Hà Tường
Cát/Người Việt (tổng hợp)
Friday, February 21, 2014 7:35:18 PM
Có lẽ
từ xưa đến nay trên thế giới chưa nhà lãnh đạo quốc gia nào đặt tương lai chính
trị của mình vào một Thế Vận Hội như trường hợp Tổng Thống Vladimir Putin và
Thế Vận Hội Mùa Đông 2014 ở Sochi.
Năm
1936, Hitler sử dụng Thế Vận Hội Berlin vào mục đích tuyên truyền cho Quốc Xã
Đức. Thế Vận Hội Moscow 1980 và Bắc Kinh 2008 cũng là những cơ hội để trình
diễn Liên Xô và Trung Quốc trước thế giới. Nhưng Tổng Bí Thư Leonid
Brezhnev hay Chủ Tịch Hồ Cẩm Đào không can dự bao nhiêu trong hai sự kiện
này.
Trái
lại Tổng Thống Vladimir Putin trực tiếp tham gia mạnh mẽ vào Thế Vận Hội Mùa
Đông 2014, qua các giai đoạn từ vận động để được Ủy Hội Thế Vận Quốc Tế bỏ
phiếu chấp thuận địa điểm tổ chức ở Sochi, cho đến việc thực hiện những công
tác xây dựng chuẩn bị trong đó ngân quỹ nước Nga phải tài trợ một ngân khoản
lớn.Ý chí và tất cả những nỗ lực dành cho sự Sochi khiến các quan sát viên
quốc tế đã phải gọi Sochi là “Thế Vận Hội của Putin”.
Ngoài
ra, là người từng nổi tiếng về các màn biểu diễn cá nhân táo bạo, Tổng
Thống Putin cũng đã hiện diện ở Sochi thường xuyên hơn bất cứ nhà lãnh
đạo nào khác trong một kỳ thế vận hội tổ chức tại nước mình. Phát ngôn viên
Mark Adams của IOC (Ủy Hội Thế Vận Quốc Tế) nói: “Rõ ràng ông ta là một
'fan' thể thao có cỡ”. Sự xuất hiện như thế cũng tạo ra đuọc với người
nước ngoài hình ảnh tốt đẹp hơn về một nhà lãnh đạo đôc tài nghiêm khắc. Josh
Straub, du khách Canada đến từ Red Deer, Albeta, sau khi gặp Putin tới thăm
đoàn Canada, nói: “Lần đầu tiên tôi nhìn thấy ông ta cười vui vẻ”. Nhưng Livia
Rickli đến từ Amsterdam, nghĩ khác: “Ở Hòa Lan đồng tính là chuyện bình thường,
chúng tôi không tìm thấy những bạn như thế ở Sochi. Ông Putin xuất hiện đột
ngột và tỏ ra dễ thương ở đây không chứng tỏ được điều gì hết”.
Dư
luận quốc tế phản đối Nga nhiều chuyện về chế độ và chính sách quốc nội cũng
như quốc ngoại của ông Putin và tình trạng nhân quyền. Đằng sau đó
còn có tâm lý không ưa Nga của Tây Phương trải qua lịch sử từ thời đại các
Nga Hoàng cho đến thời kỳ cộng sản Liên Xô. Vì vậy người ta cũng tìm thấy những
lý do để phê phán chống “Thế Vận Hội của Putin”, từ vấn đề hạn chế quyền
đồng tính cho đến những chuyện tham nhũng trong tổ chức “Thế Vận Hội đắt tiền
nhất thế giới, hơn $50 tỷ”, và nhiều lý do khác. Tuy là không công khai, nhưng
rất nhiều người mong thấy Thế Vận Hội Sochi không thành công cách này hay cách
khác.
Thế
Vận Hội Sochi có một vai trò quan trọng trong chiến lược của Tổng Thống Putin.
Sự thành công là một phương cách củng cố quyền lực cho ông, để kiến tạo hình
ảnh tốt đẹp về ông qua nhãn quan quốc nội và quốc tế, đặc biệt là để chứng minh
rẳng dưới sự lãnh đạo của ông, một nước Nga mói, hùng mạnh, đầy đủ tiềm
năng, đang trở lại vị trí cường quốc hàng đầu thế giới.
Thành công không ở thành tích của phái đoàn vận đông viên Nga tính theo tổng số huy chương chiếm được, và so sánh với Hoa Kỳ cùng các nước khác, như trong những Thế Vận Hội thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Thành công của Sochi như ý định của ông Putin căn cứ trên diễn tiến êm ả trong 17 ngày, không xảy ra biến cố gì nghiêm trọng như khủng bố phá hoại hoặc rắc rối về mặt tổ chức. Đến nay Thế Vận Hội Mùa Đông ở Sochi chỉ còn lại hai ngày nữa là đến lễ bế mạc, và có lẽ mục tiêu sẽ đạt được.
Thành công không ở thành tích của phái đoàn vận đông viên Nga tính theo tổng số huy chương chiếm được, và so sánh với Hoa Kỳ cùng các nước khác, như trong những Thế Vận Hội thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Thành công của Sochi như ý định của ông Putin căn cứ trên diễn tiến êm ả trong 17 ngày, không xảy ra biến cố gì nghiêm trọng như khủng bố phá hoại hoặc rắc rối về mặt tổ chức. Đến nay Thế Vận Hội Mùa Đông ở Sochi chỉ còn lại hai ngày nữa là đến lễ bế mạc, và có lẽ mục tiêu sẽ đạt được.
Để
thể hiện tinh thần thân hữu, Tổng Thống Putin trong thời gian vứa qua ở Sochi
đã đến thăm nơi cư trú của các vận động viên, gặp phái đoàn Canada, Hoa Kỳ, Âu
Châu và nhiều phái đoàn khác. Tại khu nhà của phái đoàn Thụy Sĩ, khi một phóng
viên nêu câu hỏi về việc ân xá tỷ phú dầu lửa Mikhail Khodorkovsky mới đây, một
trong những vụ án tai tiếng gây nhiều tranh luận trong nhiệm kỳ của Tổng Thống
Putin, ông có cơ hội để “quạt” lại người phóng viên thiếu khôn ngoan này: “Hy
vọng rằng ông đừng bao giờ liên kết thể thao với chính trị”.
Ông
Putin đến Sochi vì thể thao thật, ông dự khán nhiều cuộc tranh tài trong đó có
những lần vận động viên Nga đoạt huy chương. Tính tới ngày Thứ Sáu 21 tháng 2,
Nga đứng hạng nhì về tổng số huy chương ba loại vàng-bạc-đồng, sau Hoa Kỳ
(26/27) cũng như hạng nhì về huy chương vàng sau Na Uy (9/10). Hôm Thứ Năm nữ
vận động viên trượt băng nghệ thuật Adelina Sotnikova đoạt huy chương vàng cho
phụ nữ Nga lần đầu tiên trong lịch sử thế vận. Tổng Thống Putin qua website cúa
điện Kremlin hôm Thứ Sáu đưa ra bản thông cáo ca ngợi Sotnikova “là niềm hãnh
diện của nước Nga”.
Nhưng
chiến thắng của cô gái Nga 17 tuổi cũng làm buồn lòng dân chúng Nam Hàn, họ đã
tin tưởng ngôi sao trượt băng nghệ thuật Kim Yuna 23 tuổi của nước họ chắc chắn
sẽ chiếm huy chương vàng. 1.7 triệu người Nam Hàn đã ký kiến nghị trên mạng yêu
cầu IOC xét lại việc ban giám khảo cho Yuna kém Sotnikova 5.48 điểm. Theo họ,
trong ban giám khảo 9 người có một người Nga đã cho điểm Sotnikova cao hơn hẳn.
Theo thủ tục, các bản cho điểm không ghi tên của giám khảo, nhưng những người
phản đối vẫn tin rằng “có ảnh hưởng của ông Putin” trong vụ này !
Thật
ra việc này chẳng quan trọng gì với ông Putin, vì như đã nói mục tiêu của
ông nhắm tới chỗ khác. Vả lại không phải lúc nào ông Putin cũng quan tâm với
chuyện nhìn thấy gà của mình thắng và từng nhiều lần nhắc lại câu "Thể
thao là thể thao". . Ông đã thấy đội hockey Mỹ thắng Nga qua màn 'shoot
out'. Sau đó cả Tổng Thống Putin và Thủ Tướng Dmitri Medvedev cùng ngồi
xem Nga đấu với Phần Lan, kết quả đội Phần Lan được xem là yếu hơn, đã
loại Nga. Và rồi đội hockey Hoa Kỳ cũng đã bị đôi Canada loại với tỷ số 1-0.
Nhưng
trong khi Thế Vận Hội Sochi còn chưa kết thúc thì xảy ra vụ bạo động đổ máu ở
Kiev, Ukraine, giữa cảnh sát và người biểu tình chống Tổng Thống Victor
Yanukovych. Sự việc này rất quan trong với Nga, vì từ lâu Nga vẫn tích cực
giữ Ukraine trong vòng ảnh hưởng của mình và tìm cách ngăn chặn Ukraine
quan hệ chặt chẽ với Tây Phương để có thể gia nhập Liên Âu và khối NATO. Chính
việc Tổng Thống Yanukovich khước từ thỏa hiệp với Tây Phuong và quay về phía Nga
đã châm ngòi cho cuộc biểu tình bắt đầu từ tháng 11. Về tầm chiến lược, Ukraine
quan trọng với Nga hơn Sochi rất nhiều nhưng vụ khủng hoảng xảy ra đúng vào lúc
Sochi chưa kết thúc, do đó có lẽ Nga cũng cần tạm thời chấp thuận để mau chóng
giải quyết êm ả.
Hôm
Thứ Sáu, với sự trung gian của 3 ngoại trưởng Đức, Pháp, Ba Lan và đại biểu
Nga, qua cuộc thảo luận liên tục suốt hai ngày một đêm, TổngThống Yanukovych và
các lãnh tụ đối lập đã ký kết bản thỏa hiệp chấm dứt xung đột, trong đó có điều
kiện Ukraine áp dụng trở lại bản hiến pháp cũ và Tổng Thống bị giảm nhiều quyền
hạn.
Đêm
Thứ Năm, Tổng Thống Mỹ Barack Obama, Thủ Tướng Đức Angela Markel và Tổng Thống
Nga Vladimir Putin có cuộc hội đàm qua điện thoại. Tổng Thống
Ukraine cũng liên tục tiếp xúc với ông Putin ở Sochi trong thời gian này, do đó
người ta tin rằng ông Putin đã chấp thuận biện pháp dàn xếp mau chóng ở
Ukraine. Nhưng trưa Thứ Sáu, đại biểu Nga không tham dự lễ ký kết, nói là thỏa
hiệp do Tây Phương áp lực còn nhiều điểm không hợp lý và thiếu sót, đây có thể
chỉ là một cách để ngỏ cửa cho Nga đặt thêm những điều kiện sau
này. (HC)
No comments:
Post a Comment