xây dựng các đội
thuyền, mở cửa buôn bán với nước ngoài để phát huy sức mạnh trong nước và chuẩn
bị những bước đi đầu tiên cho việc chiếm lĩnh các quần đảo giữa Biển Đông…” [hết trích]
Nhận xét:
Với đoạn viết trên, với trình độ tốt
nghệp đại học của tôi nên tôi không dám bình luận, chỉ mong các GS,PGS,TS Sử
học chuyên ngành Lịch sử Việt Nam (thời kỳ Trung đại) phân tích dùm, xin đa tạ.
- Trong bài “Nhà nước Việt Nam đã từ
lâu và liên tục thực hiện chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần
đảo Trường Sa” của PGS.TS Nguyễn Bá Diến, tại trang 24 có đoạn viết:
“Sau khi Đức Quốc xã đầu hàng Đồng
Minh, tháng 7 năm 1945, các nước Mỹ, Anh và Liên Xô tổ chức hội nghị Potsdam
(tại Đức) để thảo luận về tương lai chính trị của các nước Đông Âu và Trung Âu
sau Thế chiến thứ II với BẢN TUYÊN BỐ POTSDAM NGÀY 26-7-1945. Bản tuyên bố này
này ấn định thể thức giải giáp quân đội Nhật Bản tại Thái Bình Dương”
- Cũng bài này, tại trang 22, tác giả
đã viết:
“Ngày 21/12/1933, thống đốc Nam Kỳ
M.j.Krautheimer ký Nghị định sát nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm
Song Tử, Loại Ta và Thị Thị Tứ vào địa phận tỉnh Bà Rịa (32).
Tác giả chú thích (32): Nay thuộc tỉnh
Đồng Nai
Nhận xét:
- Thứ nhất, PGS.TS Nguyễn Bá Diến
không có trình độ về lịch sử thế giới.
Hội nghị Potsdam được tổ chức ở Cecilienhof, cung điện của thái tử Wilhelm
Hohenzollern, tại Potsdam, Đức từ 16 tháng 7 đến 2 tháng 8 năm 1945. Các quốc
gia tham dự hội nghị là Liên bang Xô Viết, Anh và Mỹ. Đại diện của ba quốc gia
gồm có tổng bí thư đảng cộng sản Xô Viết Joseph Stalin, thủ tướng Anh Winston
Churchill người sau đó được thay bởi Clement Attlee, và tổng thống Mỹ Harry S
Truman. Stalin, Churchill và Truman - cũng như Atlee, người thay thế Churchill
làm thủ tướng Anh sau khi đảng Lao Động giành chiến thắng trước đảng Bảo Thủ
trong cuộc bầu cử năm 1945 - đã nhóm họp để thống nhất về cách tái tổ chức nước
Đức thời hậu chiến, quốc gia đã đồng ý đầu hàng vô điều kiện chín tuần trước
đó. Mục đích của hội nghị bao gồm cả việc thành lập trật tự thế giới mới thời hậu
chiến, những vấn đề về hiệp ước hòa bình và cách thức đối đầu với hậu quả của
chiến tranh.
Ngoài hiệp định Potsdam, vào ngày 26
tháng 7 Churchil, Truman và Tưởng Giới Thạch đưa ra tuyên bố Potsdam trong đó
vạch ra những điều khoản đầu hàng cho Nhật Bản trong Thế chiến II.
Tuyên bố Potsdam hay Tuyên bố các
điều kiện định rõ cho sự đầu hàng của Nhật Bản (không nên nhầm với Hiệp định Potsdam) là thông báo được Harry S. Truman, Winston Churchill và
Tưởng Giới Thạch đưa ra ngày 26 tháng 7 năm 1945, trong đó phác thảo các điều
kiện cho sự đầu hàng của Nhật Bản như đã thỏa thuận tại Hội nghị Potsdam. Tuyên
bố này thông báo rằng nếu Nhật Bản không đầu hàng thì "họ có thể phải đối
mặt với sự hủy diệt ngay lập tức và toàn bộ". Bản tuyên bố này cũng đã hàm
ý bóng gió tới việc sử dụng bom nguyên tử chống lại Đế quốc Nhật Bản.
Tuyên bố thông báo rằng toàn bộ lực lượng quân sự của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Liên Xô và Trung Hoa Dân Quốc có thể đánh đòn cuối cùng đối với Nhật Bản. Tương tự như đối với Đức, lực lượng Đồng minh có thể dẫn tới "sự hủy diệt hoàn toàn và chắc chắn các lực lượng quân sự Nhật Bản và sự tàn phá toàn bộ một cách chắc chắn đất nước Nhật" nếu như Nhật Bản không kết thúc chiến tranh.
Tuyên bố thông báo rằng toàn bộ lực lượng quân sự của Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Liên Xô và Trung Hoa Dân Quốc có thể đánh đòn cuối cùng đối với Nhật Bản. Tương tự như đối với Đức, lực lượng Đồng minh có thể dẫn tới "sự hủy diệt hoàn toàn và chắc chắn các lực lượng quân sự Nhật Bản và sự tàn phá toàn bộ một cách chắc chắn đất nước Nhật" nếu như Nhật Bản không kết thúc chiến tranh.
Thứ hai, PGS.TS Nguyễn Bá Diến đã
viết:
“Ngày 21/12/1933, thống đốc Nam Kỳ
M.j.Krautheimer ký Nghị định sát nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm
Song Tử, Loại Ta và Thị Thị Tứ vào địa phận tỉnh Bà Rịa (32).
Tác giả chú thích (32): Nay thuộc tỉnh
Đồng Nai
Nhưng thật ra, PGS.TS Nguyễn Bá Diến
đã chép đoạn này tại dưới đây nhưng “tam sao thất bổn“
“Từ 13-4-1930, đến 12-4-1933, Chính
phủ Pháp đã cử các đơn vị hải quân lần lượt ra đóng các đảo chính trong quần
đảo Trường Sa: Trường Sa (Spratley), An Bang (Caye d'Amboine), Itu Aba, nhóm
Song Tử (groupe des deux iles)[20], Loại Ta và Thị Tứ.
Ngày 21-12-1933, thống đốc Nam Kỳ M. J. Krautheimer ký Nghị định sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm Song Tử, Loại Ta và Thị Tứ vào địa phận tỉnh Bà Rịa[21]”.
Ngày 21-12-1933, thống đốc Nam Kỳ M. J. Krautheimer ký Nghị định sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm Song Tử, Loại Ta và Thị Tứ vào địa phận tỉnh Bà Rịa[21]”.
Bản gốc của tác giả Thủy Xuân trên http://tuanvietnam.vietnamnet.vn ,
tác giả chú thích [20] và [21] là:
[20] Nay thuộc tỉnh Đồng Nai. Xem Phụ
lục V.
[21] Tức đảo Song Tử Tây và đảo Song
Tử Đông.
*Đầu đề do Nguyễn Xuân Diện đặt.
.
.
.
No comments:
Post a Comment