Yuriko Koike
BS Hồ Hải dịch
Thứ
bảy, ngày 26 tháng năm năm 2012
Bài
viết của bà Yuriko Koike, cựu Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng và Cố vấn An ninh Quốc gia Nhật Bản, cựu Chủ tịch Hội Đảng Dân chủ Tự do của Nhật Bản, và hiện đang lãnh đạo phe đối
lập trong Quốc
hội Nhật Bản.
TOKYO - Trung Hoa hiện đang tham gia trong các tranh chấp
cay đắng với Phillipines trên bãi
đá ngầm Scarborough(1) và với quần đảo
Senkaku(2) của Nhật Bản, cả hai đều có vị trí địa lý vượt ra xa ngoài vùng biển
rộng 200 dặm lãnh thổ của Trung Hoa ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Thật vậy,
việc
bành trướng của Trung Hoa như tuyên bố hiện
nay làm nhiều người Châu Á đang tự hỏi những gì sẽ làm hài lòng với những tham vọng vô
biên của Trung Hoa để bảo đảm những "lợi ích cốt lõi" của Trung Hoa. Có phải không có giới hạn của tham vọng
Trung Hoa hay
là có nhận
thức hiện nay của Trung Hoa là muốn phục hồi một
Đế chế Trung Hoa, để làm cho toàn bộ thế giới phải khấu đầu?
Cho đến nay, Trung Hoa đã chính thức gọi Đài Loan, Tây
Tạng và Tân Cương là những
"lợi ích cốt lõi", một cụm từ bao hàm một sự
khẳng định chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ mà sẽ không cho phép bất kỳ sự thỏa hiệp
nào. Trung Hoa hiện thời đang cố gắng áp dụng các thuật ngữ tương tự đối với quần đảo Senkaku trong
tranh chấp với Nhật Bản, và là hiểm họa sát sườn đối với những yêu sách tương tự cho toàn bộ biển Nam Trung Hoa, thực sự là, một số sĩ quan quân đội Trung Hoa đã có mặt ở đây.
Quần đảo Senkaku, nằm ở phía tây Okinawa trên biển Đông Trung Hoa và hiện đang không có người ở, đã sáp nhập vào Nhật Bản bởi chính phủ Minh Trị vào năm 1895. Một thời ở đây,
đã có cư dân thường xuyên làm việc tại một cơ sở sản xuất cá ngừ khô. Năm 1969, Ủy ban Kinh tế của Liên Hợp Quốc khu vực Châu Á và
Viễn Đông (ECAFE) đã hoàn thành một cuộc khảo sát đáy biển của vùng biển Đông
Trung Hoa, và báo cáo có thể có sự hiện diện tài nguyên khoáng sản dưới lòng
đất rộng lớn, bao gồm cả trữ
lượng dầu
hỏa và khí tự nhiên dồi dào gần quần đảo Senkaku. Hai năm qua, Đài Loan và Trung Hoa liên tục lập lại tuyên bố chủ quyền trên các hòn đảo từ năm 1971, nhưng
lập trường của chính phủ Nhật Bản đã luôn luôn khẳng định chủ quyền của Nhật Bản là không bàn cãi.
Trong tháng tư vừa qua, Thống đốc Tokyo, Shintaro Ishihara, một người yêu nước nổi tiếng và ăn nói lưu loát, thông
báo rằng chính quyền đô thị của ông đang có kế hoạch
để có được bốn hòn
đảo của quần đảo Senkaku, sẽ sở hữu tư nhân cho công dân Nhật Bản. Những
tài trợ cho việc mua từ người dân Nhật Bản vượt quá 700 triệu Yên Nhật (tương
đương 8.4
triệu đô la Mỹ).
Trung Hoa phản ứng với đề nghị của ông Ishihara bằng độ nhạy cảm thông thường của họ: từ chối nhận các chuyến thăm dự kiến của con trai ông Ishihara, người đang là Tổng thư ký Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, một đảng đối lập chính của nước Nhật.
Hơn
thế nữa, tại một cuộc họp ở Bắc Kinh hồi đầu tháng này giữa Thủ
tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda và Thủ tướng Trung Hoa Ôn Gia Bảo trong hội nghị
thượng đỉnh ba bên với Hàn Quốc, Ôn Gia Bảo đề cập đến phong trào độc lập trong
khu vực tự trị của
người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và quần đảo Senkaku
trong cùng một ý
nghĩa. "Điều quan
trọng là tôn trọng lợi ích cốt lõi và các vấn đề của mối quan tâm lớn của Trung
Hoa", họ
Ôn nhấn mạnh.
Cho đến thời điểm đó, chính phủ Trung Hoa đã không bao
giờ áp dụng
thuật ngữ "lợi ích cốt lõi" đối với quần đảo Senkaku. Sau tuyên bố của Ôn Gia Bảo, hội nghị thượng đỉnh ba bên
xấu đi. Nó
làm cho cuộc đàm phán song phương giữa Tổng thống Hàn
Quốc Lý
Minh Bác(Lee Myung-bak) đã được chuẩn bị với Chủ tịch Trung Hoa Hồ Cẩm Đào, và cuộc hội đàm
giữa Noda với Hồ, và một cuộc họp dự kiến giữa Chủ tịch Liên
đoàn các Tổ chức Kinh tế Nhật Bản(Keidanren), Hiromasa Yonekura và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Hoa Dương Khiết Trì, cũng
đã được hủy bỏ. Tuyên bố chung được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh đã bị trì
hoãn một ngày, và bỏ qua tất cả các vấn đề liên quan đến Bắc Triều Tiên - một mối quan tâm hàng đầu của cả Nhật Bản và Hàn Quốc.
Các
nhà lãnh đạo Nhật Bản trị một Trung Hoa lỗ mãng không chỉ bằng một lời khiển trách về vấn đề quần đảo Senkaku, mà còn là việc cho đăng cai hội nghị chung
lần thứ tư Đại hội người Duy Ngô Nhĩ trên
toàn Thế giới tại Tokyo vào tháng năm. Trước
đây, các cuộc họp như vậy đã được tổ chức tại Đức và Hoa Kỳ, và lần này, trong đó việc
nhấn mạnh tầm quan trọng bảo vệ quyền con người và bảo
tồn truyền thống, văn hóa, và ngôn ngữ của người Duy Ngô Nhĩ, mà chưa bao giờ Nhật
Bản có bất kỳ cuộc tham dự nào về những trừng phạt hoặc tán
thành chính thức.
Nếu ngoại giao cộc cằn chỉ là biểu hiện duy nhất bằng
tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của bành trướng Trung Hoa, thì
các nhà lãnh đạo châu Á có thể yên ngủ
trong hòa bình. Nhưng thực tế là hải quân Trung Hoa đang ngày
càng hoạt động mạnh
hơn ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), tại quần đảo Senkaku và đặc biệt là bãi đá
ngầm Scarborough, mà còn xung quanh quần đảo Trường Sa mà Việt Nam đã
tuyên bố chủ quyền. Với ngân sách quân sự của Trung Hoa mọc lên như nấm và không minh bạch(secretiveness), mà
sự quyết đoán của họ là tiếng chuông báo động cho các quốc
gia có chung vùng biển Nam Trung Hoa.
Hơn nữa, sự bắt nạt của Trung Hoa đối với Philippines bao gồm không chỉ gửi các tàu chiến đến bãi đá ngầm Scarborough, mà
còn áp dụng hạn chế nhập khẩu sản phẩm
của Phillipines một cách bất ngờ. Và phản ứng của
Trung Hoa đối với Nhật còn hoang tưởng hơn rất nhiều kể từ khi chính phủ đối lập với đảng Dân
chủ Tự do lên cầm quyền ở Nhật Bản.
Các cuộc đấu tranh quyền lực trong Đảng Cộng sản cai trị ở Trung Hoa thông
qua cuộc thanh trừng Bạc Hy Lai, và sự trốn thoát khỏi
sự giam giữ của nhà hoạt động mù Trần Quang Thành(Chen Guangcheng) trong suốt
thời kỳ đàm phán kinh tế với Hoa Kỳ, đã khẳng định dân tộc chủ nghĩa của các
nhà lãnh đạo Trung Hoa thậm chí còn gay gắt hơn bình
thường. Họ không muốn tỏ
ra mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại và đối nội ở Trung Hoa với
những gì được xem là những "lợi ích cốt
lõi".
Cho đến nay, Trung Hoa đã không cho phép các cuộc biểu tình hàng loạt chống lại Nhật Bản và những nước khác mà nó đã từng
được sử dụng trong quá khứ để truyền đạt sự không hài
lòng của Trung
Hoa. Nhưng vấn đề này lại có thể phản ánh trạng thái bồn chồn của các nhà lãnh đạo Trung Hoa trong bối
cảnh của cuộc thanh trừng họ
Bạc: họ không thể đảm bảo rằng một cuộc
biểu tình chống Nhật Bản sẽ không trở thành một cuộc biểu tình chống chính phủ cộng sản đang cai trị độc đoán ở Trung Hoa.
Những
lợi ích cốt lõi thực sự của Trung Hoa là không bành trướng lãnh thổ và quyền bá
chủ trên các nước láng giềng của nó, mà phải ủng hộ các quyền con người và cải thiện phúc lợi của công dân của mình, đó
là lợi ích cốt lõi của thế giới ở Trung Hoa. Tuy nhiên, cho đến khi nào Trung Hoa chấp nhận tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa (Biển
Đông) phải được thảo luận đa phương, để các nước nhỏ hơn
như Philippines và Việt Nam không cảm thấy bị đe dọa, và bành trướng những
“lợi ích cốt lõi” của Trung Hoa sẽ là gốc rễ của sự bất
ổn ở Đông Á.
Bản quyền của
Project - Syndicate 2012
Ghi chú người dịch:
1.
Bãi đá ngầm Scarborough: Tên Trung Hoa là bãi đá ngầm Hoàng Nham. Bãi đá này
thuộc chủ quyền trong hải phận Phillipines cách vịnh Subic 198km về phía Tây.
Nhưng cách đảo Hải Nam Trung Hoa đến 1.100km. Song năm 1979 Trung Hoa đã tuyên
bố là chủ quyền của họ. Hiện nay, Phillipine là nước đang nắm giữ bãi đá chìm
này. Nó có tên là Scarborough là do cuối thế kỹ 18 bãi đá này đã làm chìm một
con tàu buôn có tên Scarborough.
2.
Quần đảo Sekaku:
Tên Trung Hoa quần đảo này gọi là Điếu Ngư Đài. Trước thời Minh Trị quần đảo
này thuộc đế chế Mãn Thanh. Nhưng từ khi Nhật xâm lược Trung Hoa quần đảo này
thuộc về Nhật. Hiện Nhật đang chiếm giữ và thuộc địa phận hành chánh của tỉnh
Okinawa.
Bài viết cùng tác
giả:
Bài viết liên quan
của tác giả khác:
Bài viết của chủ
blog:
No comments:
Post a Comment